Nghị luận văn học về tình huống truyện

Nghị luận văn học dạng bài phân tích tình huống truyện

Chuyên mục: : Văn mẫu 12

Trong mỗi tác phẩm văn học, có rất nhiều tình huống truyện được nêu ra. Tuy nhiên, với dạng bài kiểu này, đề bài sẽ nêu ra 1 tình huống cụ thể. Tình huống đó thường đặc sắc hoặc có ý nghĩa nhất định nào đó. Qua đó, sẽ yêu cầu các em đi vào phân tích - dạng này chỉ áp dụng với văn xuôi

Bài viết gồm 2 phần:

  • Cách làm tổng quát khi gặp đề này
  • Những bài văn mẫu về nghị luận văn học - dạng bài phân tích tình huống truyện

1. Cách làm tổng quát khi gặp dạng đề này

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn tình huống truyện cần phân tích

Thân bài:

  • Tóm tắt tình huống truyện sắp sửa phân tích

Lưu ý: Khi tóm tắt tình huống bạn cần phải nếu được:

    • Tên các nhân vật trong tình huống truyện
    • Thời gian, địa điểm, diễn biến câu chuyện
    • Mối quan hệ giữa các nhân vật...
  • Phân tích cụ thể, chi tiết tình huống của truyện, bao gồm:
    • Sự độc đáo, hấp dẫn của tình huống
    • Sự đóng góp tình huống vào mạch phát triển cốt truyện và từng nhân vật.
  • Ý nghĩa của tình huống truyện:
    • Tình tiết hấp dẫn, cuốn hút
    • Phác họa nên tính cách nhân vật...

Kết bài:

  • Khái quát lại tình huống và nêu lên vai trò của tình huống đối với sự thành công của tác phẩm.

Cách phân tích tình huống truyện – Nghị luận văn họcTình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống mà nhà văn mô tả trong tác phẩm. Tạisự kiện đó, nhà văn đã làm sống dậy một tình tiết bất thường có tính chất éo le và gây bấtngờ trong quan hệ giữa các nhân vật. Tại sự kiện đó, tính cách nhân vật được bộc lộ sắcnét, ý tưởng mà nhà văn định gửi gắm cũng hiện hình khá trọn vẹn.Để làm bài văn phân tích tình huống truyện, việc cần làm đầu tiên là giới thiệu về tìnhhuống bằng cách lược thuật vắn tắt những tình tiết chính làm thành sự kiện và chỉ ra nét nổibật của nó [chẳng hạn, ở truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ kì lạ giữangười tử tù và viên quan coi ngục, ở truyện Vợ nhặt là câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, ởtruyện Chiếc thuyền ngoài xa là chuyến đi đến và cuộc sống của người nghệ sĩ]Sau phần giới thiệu tình huống, cần đi vào khai thác các đặc điểm của nó. Đây chính là khâuquan trọng nhất trong quá trình phân tích tình huống vì nó thể hiện sự hiểu biết, mức độcảm nhận và kĩ năng phân tích, đánh giá của học sinh. Để xác định chính xác đặc điểm củatình luống, cần đọc kĩ tác phẩm, xem xét lại bản thần sự việc được mô tả, các tình tiết chínhlàm nên tình huống và cố gắng nắm bắt ý tưỏng cơ bản của nhà văn. Đây đều là các cơ sởquan trọng để xem xét, xác định các khía cạnh, các mặt cơ bản tạo nên tình huống [hay còncó thể gọi là các đặc điểm cơ bản củi tình huông truyện]. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Vợnhặt của Kim Lân, từ hoàn cảnh xảy ra sự việc [Tràng lấy vợ đúng vào lúc cái đói, cái chếtđang ìoành hành, đang săn đuổi, bủa vầy đe dọa lấy đi mạng sống của con người, gia cảnhnhà Tràng khi đó cũng đang lúc túng quẫn vì anh chỉ có nghề làm thiê làm mướn để kiếmsống nên khó có thể đảm bảo cho cuộc sống, càng khó bả] toàn hạnh phúc gia đình] có thểxác định đây là tình huống rất éo le. Từ mối quan hệ giữa sự việc với hoàn cảnh [lúc ngườita lo kiếm miếng ăn nhằm đản bảo cho sự tồn tại thì Tràng lo cưới vợ, lúc tất cả tưởng sắpchìm nghỉm trong cái đói thì Tràng lại ‘rước cái của nợ đời về’, Tràng vốn xấu xí thô kệch,nghèo khó túng thiếu, tưởng là sẽ ế vợ thì lại có người đàn bà theo không về.. Có thể xácđịnh đây còn là tình huống rất lạ lùng… Cứ như vậy, ta sẽ xác định chính xác điều cần tìm,thậm chí có thể xác định được cả hướng khai thác.Trên cơ sở phân tích rõ các đặc điểm của tình huống, chúng ta mới xem xét đến đánh giágiá trị của nó. Nên dựa vào định nghĩa về tình huống để xem xét các mặt giá trị: tình huốngmà nhà văn xây dựng đã làm nổi bật quan hệ nào củaa đời sống, đặc điểm nào của nhânvật, tư tưởng mà tác giả gửi gắm ở đây là gì, mức độ biểu hiện của các khía cạnh đó quatình huống…

Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn đi “khai phá” và thành công với công cuộc “tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn của con người”. Những tác phẩm của ông giàu chất chiêm nghiệm và tính triết lí khái quát.

Nhân vật trong những truyện ngắn của ông thường mang đầy tâm trạng và rất nặng lòng với cuộc đời, với con người sống quanh mình.

– Nêu nhiệm vụ nghị luận

Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê cũng nằm trong số ấy.

Bến quê là một truyện ngắn được rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1985, tiêu biểu cho tinh thần đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Cốt truyện Bến quê rất bình dị, thậm chí bằng phẳng nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Tác phẩm ghi lại những gì mắt thấy tai nghe, những gì cảm nhận, suy ngẫm của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh. Qua tất cả những điều đó, Nguyễn Minh Châu nói lên những trăn trở về con người, về cuộc đời và cách sống, nhắc nhở con người phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Khái niệm tình huống truyện

Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. Thành công của một tác phẩm được thể hiện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ở phương diện nội dung, người ta thường xem tác giả đã đặt ra được vấn đề gì mới có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa tư tưởng. Còn tình huống truyện thuộc về phương diện nghệ thuật. Với ý nghĩa đó, có thể nói Bến quê là một tác phẩm thành công về nghệ thuật vì đã xác định được một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Tình huống trong truyện ngắn Bến quê là những mâu thuẫn, suy ngẫm tạo nên hoàn cảnh, điểu kiện để nhân vật Nhĩ bộc lộ tính cách của mình.

Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống truyện

Nhĩ là người đã đi đến không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng chẳng may mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nên buộc anh phải dán chặt tấm thần trên chiếc phản gỗ. Trong một lần được vợ đỡ ngồi dậy, anh chợt nhận ra rằng cái bãi bồi bên kia sông anh chưa đặt chân đến bao giờ. Một nỗi thèm khát kì lạ đã đến với anh: anh muốn chiếm lĩnh cái không gian liền kể này nên đã nhờ Tuấn – đứa con trai học đại học tại một thành phố phía Nam vừa nghỉ hè trở vể – thay anh đặt bước chân sang thám hiểm bến sông. Anh muốn tận hưởng cái cảm giác “chậm rãi đặt từng bước chân lên mặt đất dấp dính phù sa” ấy.

Từ lúc đứa con trai lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang gác, anh hổi hộp, gắng gom góp sức tàn để theo dõi con đò mỗi ngày một chuyến đang chống sào tách khỏi chân bãi bổi bên kia để sang bên này và anh cũng kịp nhận ra rằng, thằng Tuấn con anh đã chậm chân

Vì nách vẫn kè kè cuốn sách dịch và mải sa vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Thời gian được anh tính từng cái tích tắc, thế mà thằng Tuấn có hiểu được anh đâu. Nhưng làm sao hiểu được khi nó chưa đối diện với sự “ngắn ngủi nghiệt ngã của thời gian” như anh. Anh nghĩ một cách buồn bã, “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng gọi là hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”. Hoạ chăng chỉ có anh là người từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới thấy hết vẻ giàu có lẫn vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ. Và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, bởi lẽ sẽ không bao giờ giải thích hết.

Đường đời của nhân vật Nhĩ quả đã được đo bằng các đơn vị lớn lao bằng vùng, miền, quốc gia, châu lục, đại dương và nhiệm vụ anh phải đảm nhiệm hẳn là rất quan trọng mang tầm quốc gia, dân tộc. Vậy mà giờ đây, anh phát hiện ra cái không gian trước mắt không quá một tầm nhìn từ cửa sổ nhà anh – chứ không hề là cái không gian vũ trụ trong tư thế “đăng cao, vọng viễn” gì. Anh cũng không phải là người li hương gần suốt cả cuộc đời như Hạ Tri Chương xưa kia tóc đã điểm sương mới về quê củ – mà lại xa lạ “với cái gần gũi” đến mức tự trách sao mình chưa đặt chân đến đó bao giờ. Trong tâm lí nhân vật, đây không phải là trạng thái nặng nề của sự cắn rứt lương tâm, vì không có một dòng nào trong truyện phủ nhận những gì anh đã trải qua, đã sống và hiến dâng cho sự nghiệp chung. Đây chỉ là một niềm hối tiếc pha chút ân hận: “sao trong những năm tháng trải bước khắp mọi phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra được vẻ đẹp của những gì thân quen, gần gũi nhất, nơi đã sinh ra ta, nuôi ta lớn thành người và sẽ là nơi ta nằm xuống mãi mãi trong lòng đất mẹ?”. Đó là bước thức nhận của tâm hồn và trí tuệ trên lộ trình dài dặc, quanh co của đường đời.

Con người ấy, giờ đây muốn nằm, muốn ngồi đểu cần sự nâng đỡ của vợ, con và những người hàng xóm đầy cảm thông, tốt bụng. Nhân vật đã thực hiện những phép so sánh đầy nghịch lí: “Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất – trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước.” Anh vẫn chưa nhích đến được bên bậu cửa sổ. Anh phải nhờ bọn trẻ con nhà tầng dưới đê’ đi hết nửa vòng trái đất còn lại – từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân đê’ dõi nhìn “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” xem nó có kịp chuyến đò ngang duy nhất trong ngày không.

Cuộc đời Nhĩ, chưa phải là dài nhưng tuyệt đối không quá ngắn. Bằng chứng là Tuấn – đứa con thứ hai của anh đã vào đại học tròn năm, nhưng đến bây giờ là lần đầu tiên Nhĩ mới đê’ ý thấy vợ mình – Liên, đang mặc tấm áo vá. Mỗi ngày trôi qua với anh thật dài dằng dặc: “Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?”. Trong cảm thức của anh, thời gian còn lại thật vô cùng ngắn ngủi: “Không khéo rồi thằng con trai anh lại trề mất chuyến đò trong ngày.

Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài; giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát – y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. Giây phút ấy ở Nhĩ còn khẩn cấp hơn cả tiếng gọi đò trên bến vắng My Lăng thuở nào:

Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách

Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng.

[Bến Mỵ Lãng, Yến Lan]

Quá trình diễn biến tâm lí diễn ra trong không gian nhỏ hẹp của căn phòng, tấm phản, khung cửa sổ. Bến sông quê cạnh nhà gần gũi thế nhưng sao xa cách và trở thành nỗi bất lực của nhân vật. Nó là không gian nhỏ hiện lên trước cái nhìn cận cảnh trong sự đối sánh đầy chất đối nghịch với không gian lớn được tạo bởi cái nhìn xa xôi từ quá khứ:

Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đểu. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.

–           Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.

–           Đi Thành phố Hổ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc… hoặc giả anh lại khoẻ hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc.

–           Ừ, tưởng gì… nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang… ”

Cùng với không gian ấy là sự đối chứng của thời gian thực tại ngắn ngủi – đời thường với thời gian đời người mà Nhĩ đã trải qua. Cái Bến quê được đặt trong tương quan không gian và thời gian đó. Nó là tất cả những phát hiện ấm áp tình người, tình đời của nhân vật mà cũng là của tác giả trước những gì gắn bó nhất, thân quen nhất, những gì hổn nhiên, thuần phác nhất của mảnh đất sinh thành ra ta và sẽ đón ta về khi nhắm mắt xuôi tay.

Bình luận về giá trị của tình huống

Bến quê là một nhận thức sáng ngời của nhân vật Nhĩ vể đường đời và cuộc đời. Nhưng thật oái oăm, khi thức nhận ra được chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Đó là sự bất lực của thực tiễn trước khát vọng bình dị, đẹp đẽ như một yêu cầu tất yếu. Người đọc trân trọng Bến quê, trân trọng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mỗi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

KẾT BÀI

– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

Nhân vật Nhĩ mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu xa vể cuộc đời và số phận con người. Và với mỗi độ tuổi, ta lại như tìm được ở Nhĩ một bài học riêng cho mình. Riêng với thế hệ chúng ta, nhờ nhân vật Nhĩ, ta biết sống gắn bó hơn với quê hương, đất nước vẫn còn lam lũ nhưng chất phác, hồn hậu và dào dạt yêu thương.

– Cảm nhận của bản thân về tình huống

Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang sách Bến quê mà không cảm thấy có một nỗi buồn đang xâm chiếm trong lòng; trở thành niềm xúc động trào dâng. Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó xót xa, ân hận nhưng những cảm nhận về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương thì vẫn còn lắng đọng mãi mãi.

Video liên quan

Chủ Đề