So sánh hợp tác xã với công ty hợp danh

Bài viết được biên soạn từ chuyên mục Tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý

-Bộ luật dân sự

-Luật doanh nghiệp 2014

Nội dung

Giống nhau:

- Được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm

- Không được phát hành chứng khoán

Khác nhau:

>> Xem thêm: Công ty hợp danh là gì ? Đặc điểm, đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh

Tiêu chí

Công ty hợp danh

Tổ hợp tác

Khái niệm

- là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

  • tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban cấp xã của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm

Tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Trách nhiệm dân sự

1. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

2. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

Hạn chế của thành viên

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;

Tiếp nhận thành viên, tổ viên

1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.

3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác.

1. Điều kiện kết nạp tổ viên: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác.

2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới:

a] Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ;

b] Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngành, nghề và phạm vi kinh doanh

hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác.

Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

1. Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác. Các tổ viên tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng tổ hợp tác.

2. Trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành. Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cách thức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viên tổ hợp tác.

3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bản họp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

Triệu tập họp

Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp

2. Tổ trưởng tổ hợp tác triệu tập họp tổ bất thường khi:

a] Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải họp tổ để giải quyết;

b] Có yêu cầu của đa số tổ viên hoặc đa số thành viên ban điều hành [nếu có].

Biểu quyết

1. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

a] Phương hướng phát triển công ty;

b] Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

c] Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

d] Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

đ] Quyết định dự án đầu tư;

e] Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

g] Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

h] Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

i] Quyết định giải thể công ty.

2. Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Biểu quyết theo đa số;

Giải quyết tranh chấp

giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền

1. Tranh chấp giữa các tổ viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được tiến hành hoà giải tại tổ hợp tác; trường hợp không hoà giải được thì tranh chấp đó được giải quyết thông qua cộng đồng thôn, bản, tổ hòa giải cấp xã hoặc khởi kiện ra toà án.

2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác thì tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chấm dưt hoạt động

Chấm dứt hoạt động theo thủ tục giải thể hoặc phá sản

Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a] Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

b] Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;

c] Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác;

d] Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

Mong rằng bài viết này có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bản chất của hai loại hình này và có sự lựa chọn đúng đắn.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

Video liên quan

Chủ Đề