Điểm khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu 3 sự khác biệt trong văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam bao gồm : phân loại rác, môn thể thao quốc dân và cách xưng hô, gọi tên khi giao tiếp.

Và ở bài viết kì 2 này mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn 3 sự khác biệt trong văn hóa nữa giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Tần suất liên lạc với gia đình

Ở Việt Nam con cái luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cha mẹ.Cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái từ bữa ăn giấc ngủ đến chọn trường lớp, lo công ăn việc làm và lập gia đình.

Các bậc cha mẹ ở Nhật Bản cũng yêu thương con cái hết mực nhưng so với Việt Nam ta thì có một số điểm khác biệt.Đó chính là tần suất liên lạc với con cái.

Ở Việt Nam kể cả sau khi tốt nghiệp cấp 3 đi làm hay lập gia đình thì con cái cũng sẽ thường xuyên liên lạc và về thăm cha mẹ một số lần trong năm.Giữ liên lạc sẽ giúp cả cha mẹ và con cái hiểu được tình hình cuộc sống của nhau.

Còn ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp cấp 3 con cái thường bắt đầu cuộc sống tự lập.Tự thuê nhà đi làm thêm và lo một phần chi phí sinh họat.Nếu không có gì thay đổi lớn hoặc không có vấn đề gì cần thiết thì con cái cũng sẽ không chủ động liên lạc với bố mẹ.

Quan điểm của người Nhật đó là nếu không liên lạc tức là không có chuyện gì, có thể yên tâm vì con cái mình vẫn đang khỏe mạnh và công tác tốt.Một số người Nhật mà mình quen có chia sẻ họ vài tháng mới liên lạc với gia đình một lần và đã nhiều năm không về thăm nhà.

Phương tiện giao thông

Một sự khác biệt lớn trong văn hóa mà bạn sẽ nhận ra ngay khi đặt chân tới đất nước Nhật Bản đó chính là phương tiện giao thông.

Ở Việt Nam phương tiện giao thông cá nhân chính đó là xe máy.Xe máy xuất hiện ở mọi nơi từ nông thôn tới thành thị với đủ thương hiệu và giá tiền khác nhau.Theo số liệu thống kê thì số lượng xe máy ở Việt Nam bằng khoảng một nửa so với dân số quốc gia.Một con số thật sự quá lớn phải không nào.

Như các bạn đã biết thì Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô thuộc top đầu thế giới với các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Toyota, Matsuda.Chính vì là sản phẩm tự sản xuất được nên giá của một chiếc ô tô tại Nhật Bản không quá cao so với thu nhập trung bình của người dân.

Do đó không lạ khi phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu ở Nhật Bản là ô tô.Bạn có thể dễ dàng sở hữu một chiếc ô tô bằng cách đăng kí trả góp và nếu bạn mua xe cũ thì giá cực kì ưu đãi.

Nói về phương tiện giao thông công cộng thì ở Việt Nam phải nói đến xe buýt.Đây là phương tiện quen thuộc của nhiều học sinh,sinh viên và đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân hiện nay.Ngoài ra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay đang xây dựng hệ thống tàu điện.Hi vọng hệ thống tàu điện này sẽ sớm hoàn thiện và đi vào sử dụng trong thời gian tới.

Ở Nhật Bản phương tiện giao thông công cộng chính đó là tàu điện.Mạng lưới tàu điện ở Nhật Bản cực kì phức tạp, với rất nhiều loại khác nhau.Có tàu điện chạy trên cao, tàu điện chạy trên mặt đất và cả tàu điện chạy dưới lòng đất nữa.Tàu điện nối liền tất cả các tỉnh thành của Nhật Bản lại với nhau và bạn có thể di chuyển dễ dàng tới hầu hết các địa điểm bạn mong muốn bằng cách sử dụng tàu điện.

Mối quan hệ với hàng xóm

Ở Việt Nam mối quan hệ giữa những gia đình sống gần nhau khá thân thiết.Ngày ngày các bà hàng xóm sang nhà nhau nói chuyện, chia sẻ cho nhau những đồ ăn ngon hay những ông hàng xóm rủ nhau nhậu tại gia là những hình ảnh quen thuộc, đặc biệt là ở các vùng quê của Việt Nam.

Đôi khi sự thân thiết này cũng tạo ra những rắc rối không nhỏ nhưng đó là sự một phần văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.Còn ở Nhật Bản thì sao ?

Ở Nhật Bản mọi người ai cũng bận công việc từ sáng tới tối và hầu như rất ít thời gian dành cho bản thân.Nếu có thời gian mọi người sẽ dành ra để làm những công việc mình yêu thích hoặc dành thời gian bên gia đình là chủ yếu.Hơn nữa người dân Nhật Bản rất coi trọng sự riêng tư của người khác và tránh làm ồn làm phiền đến người khác.

Do đó bạn sẽ khó thấy được sự thân thiện từ những người hàng xóm sống xung quanh mình như ở Việt Nam.Nhiều bạn sống ở Nhật nhiều năm cũng không biết mặt mũi những người hàng xóm sống cùng tòa nhà là chuyện hết sức bình thường.

Kết luận

Qua bài viết lần này mình đã giới thiệu đến các bạn 3 sự khác biệt trong văn hóa nữa giữa Nhật Bản và Việt Nam.Trong đó sự khác biệt về phương tiện giao thông là điều bạn sẽ dễ dàng thấy được qua tivi, sách báo hay ngay khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản.

Hai sự khác biệt còn lại như tần suất liên lạc của con cái với gia đình và mối quan hệ với hàng xóm bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nếu như bạn sống ở Nhật Bản một thời gian.

このテーマの前回の記事では、日本とベトナムの文化の違い3つについて書きました(ごみの分類、盛んなスポーツ、人の名前の呼び方について)。 今回の2番目の記事でも、引き続き、日本とベトナムの文化の違い3つを挙げていきます。

Bản quyền bài viết thuộc về công ty Tsukasa-Shouji tại Nhật Bản.Vui lòng không sao chép và sử dụng nội dung [ kể cả đã dẫn nguồn ] khi chưa có sự đồng ý của phía công ty.Xin cảm ơn.

Nhật Bản đang là quốc gia có số lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trên thế giới, bên cạnh đó thị trường XKLĐ nước này cũng đang dẫn đầu về số lượng lao động Việt tham gia. Đã bao giờ bạn cảm thấy lạc lõng khi không thể hòa nhập với một đám đông người Nhật, hoặc mất đi công việc vốn có vì bất đồng ý kiến với chủ Nhật. Hãy cùng chúng tôi khám phá sự khác nhau giữa con người 2 nước để có thể hiểu, biết cách xử lý và cùng nhau hợp tác phát triển nhé!

I. 7 điểm khác nhau giữa người Việt và người Nhật
 


1. Văn hóa làm việc

Người Nhật

Người Nhật khi làm việc, hay bất kỳ làm chuyện gì trong cuộc sống cũng thường rất hay lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc.

Ví dụ: ngay cả việc đi chơi, họ cũng lên kế hoạch cụ thể: từ mấy giờ đến mấy giờ, đi đâu, làm gì...Việc lên kế hoạch chi tiết là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp cho chúng ta quản lý mọi việc một cách dễ dàng những cũng có nhược điểm là, khi có thay đổi gấp, hay thay đổi trong khoảng thời gian không có thời hạn thì họ thườnglúng túng và khó quyết định.

Người Việt

Trong khi đó, nếu so sánh sẽ thấy người Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc thích ứng nếu có sự thay đổi. Có nhiều thay đổi liên tục như kiểu người Nhật sẽ nghĩ :"Tại sao bây giờ mới nói?", thì điều này với người Việt lại có thể đối ứng một cách dễ dàng.

Thay vào đó, người Việt lại luôn có xu hướng bắt đầu công việc ở mức sát deadline. Ví dụ như cho cùng một công việc, cùng kỳ hạn trong vòng hai tuần phải hoàn thành, thì người Nhật sẽ làm xong công việc đó trong vòng một tuần đầu tiên, tuần tiếp theo là dành cho việc chỉnh sửa và hoàn thiện.

Còn người Việt sẽ không hoàn thành công việc đó trong tuần đầu mà cố gắng hết sức ở tuần cuối. Kể cả khi có vấn đề phát sinh, họ sẵn sàng thức đêm để hoàn thành công việc.

2. Trong các mỗi quan hệ công việc.

Người Nhật

Người Nhật có xu hướng tránh làm mất lòng người khác, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào. Ví dụ, khi được rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng .

Người Việt

Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là không muốn đi vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

3. Nguyên tắc về thời gian

Người Nhật

Một điều dễ nhận thấy là người Nhật rất đúng giờ – đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản.

Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố.

Xem thêm:

>> 11 điều khiến cả thế giới nể phục phong cách làm việc của người Nhật

>> Thần dược trường thọ của người Nhật - Natto

Người Việt

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn năm bảy phút là chuyện thường tình. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn về điều đó bởi nó đã ăn sâu vào nếp sống. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được lưu tâm.

4. Vị trí xã hội giữa nam giới và nữ giới


Người Nhật Điều đặc biệt trong xã hội Nhật, khi mà người phụ nữ rất ít đi làm và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức vụ cao như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng rất ít. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng học cao, làm ở công ty tốt, sau khi kết hôn thì nghỉ làm.

Đây là một sự lãng phí nguồn lực lao động. Cùng với việc hô hào thu hút lao động chất lượng cao nước ngoài vào Nhật để bù đắp cho sự giảm dân số lao động, Nhật nên tạo điều kiện hơn nữa cho những phụ nữ đi làm như nam giới.


Người Việt Tại Việt Nam, số lượng nữ giới tham gia làm việc, quản lỹ và có các vị trí cao trong nhà nước ngày càng nhiều. Cùng với đó vai trò của người đàn ông cũng ngày càng cân bằng. Đàn ông có thể phụ giúp vợ chuyện dọn dẹp gia đình là chuyện rất bình thường, người phụ nữ vừa làm việc nhà nước, vừa đảm đnag công việc gia đình.

Nếu các bạn sang Nhật, sinh sống tại đây lâu sẽ thấy, đàn ông Nhật rất khô khan họ sẽ chỉ tập trung cho làm việc, chẳng mấy khi về nhà, nhiệm vụ chính của họ đi làm và gửi tiền về nhà còn mọi thứ khác họ sẽ không quan tâm. Phụ nữ Nhật cũng vậy, họ chỉ cần tiền và lo cho con cái, quả thật rất khác với đất nước mình, Việt Nam sẽ thiên về tình cảm hơn.

5. "Tư tưởng cá  nhân" và "gắn kết tập thể"

Nhật Bản

“Điều Nhật khác Việt Nam” tiếp theo này rất đặc biệt. Đó là ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh có đồng phục- trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giầy, chải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Để sống hoà hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – khả năng hoà nhập và đôi khi là phải cố hùa theo xung quanh mệt mỏi. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ.

Việt Nam

Ở Việt Nam nếu bạn không nổi bật, bạn sẽ khó có thể làm việc

Còn ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Tư tưởng cá nhân của người Việt cũng mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt động. Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ.

Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có 1 tập thể lớn mạnh.

6. Việc đối xử với thú nuôi

Người Nhật dẫn chó mèo đi chơi nhiều hơn dẫn người đi chơi. Đối những con vật nhỏ, họ còn cho vào xe đẩy, cắt tóc 3 chỏm, cho ăn mặc chỉnh tề và đưa đi chơi.

Đảo mèo và đảo thỏ tại Nhật Bản, nơi đây động vật sinh sống và tự do đi lại khắp đảo

Người Nhật luôn đi cùng thú nuôi để dẫn nó đi vệ sinh đúng nơi quy định. Khác với quan điểm thả rông của người Việt.

7. Quan điểm nuôi trẻ con

Trong khi người Việt thường hay có tâm lý “xót con”, kiểu như thấy con ngã hoặc bị trầy xước thì “Ối trời, con tôi!” hay “Đánh chừa cái đường làm con đau này”, thì người Nhật lại hành xử ngược lại, kiểu “Con ngã thì tự đứng dậy đi chứ”.

Người Nhật luôn đề cao tinh thần cạnh tranh của các con mình: Hai anh em có thể đánh nhau, cào nha thoải mái. Bố mẹ đừng ngoài còn cười kiểu như: “Mẹ thằng ku đặt cửa cho đứa nào? Tôi là tôi ưng thằng em lắm. Bé thế mà có chí khí!!!”, còn người Việt anh trai, chị gái mà bắt nạt em thì “Cứ liệu cái thần hồn”…

II. "Người Nhật tốt hay không tốt"

Phần nhiều người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật đều trải nghiệm giao thông bằng tàu điện. Ở Nhật, chi phí bảo dưỡng bãi đỗ xe, trạm đổ xăng rất cao nên không chỉ du học sinh mà hầu hết người dân Nhật đều sử dụng tàu điện.

Văn hóa cúi đầu cảm ơn của người Nhật luôn làm thế giới ngưỡng mộ

Lên tàu, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự yên lặng. Trên tàu điện, đa số mọi người hoặc cầm điện thoại di động, hoặc đọc sách, hoặc ngủ, người nói chuyện rất ít. Đó là bởi “sự lễ độ” trong tính cách của người Nhật. Vì vậy, trên tàu điện hay ở những nơi công cộng, người Nhật thường không gây ồn ào. [Dĩ nhiên, có sự khác biệt tùy từng người]

Ví dụ bạn để quên ví trên tàu điện hoặc xe taxi, khi ấy thông thường thì rất nhiều người coi như mất rồi, không thể tìm lại nữa nhưng ở Nhật, một vài ngày sau rất nhiều khả năng bạn tìm lại được đồ đánh mất vì nhiều người Nhật không lấy đồ mà tốt bụng đem đồ tới trả lại cho nhà ga chẳng hạn.

Tuy vậy, tính dân tộc của người Nhật không chỉ là các điểm tốt. Nhật Bản là quốc đảo nên dù có lịch sử lâu đời vẫn khó tiếp nhận những ảnh hưởng từ các nước khác.



Trên đây là hình ảnh một số những bình luận đánh giá của rất nhiều người và hầu hết đều là các bạn lao động thực tập sinh đnag sinh sống làm việc tại Nhật, đưa ra những quan điểm của mình về vấn đề "người Nhật tốt hay xấu"


Kết quả là có thể đối người nước ngoài sẽ có ấn tượng về sự lạnh lùng, về một đất nước Nhật không cởi mở. Ở các khu du lịch, không có mời mọc đeo bám lẵng nhẵng mà thay vào đó thậm chí có thể có ấn tượng về sự lạnh lùng của người Nhật. Tuy nhiên, không phải là lạnh lùng mà nói đúng hơn là người Nhật hay ngại ngùng, xấu hổ.

Nếu là người đến Nhật du lịch trong thời gian ngắn thì có xu hướng nhận xét về người Nhật theo quan điểm cá nhân thông qua những tiếp xúc trong chuyến đi. Nếu gặp người tốt thì nghĩ “Người Nhật thật tốt bụng, dễ tính”, gặp người xấu lại nghĩ “Người Nhật quả là chẳng tốt chút nào”. Nhưng, các bạn, những người theo dõi chủ đề này là những người có dự định du học lâu dài ở Nhật. Trong thời gian ấy sẽ gặp rất nhiều người Nhật, có người tốt, có người xấu.

Qua những sự tiếp xúc gặp gỡ như thế có thể thấy được những những điểm hay, điểm dở của người Nhật, hoặc thậm chí là phát hiện ra những điểm mới về chính đất nước của mình.

Ở đâu cũng sẽ có người tốt người xấu, đất nước nào cũng vậy. Chúng tôi chỉ đưa ra những nhận xét, ý kiến cá nhân qua những thời gian tiếp xúc làm việc và học tập tại Nhật để các bạn có cái nhìn cụ thể và hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản, cảm ơn các bạn!

Xem thêm:

>> Con người Nhật Bản có hoàn hảo như chúng ta vấn nghĩ

>> Người Nhật thích nhóm máu nào?

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn [Mr]: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề