Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Để thỏa thuận về địa điểm giao hàng, về điểm chuyển giao rủi ro và trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, Phòng Thương mại quốc tế đã đưa ra một bộ quy tắc chung gọi là Incoterms (International Commercial Terms). Incoterms gồm có 11 điều kiện chia thành các nhóm E, F, C, D. Trong đó điều kiện DAP khá phổ biến và được sử dụng nhiều. Vậy điều kiện giao hàng DAP là gì? Trách nhiệm của người bán và người mua như thế nào?

1.Điều kiện giao hàng DAP là gì?

DAP (Delivery at Place) – “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Điều kiện giao hàng dap là gì?

2.Trách nhiệm của người bán và người mua theo điều kiện giao hàng DAP

Trách nhiệm của người bán

- Cung cấp hàng hoá, hoá đơn thương mại và các bằng chứng theo hợp đồng mua bán.

- Người bán chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc thông quan xuất khẩu hàng hoá.

- Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải và bảo hiểm. Nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, người bán phải cung cấp các thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.

- Người bán chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chở hàng hoá tới nơi đến chỉ định hoặc một địa điểm thoả thuận. Nếu không thoả thuận địa điểm cụ thể, người bán có thể tự do lựa chọn một địa điểm tuỳ ý mình.

- Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng dỡ tại địa điểm thoả thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã thoả thuận.

- Chịu trách nhiệm về rủi ro và chi phí liên quan về hàng hoá cho đến khi hoàn thành việc giao hàng cho người mua tại nơi đến chỉ định và trả các cước phí vận tải, chi phí phát sinh, chi phí xếp, dỡ hàng tại nơi đến,… trừ các chi phí do người mua trả theo quy định.

- Người bán phải thanh toán các khoản chi phí cần thiết như kiểm tra, cân, đo, đong, đếm, đóng gói bao bì, mã kí hiệu, chi phí về xem xét các tiêu chuẩn của hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

- Người bán có nghĩa vụ phải thông báo, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan đến việc vận tải, hỗ trợ việc nhập khẩu hàng hoá, việc mua bảo hiểm và các thông tin khác liên quan đến việc nhận hàng (bằng chi phí của mình) cho người mua.

- Người bán phải cung cấp cho người mua bằng chi phí của mình, chứng từ để người mua có thể nhận hàng.

Trách nhiệm của người mua

- Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

- Người mua chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc thông nhập khẩu hàng hoá.

- Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán trong việc ký kết các hợp đồng vận tải, bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người bán yêu cầu, người mua phải cung cấp cho người bán các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

- Người mua phải nhận hàng khi hàng được giao và chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao từ người chuyên chở tại nơi chỉ định và thanh toán toàn bộ chi phí liên quan kể từ khi người bán hết trách nhiệm.

- Người mua phải thông báo, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan đến việc vận tải, hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hoá cho người bán.

- Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp.

- Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

Như vậy, nếu chọn điều kiện giao hàng DAP, bên bán và bên mua nên quy định rõ ràng nơi đến thỏa thuận tại một địa điểm cụ thể để tránh xảy ra tranh chấp. Người bán nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.

Ngoài ra, nếu theo hợp đồng vận tải người bán phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.

Xem thêm: Hồ sơ hải quan gồm những gì?

Bài viết đã chia sẻ đến các bạn các lưu ý cũng như khái niệm về điều kiện giao hàng dap.

Nếu bạn gặp khó khăn và thắc mắc về các vấn đề thủ tục hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nguyên Đức sẽ giúp các bạn tư vấn và tìm các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

Chữ cái D xuất phát từ “Delivered” trong nhóm điều kiện term D khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không thể hiện rằng đây là nhóm các điều khoản quy định người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đã giao hàng cho người mua tại điểm đến cuối theo quy định. Thông qua bài viết với chủ đề “Tìm hiểu về điều kiện DAT/DAP/DDP trong vận tải hàng không”, VILAS sẽ cùng đọc giả giải mã trách nhiệm và chi phí giữa bên bán và bên mua cũng như xác định được địa điểm chuyển giao rủi ro khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo điều kiện thương mại DAT/DAP/DDP. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

DAT (Delivered at Terminal) – Giao tại bến. Trong vận tải hàng không, “Bến” ở đây chính là nhà ga hàng hóa (Air cargo Terminal). Có thể hiểu nhà ga hàng hóa giống như một HUB trung chuyển mà mọi cá nhân/đơn vị gửi/nhận hàng thông qua đường hàng không cần phải tới. Đây là nơi sẽ xử lý luồng hàng hóa ra/vào sân bay, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không. Một số nhà ga hàng hóa tại Việt Nam có thể kể đến như kho SCSC, kho TCS (thuộc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất); kho NTCS, ACSV và ALSC (thuộc sân bay quốc tế Nội Bài)

Theo điều kiện giao hàng DAT, người bán cần phải:

  • Chuẩn bị hàng hoá đầy đủ theo đúng như qui định của Hợp đồng thương mại
  • Hoàn tất việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa (xe tải) cũng như làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí về việc thông quan xuất khẩu.
  • Người bán phải thuê phương tiện vận tải nội địa để vận chuyển hàng ra nhà ga hàng hóa/sân bay và chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.
  • Về trách nhiệm chi phí, người bán sẽ thanh toán phí địa phương (Local charge) tại sân bay đi, sân bay đến và thanh toán cước hàng không từ sân bay xuất khẩu đến sân bay nhập khẩu.

***Điểm chuyển giao rủi ro: Đối với hàng hoá vận chuyển bằng máy bay dưới điều kiện DAT, nghĩa vụ hàng hoá của người bán kết thúc khi hàng được dỡ xuống an toàn từ máy bay chở hàng tại sân bay đích

Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Điều kiện DAP – Giao hàng tại nơi đến

DAP là một trong các điều kiện của hệ thống các điều kiện incoterm. DAP là viết tắt của Delivery at Place, nghĩa là giao hàng tại nơi đến. Với điều kiện này, người bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro phát sinh để đưa hàng hóa đến nơi đến đã chỉ định, vì vậy khi giao kết hợp đồng các bên nên quy định rõ địa điểm cụ thể tại nơi đến.

Nếu ở điều kiện DAT, trách nhiệm hàng hoá của người bán hoàn thành khi hàng được dỡ xuống an toàn từ máy bay chở hàng tại sân bay đích thì trong DAP, incoterm nhấn mạnh thực tế rằng địa điểm đích có thể là bất kỳ đâu chứ không riêng gì “cảng, bến, ga (terminal)”. Tuy nhiên, nếu điểm đó không phải là sân bay cảng nhập thì người bán phải đảm bảo rằng địa điểm muốn giao hàng phải là địa điểm tại mà mình có khả năng dỡ hàng xuống.

Trách nhiệm của người bán trong điều kiện DAP tương đồng với DAT.

***Điểm chuyển giao rủi ro: Đối với hàng hoá vận chuyển bằng máy bay dưới điều kiện DAP, nghĩa vụ hàng hoá của người bán kết thúc khi hàng được dỡ xuống an toàn tại bất kỳ đâu theo thoả thuận của người mua và người bán.

Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Điều kiện DDP – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan xuất nhập khẩu

Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu, có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến quy định.

Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan hàng hóa, không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất khẩu và thông quan nhập khẩu.

Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Chú ý dành cho người xuất khẩu: Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vận chuyển giao hàng mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kì loại thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục hàng nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác.

***Điểm chuyển giao rủi ro: Đối với hàng hoá vận chuyển bằng máy bay dưới điều kiện DDP, nghĩa vụ hàng hoá của người bán kết thúc khi hàng được thông quan nhập khẩu, và vận chuyển thành công, an toàn đến nơi nhận hàng quy định. Nơi nhận hàng quy định thường là kho hàng của người mua tại nước nhập khẩu.

Ví dụ minh hoạ

Công ty HT xuất khẩu một lô hàng gồm 4 pallets dây đồng cuộn vải từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) sang sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (PVG) lần lượt theo điều kiện DAT/DAP/DDU cho Công ty JIANGSU tại thành phố Thượng Hải. Kích thước pallet lần lượt là: 140*72*50 cm/1plt; 140*79*50 cm/2plt; 92*79*50 cm/1plt với tổng trọng lượng là 1131 Kgs. Trị giá hoá đơn lô hàng là 2545 USD.

Dưới đây là phân bổ trách nhiệm hàng hoá và chi phí khi Công ty HT khi xuất khẩu hàng cho Công ty JIANGSU bằng đường hàng không theo các điều khoản DAT/DAP/DDU

Điều khoản DAT/DAP

Trách nhiệm hàng hoá

Công ty HT

Công ty JIANGSU

  • Công ty HT chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận và vận chuyển hàng đến nhà ga hàng hóa. Trong tình huống này, Công ty HT sẽ gửi hàng ra kho TCS theo hướng dẫn trên booking.
  • Công ty HT khai báo và làm các thủ tục hải quan đầu xuất.
  • Công ty HT liên hệ trực tiếp hãng bay hoặc Công ty logistics để tiến hành đặt chỗ. Theo điều kiện DAT, Công ty HT sẽ đặt booking đi từ Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đến Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (PVG)
  • Về vận đơn hàng không, HT sẽ gửi các thông tin cần thiết cho công ty Logistics/hãng bay để các bên này phát hành vận đơn. HT sẽ gửi vận đơn cho JIANGSU để cùng kiểm tra. Nội dung trên vận đơn cần được sự đồng tính từ cả hai phía người mua và người bán.
  • Khi hàng hóa đến sân bay đích, JIANGSU sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa đến kho hàng mình.

Trách nhiệm chi phí

  • Chi phí vận chuyển từ kho của HT đến kho TCS.
  • Chi phí hải quan tại cảng xuất.
  • Phí địa phương tại sân bay xuất và phí địa phương tại sân bay nhập
  • HT sẽ thanh toán cước vận chuyển từ Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đến Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (PVG) JIANGSU sẽ thanh toán chi phí hải quan tại cảng nhập và các chi phí phát sinh liên quan khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại nước nhập khẩu

Điều khoản DDP

Trách nhiệm hàng hoá

Công ty HT

Công ty JIANGSU

Công ty HT hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo điều khoản DAP/DAT, đồng thời vận chuyển hàng hóa từ nhà ga hàng hóa sân bay nhập đến kho người mua tại kho hàng của JIANGSU tại Thượng Hải. Kiểm tra hàng hoá khi nhận được và ký xác nhận trên phiếu xác nhận giao hàng (Prompt of Delivery – POD)

Trách nhiệm chi phí

Ngoài các nghĩa vụ cần thực hiện trong điều khoản DAT/DAP, HT sẽ thanh toán chi phí hải quan tại cảng nhập và các chi phí phát sinh liên quan khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa tới kho của JIANGSU tại Thượng Hải

Tham gia: Cộng đồng Logistics và Supply Chain Việt Nam

Dap là viết tắt của từ gì năm 2024

Ví dụ minh hoạ trên đây cũng đã kết thúc bài viết kỳ này. VILAS hy vọng các bạn đọc giả sẽ tìm được những thông tin hữu ích, cần thiết để mở rộng kiến thức cũng như ứng dụng được cho công việc hiện tại của mình nhé!