Ví dụ về sáng chế và giải pháp hữu ích

Mục lục bài viết

  • 1. Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích
  • 2. Giải pháp kỹ thuật là gì ?
  • 3. Điều kiện bảo hộ sáng chế
  • 3.1. Sáng chế có tính mới
  • 3.2. Sáng chế có trình độ sáng tạo
  • 3.3. Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp
  • 4. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

1. Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Cả hai đều có các điểm giống nhau như sau

- Đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng v.v.

- Cả sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

>> Xem thêm: Lạm phát là gì ? Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát lạm phát

Tuy nhiên chúng có điểm khác nhau cơ bản như sau

Mặc dù bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng, nhưng không thể đồng nhất giải pháp hữu ích với sáng chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh:

- Yêu cầu về tính sáng tạo của sáng chế khắt khe hơn so với giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích được bảo hộ khi có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì Sáng chế được bảo hộ ngoài 2 điều đó ra còn phải đáp ứng được trình độ sáng tạo

- Thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

- Đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

>> Xem thêm: Ưu điểm, khuyết điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam và giải pháp

Bên cạnh đó Sáng chế là đối tượng của quyền sử dụng trước [căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009] còn Giải pháp hữu ích không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước

2. Giải pháp kỹ thuật là gì ?

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật [ứng dụng các quy luật tự nhiên] nhằm giải quyết một nhiệm vụ [một vấn đề] xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

[i] Sản phẩm:

- sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu [đặc điểm] kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng [công dụng] như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc

- sản phẩm dưới dạng chất [gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất], ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu [đặc điểm] kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng [công dụng] như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

[ii] Quy trình hay phương pháp [quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.] được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu [đặc điểm] về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp,phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

>> Xem thêm: Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân, tác động ô nhiễm không khí tại Hà Nội, đề xuất các giải pháp

3. Điều kiện bảo hộ sáng chế

Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Có tính mới;

b] Có trình độ sáng tạo;

c] Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Có tính mới;

>> Xem thêm: Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam

b] Có khả năng áp dụng công nghiệp”

Các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định chi tiết dưới đây, cụ thể như sau

3.1. Sáng chế có tính mới

Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định sáng chế có tính mới nếu:

- Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Lưu ý: Quy định này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

3.2. Sáng chế có trình độ sáng tạo

Căn cứ Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi đáp ứng những điều sau:

>> Xem thêm: Phân tích đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam ? Giải pháp phát triển quan hệ lao động

- Nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

- Việc đánh giá trình độ sáng tạo được thể hiện thông qua các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Lưu ý: Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

3.3. Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp

Theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Có thể thực hiện được hiểu là gì:

- Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng , đầy đủ, đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng , khai thác hoặc thực hiện giải pháp đó

- Việc tạo ra, sản xuất ra , sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả

4. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

>> Xem thêm: Xung đột pháp luật là gì ? Nguyên nhân, giải pháp giải quyết xung đột pháp luật

Theo đó, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là những đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa SC theo quy định tại Điều 58. Bao gồm:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ là những đối tượng không đảm bảo đầy đủ được khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

Bởi vì: những đối tượng trên không thể được áp dụng trực tiếp trên đời sống, như phát minh, về bản chất, phát minh là việc nhận ra những quy luật tồn tại một cách khách quan. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, sáng chế có thể cũ đi, giá trị giảm dần theo thời gian, trong khi đó phát minh, hay lỹ thuyết khoa học, phương pháp toán học lại tồn tại mãi mãi, là cơ sở để từ tạo ra sáng chế.

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin: những đối tượng này rõ ràng chỉ là sự thuần tuý thể hiện thông tin chứ không phải là một giải pháp kỹ thuật, tức là chúng cũng không có khả năng ứng dụng công nghiệp. Hơn nữa, các đối tượng như “Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính” được bảo hộ theo quyền tác giả.

3. Giống thực vật, giống động vật; quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh. Vì những đặc thù khác biệt của các đối tượng này mà nó không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm, trong khi đó có những giống cây trồng mà thời hạn khai thác của nó lên đến trên 20 năm thì rõ ràng bảo hộ sáng chế là không đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu. Để đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình, việc bảo hộ với giống cây trồng sẽ theo một hệ thống riêng biệt do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Và Luật SHTT cũng giành hẳn một chế định riêng để quy định về vấn đề này.

4. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. đây là các đối tượng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống của cả cộng đồng và xã hội, vì vậy nên vì mục đích nhân đạo liên quan trực tiếp đến lợi ích cộng đồng, các đối tượng này cần phải được mở rộng phạm vi sử dụng. Do vậy, không thể thương mại hoá hay tư nhân hoá các đối tượng này được.

Ngoài ra, những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh [theo khoản 1 Điều 8 Luật SHTT] cũng là những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Bởi vì những giải pháp này có liên quan trực tiếp đến quốc phòng, an ninh của đất nước; cũng như cuộc sống và sức khoẻ của cả cộng đồng, nên vì mục đích bảo vệ quốc phòng an ninh các đối tượng này không được phép bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.

Luật Minh Khuê[sưu tầm & biên tập]

>> Xem thêm: Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề