Đi xe máy ủy quyền có bị phạt không

Em vi phạm giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo biên bản vi phạm thì ngày 21/06/2017 em phải lên nộp phạt và nhận quyết định xử phạt nhưng giờ em đang có chuyến công tác 7 ngày đi Nha Trang. Cho em hỏi, em có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt được không? Nếu được cần chuẩn bị giấy tờ gì ạ?

Với câu hỏi có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Trước hết, về việc có ủy quyền được hay không:

Việc ủy quyền nộp phạt giao thông nộp phạt hành chính là một giao dịch dân sự thông thường. Vậy nên áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì: 

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về Đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Theo đó, bạn có thể ủy quyền cho người có đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để nộp phạt vi phạm giao thông cho bạn tại Kho bạc nhà nước và giải quyết vi phạm giao thông tại Đội/Phòng cảnh sát giao thông trong trường hợp bạn không thể đi nộp phạt được

Thứ hai, về giấy tờ cần có:

– Giấy ủy quyền theo mẫu của pháp luật quy định

 + Trong giấy ủy quyền bạn cần phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật và cần ghi rõ số CMND của bạn – của người được ủy quyền và ghi rõ nội dung ủy quyền.

– Biên bản xử phạt vi phạm giao thông của bạn;

– Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản chính).

Đi xe máy ủy quyền có bị phạt không

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Kết luận:

Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông được.

Giấy tờ cần có: Giấy ủy quyền, Biên bản xử phạt hành chính, chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông

Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Ủy quyền cho người khác nộp phạt bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

Số là cái xe của em trước mua bằng hợp đồng ủy quyền. Do em muốn giữ lại bảng số HCM để tiện việc đi lại (em ở Đồng Nai) nên không có làm thủ tục sang tên chuyển vùng. Nhưng mà em biết thông tin là bắt đầu năm 2015 sẽ chính thức phạt lỗi xe không chính chủ. Nhưng mà em đang thắc mắc là trường hợp mình dùng hợp đồng ủy quyền để lưu hành xe thì có nằm trong khung phạt "xe không chính chủ" không ? Mọi người tư vấn giúp em với! Nếu không được thì em bắt buộc phải sang tên lại cho vợ thôi, em sợ thủ tục rườm rà và tốn $ quá!

Sau khi tổng hợp, Mod đã edit lại nội dung câu hỏi sử dụng xe ủy quyền có bị phạt không để anh chị cùng tham khảo.

Thứ nhất, thực chất giao dịch của bạn là giao dịch mua bán, nếu bạn chỉ làm hợp đồng ủy quyền mà không làm hợp đồng mua bán, không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ là không đúng với quy định của pháp luật.

– Căn cứ Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:

“Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

– Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

“Điều 581. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

– Căn cứ Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.“

Về bản chất hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng mua bán tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, theo đó bên bán giao tài sản và bên mua trả tiền cho bên bán. Còn hợp đồng ủy quyền là việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền. Như vậy theo như vụ việc của bạn, cuối năm 2015 bạn có mua một chiếc ô tô thì việc bạn thiết lập hợp đồng ủy quyền chứ không phải hợp đồng mua bán xe ô tô là không phù hợp với quy định của pháp luật, dù cho đó là hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn (toàn quyền được mua, bán, cho, tặng…).

Việc này có thể sẽ phát sinh những rủi ro khi hai bên mua, bán mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giao nhận tiền, tài sản, cũng như phát sinh những bất lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến chiếc xe ô tô này. Chỉ với hợp đồng ủy quyền thì bạn không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên. Bởi lẽ hợp đồng mua bán mới là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe mà cơ quan nhà nước yêu cầu.

Đi xe máy ủy quyền có bị phạt không
Đi xe máy ủy quyền có bị phạt không
Ủy quyền có bị phạt


– Căn cứ Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

Xem thêm: Thuế, phí, lệ phí sang tên, chuyển nhượng xe máy cũ mới nhất

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 28, Điểm b Khoản 3 Điều 37 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, trường hợp bạn thực hiện giao dịch mua bán xe ô tô mà không làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Tóm lại, việc anh chị mua xe nhưng không làm hợp đồng mua bán mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn là không hợp pháp và có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro pháp lý cho anh chị sau này.