Điền vào chỗ trống cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể giống nhau về

Các gen bao gồm DNA. Chiều dài của gen quy định độ dài của protein được gen mã hóa. DNA là một chuỗi xoắn kép, trong đó các nucleotide [các bazơ] liên kết với nhau:

  • Adenine [A] liên kết với thymine [T]

  • Guanine [G] liên kết với cytosine [C]

DNA được phiên mã trong quá trình tổng hợp protein, trong đó một sợi ADN được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp RNA thông tin [mRNA]. RNA có các base như DNA, ngoại trừ uracil [U] thay thế thymine [T]. mRNA di chuyển từ nhân đến tế bào chất và sau đó đến ribosome, nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. RNA vận chuyển [tRNA] mang các axit amin đến ribosome, và gắn axit amin vào chuỗi polypeptide đang phát triển theo một trình tự xác định bởi mRNA. Khi một chuỗi axit amin được lắp ráp, nó tự gấp nếp cuộn xoắn để tạo ra một cấu trúc protein ba chiều phức tạp dưới ảnh hưởng của các phân tử đi kèm lân cận.

DNA được mã hóa bằng mã bộ ba, chứa 3 trong số 4 nucleotides A, T, G, C. Các axit amin cụ thể được mã hóa bởi các mã bộ ba xác định. Vì có 4 nucleotide, nên số lượng mã bộ ba có thể có là 43 [64]. Tuy nhiên chỉ có 20 axit amin, nên có một số mã bộ ba dư thừa. Bởi vậy, một số mã bộ ba cùng mã hóa một axit amin. Các bộ ba khác có thể mã hóa các yếu tố mở đầu hoặc kết thúc quá trình tổng hợp protein và sắp xếp, lắp ráp các axit amin.

Gen bao gồm exon và intron. Exons mã hóa cho các axit amin cấu thành protein. Còn introns chứa các thông tin chi phối việc kiểm soát và tốc độ sản xuất protein. Exons và intron cùng được sao chép vào mRNA, nhưng các đoạn được sao chép từ intron được loại bỏ sau đó. Nhiều yếu tố điều hòa việc phiên mã, bao gồm RNA antisense, được tổng hợp từ chuỗi DNA không được mã hoá thành mRNA. Ngoài DNA, các nhiễm sắc thể chứa histon và các protein khác cũng ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen [protein và số lượng protein được tổng hợp từ một gen nhất định].

Kiểu gen cho biết thành phần và trình tự di truyền cụ thể; nó quy định những protein nào được mã hóa để sản xuất.

Ngược lại, bộ gen nói đến toàn bộ thành phần tất cả của các nhiễm sắc thể đơn bội, bao gồm các gen mà chúng chứa.

Kiểu hình hướng tới biểu hiện cơ thể, sinh hóa và sinh lý của một người - nghĩa là, làm thế nào các tế bào [hay cơ thể] thực hiện chức năng. Kiểu hình được xác định bởi loại và số lượng protein tổng hợp, tức là, sự biểu hiện của các gen ra môi trường như thế nào. Kiểu gen cụ thể có thể có hoặc không tương quan tốt với kiểu hình.

Biểu hiện đề cập đến quá trình điều hòa thông tin được mã hoá trong một gen được dịch mã từ một phân tử [thường là protein hoặc RNA]. Sự biểu hiện gen phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trạng đó trội hay lặn, mức ngoại hiện và biểu hiện của gen [xem Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen ], mức độ phân hóa mô [xác định theo loại mô và tuổi], các yếu tố môi trường, giới tính hoặc sự bất hoạt của nhiễm sắc thể và các yếu tố khác chưa biết.

Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện gen mà không thay đổi trình tự bộ gen được gọi là các yếu tố biểu sinh.

Sự hiểu biết về nhiều cơ chế sinh hóa điều chỉnh sự biểu hiện gen ngày càng rõ ràng. Một cơ chế là sự thay đổi việc nối exon [còn gọi là quá trình trưởng thành mRNA]. Trong phân tử mRNA mới được tổng hợp, các intron được loại bỏ, từng đoạn exon được tách ra riêng biệt, và sau đó các exon lắp ráp theo nhiều trật tự khác nhau, dẫn đến nhiều loại mRNA khác nhau và có khả năng dịch mã ra nhiều protein từ cùng chung một mã gen ban đầu. Số lượng protein được tổng hợp trong cơ thể con người có thể lên đến > 100.000 mặc dù hệ gen của con người chỉ có khoảng 20.000 gen.

Các cơ chế trung gian biểu hiện gen khác bao gồm các phản ứng methyl hóa DNA và phản ứng của histone như methyl hóa và acetyl hóa. DNA methyl hóa có xu hướng làm bất hoạt một gen. Chuỗi DNA cuộn xoắn quanh quả cầu histone. Sự methyl hóa histone có thể làm tăng hoặc giảm số lượng protein được tổng hợp từ một gen cụ thể. Sự acetyl hóa histone liên quan đến việc giảm biểu hiện gen ra bên ngoài. Sợi DNA không được phiên mã để hình thành mRNA cũng có thể được sử dụng như một khuôn mẫu để tổng hợp RNA, kiểm soát quá trình phiên mã của sợi đối diện.

Một cơ chế quan trọng khác liên quan đến microRNAs [miRNAs]. MiRNA ngắn, hình dạng như chiếc kẹp tóc [các trình tự RNA khi liên kết với nhau] RNA này ức chế sự biểu hiện gen sau khi phiên mã. MiRNA có thể tham gia vào việc điều chỉnh đến 60% protein đã phiên mã.

Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

Một nhiễm sắc thể thường là một nhiễm sắc thể mà không phải là một nhiễm sắc thể giới tính. Các nhiễm sắc thể của một cặp nhiễm sắc thể thường trong một tế bào lưỡng bội luôn đồng dạng, không giống như ở trong các cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể có cấu trúc khác nhau. DNA trong nhiễm sắc thể thường thì nói chung được biết đến với tên gọi atDNA hoặc auDNA [autosome DNA].

Nhiễm sắc thể giới tính là một loại nhiễm sắc thể khác với một nhiễm sắc thể thường ở hình dạng, kích thước và chức năng. Nhiễm sắc thể giới tính của con người, một cặp nhiễm sắc thể giới tính thông thường của động vật có vú, quyết định giới tính của một cá nhân được tạo ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Nhiễm sắc thể bình thường khác với nhiễm sắc thể giới tính bởi vì nhiễm sắc thể bình thường xuất hiện theo cặp mà các thành tố của nó đều có cùng dạng nhưng khác các cặp khác trong một tế bào lưỡng bội, trong khi đó các thành tố của một cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể khác nhau và do đó quyết định giới tính.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Bài tập Nhiễm sắc thể NST có lời giải

Câu 1: NST là cấu trúc có ở

   A. Bên ngoài tế bào

Quảng cáo

   B. Trong các bào quan

   C. Trong nhân tế bào

   D. Trên màng tế bào

Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:

   A. Hình que

   B. Hình hạt

   C. Hình chữ V

   D. Nhiều hình dạng

Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

   A. Vào kì trung gian

Quảng cáo

   B. Kì đầu

   C. Kì giữa

   D. Kì sau

Câu 4: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

   A. một crômatit

   B. một NST đơn

   C. một NST kép

   D. cặp crômatit

Câu 5: Thành phần hoá học của NST bao gồm:

   A. Phân tử Prôtêin

   B. Phân tử ADN

   C. Prôtêin và phân tử ADN

   D. Axit và bazơ

Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

   A. Biến đổi hình dạng

   B. Tự nhân đôi

   C. Trao đổi chất

   D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 7: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

   A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ

   B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

   C. Luôn co ngắn lại

   D. Luôn luôn duỗi ra

Câu 8: Cặp NST tương đồng là:

   A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.

   B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.

   C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.

   D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.

Quảng cáo

Câu 9: Bộ NST 2n = 48 là của loài:

   A. Tinh tinh

   B. Đậu Hà Lan

   C. Ruồi giấm

   D. Người

Câu 10: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:

   A. Có hai cặp NST đều có Hình que

   B. Có bốn cặp NST đều Hình que

   C. Có ba cặp NST Hình chữ V

   D. Có hai cặp NST Hình chữ V

Câu 11: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 12: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

   A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực

   B. Hợp tử.

   C. Tế bào sinh dục chín

   D. Tế bào sinh dục sơ khai

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?

   A. Crômatit chính là NST đơn.

   B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.

   C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.

   D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 14: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh

   A. mức độ tiến hoá của loài.

   B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

   C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

   D. số lượng gen của mỗi loài.

Câu 15: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

   A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.

   B. số lượng, hình thái NST.

   C. số lượng, cấu trúc NST.

   D. số lượng không đổi.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C 4. B 7. B 10. D 13. A
2. D 5. C 8. A 11. B 14. C
3. C 6. B 9. A 12. A 15. A

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

cau-tao-nhiem-sac-the.jsp

Video liên quan

Chủ Đề