Danh sách ngắn bắt buộc phải Công khai

Cung cấp thông tin về hợp đồng trong đấu thầu lên Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia nhằm phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

Một bước tiến vượt bậc nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để hiện thực hóa khả năng giám sát công tác đấu thầu, trong đó có việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu cũng như loại trừ “vùng cấm” về bí mật hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư/bên mời thầu. Đó là việc bắt buộc công khai hợp đồng đấu thầu trên Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia. Đây là quy định mới tại Thông tư số 06/2017/TT – BKHĐT, có hiệu lực từ 1/3/2018.

Chủ đầu tư/bên mời thầu phải công khai hợp đồng

Theo Thông tư số 06/2017/TT - BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu [Thông tư 06], các chủ đầu tư, bên mời thầu phải cung cấp ít nhất 12 loại thông tin về đấu thầu trên Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia. Một trong những loại thông tin được nhiều người quan tâm, đó là hợp đồng. Cụ thể, Thông tư 06 quy định chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm cung cấp thông tin về hợp đồng trên Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về đấu thầu, việc Thông tư 06 quy định cung cấp thông tin về hợp đồng trong đấu thầu lên Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia là một bước tiến đáng kể nhằm phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu. Khi hợp đồng được công khai, các chủ đầu tư/bên mời thầu sẽ rất thuận tiện trong việc kiểm tra thông tin về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, xem xét năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Với hợp đồng được công khai, sẽ giảm bớt rất nhiều quy trình thủ tục và thời gian trong quá trình xác minh năng lực của nhà thầu, giảm thiểu tối đa tình trạng khai man, khai khống hợp đồng để “làm đẹp” hồ sơ dự thầu. Việc công khai hợp đồng cũng tạo điều kiện rất thuận lợi cho các đơn vị chức năng khác và kể cả người dân tham gia giám sát quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Từ đó, sẽ tăng cường khả năng giám sát về tiến độ, chất lượng, giá cả công trình, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

Ngoài thông tin về hợp đồng, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm cung cấp một số thông tin khác được quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư. Cụ thể là: Thông tin về dự án; Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển; Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu; Danh sách ngắn; Kết quả lựa chọn nhà thầu; Kiến nghị; Hủy thầu; Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại từng dự án/gói thầu; Thông tin khác có liên quan.

Ngoài chủ đầu tư và bên mời thầu, quy định của Thông tư 06 cho thấy, người có thẩm quyền và đơn vị quản lý về đấu thầu cũng có trách nhiệm cung cấp một số loại thông tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Theo đó, người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại điểm k và điểm n, Khoản 1, Điều 6 Thông tư, bao gồm: Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và thông tin khác có liên quan.

Đơn vị quản lý về đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại điểm l và điểm n Khoản 1, Điều 6 Thông tư, bao gồm kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ đã phê duyệt và thông tin khác có liên quan.

Sẽ “bêu danh” trên mạng nếu không tuân thủ quy định

Các thông tin về đấu thầu để phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt  động đấu thầu được quy định tại Điều 6 Thông tư 06, bao gồm: thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, kiến nghị, hủy thầu, thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại từng dự án/gói thầu, thông tin khác có liên quan.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc cung cấp các thông tin về đấu thầu nêu trên là để phục vụ công tác theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 6, Điều 81 Luật Đấu thầu. Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 06, việc cung cấp các thông tin này được thực hiện trên Hệ thống mạng, với nội dung chi tiết được thực hiện cung cấp theo các biểu mẫu dưới dạng webform.

Điều 16 Thông tư 06 còn nêu rõ, căn cứ tình hình thực tế, Cục Quản lý đấu thầu [Bộ Kế hoạch và Đầu tư] có thể chỉnh sửa các biểu mẫu dưới dạng webform trên Hệ thống mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể cung cấp thông tin trên Hệ thống mạng, giảm thủ tục hành chính, đồng thời bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, nguyên tắc cung cấp thông tin đấu thầu là trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, công khai, minh bạch. Thông tin được cung cấp có tính hệ thống, có liên kết và theo trình tự thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, các chủ đầu tư, bên mời thầu phải đăng đầy đủ tất cả các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nếu đăng tải thiếu thông tin nào thì sẽ không đăng tải được các thông tin tại các bước kế tiếp trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về đầu thầu hoàn toàn có thể theo dõi được sự tuân thủ các quy định về đăng tải, cung cấp thông tin đấu thầu của các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc theo thời gian thực.

Điều 17 Thông tư 06 đưa ra chế tài xử lý vi phạm. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty 91 chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cung cấp thông tin đấu thầu theo định kỳ tại Thông tư. Đồng thời, thực hiện đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương danh sách các chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan chuyên trách về đấu thầu không thực hiện đúng yêu cầu về cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư này trên cơ sở báo cáo của đơn vị quản lý về đấu thầu.

Để các chủ đầu tư, bên mời thầu sẵn sàng đáp ứng các quy định mới về cung cấp thông tin đấu thầu, Thông tư 06 cũng quy định, các chủ đầu tư/bên mời thầu chưa đăng ký trên Hệ thống mạng theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT - BKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 phải thực hiện việc đăng ký trước ngày 1/3/2018 để phục vụ việc cung cấp thông tin đấu thầu và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu định kỳ hàng năm.

Theo đại diện Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia thuộc Cục Quản lý đấu thầu, đơn vị quản lý và vận hành Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia, trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu đã đăng ký tham gia Hệ thống nhưng mất mật khẩu, chứng thư số thì cần khẩn trương thực hiện đăng ký thêm chứng thư số trên Hệ thống để có thể tự đăng tải thông tin đấu thầu. Quy trình đăng ký bên mời thầu tham gia Hệ thống bao gồm 4 bước và hoàn toàn miễn phí.

Hồ sơ đăng ký được gửi về Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia [phòng 306, nhà G, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B - Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội], thời gian phê duyệt là trong vòng 2 ngày làm việc. Nếu gặp khó khăn trong quá trình đăng ký và đăng tải thông tin về đấu thầu, bên mời thầu có thể liên lạc tổng đài 1900.6126 để được hỗ trợ.

CÔNG KHAI DANH SÁCH NGẮN

[theo Luật Đấu thầu]

Bên mời thầu thực hiện như sau:

- Đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

+ Cách thức thực hiện theo Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT điều 19

+ Thời gian thực hiện: trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách ngắn [theo Ngh đnh 63/2014/NĐ-CP điu 8 khon 1 đim c]

- Gửi Văn bản thông báo kết quả lựa chọn danh sách ngắn cho các nhà thầu tham dự thầu trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt [theo Luật Đấu thầu điều 12 khoản 1 điểm n]

Ngày hỏi:24/01/2017

Ban biên tập giúp tôi tư vấn vấn đề về đấu thầu này nhé. Đối với đấu thầu hạn chế: bắt buộc phải có danh sách ngắn đúng không? Và việc lựa chọn danh sách ngắn theo NĐ 63 có nêu: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu. Vậy chỉ cần đưa tờ trình quyết định có danh sách này để chủ đầu tư phê duyệt cùng kế hoạch đấu thầu là được hay phải làm thủ tục lựa chọn gì khác? Quy trình thực hiện đấu thầu hạn chế chỉ khác đấu thầu rộng rãi ở chỗ danh sách ngăn này thôi đúng không? Điều 44 ND63 có quy định "Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu". Như vậy nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi thì việc lựa chọn danh sách ngắn sẽ mất nhiều thủ tục và thời gian [cũng phải lập hồ sơ... giống như 1 giai đoạn riêng]. Xin được tư vấn về vấn đề này rõ hơn.

  • Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm”.
    Theo quy định nêu trên thì lập danh sách ngắn được áp dụng đối với cả đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Việc lập danh sách ngắn có bắt buộc trong quy trình đầu thầu hạn chế thì căn cứ theo Quy trình đấu thầu chi tiết được quy định tại điều 11, 21, 32; điều 44, điều 49 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì việc lựa chọn danh sách ngắn là tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu chứ không phải bắt buộc áp dụng với tất cả các gói thầu. Quy mô, tính chất gói thầu như thế nào thì áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn là do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Người có thẩm quyền quyết định ở đây là chủ đầu tư căn cứ điều 74 Luật đấu thầu 2013. Bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách ngắn sau khi đã lựa chọn được danh sách ngắn. Quy trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế theo tôi thấy khác nhau chủ yếu ở thủ tục lập danh sách ngắn [chị tham khảo quy định tại điều 11, 21, 22, 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP]. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu rộng rãi khá phức tạp so với đấu thầu hạn chế [điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP]. Trên đây là tư vấn về danh sách ngắn trong đấu thầu. Để hiểu rõ thêm cho tiết bạn nên tham khảo tại Luật đấu thầu 2013.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Video liên quan

Chủ Đề