Danh sách bệnh được bảo hiểm chi trả

Các quyền lợi của bảo hiểm nhân thọtrong việc chăm sóc sức khỏe như trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo lãnh ngoại trú viện phí… là giải pháp hỗ trợ tài chính kịp thời, giúp người được bảo hiểm có động lực điều trị, vững tâm vượt qua giai đoạn khó khăn và sớm quay trở về cuộc sống bình thường. Bài viết dưới đây tổng hợp 7 quyền lợi bảo hiểm nhân thọ khi nằm viện và khám chữa bệnh, giúp bạn hiểu rõ những khoản chi phí liên quan đến y tế được bảo hiểm hỗ trợ.

Quyền lợi điều trị nội trú

Người tham gia lưu trú tại bệnh viện ít nhất là 24 giờ sẽ được nhận số tiền bảo hiểm. Tùy thuộc vào hạn mức bảo hiểm nội trú, các công ty bảo hiểm sẽ chi trả các khoản chi phí thực tế liên quan:

  • Chi phí nằm viện.

  • Chi phí khám/tái khám và điều trị.

  • Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…

  • Thuốc men, vật tư y tế.

  • Dịch vụ xe cứu thương, xe cấp cứu.

  • Chi phí phẫu thuật, cấy ghép nội tạng, vật lý trị liệu…

Quyền lợi trợ cấp viện phí

Đây cũng là một trong những quyền lợi quan trọng của bảo hiểm nhân thọ. Sự hỗ trợ tài chính kịp thời, san sẻ gánh nặng viện phí giúp người được bảo hiểm an tâm điều trị và nhanh chóng khỏe mạnh để ổn định cuộc sống.

Quyền lợi bảo hiểm trợ cấp viện phí bao gồm:

  • Trợ cấp cơ bản: Tương ứng với mệnh giá bảo hiểm mà người tham gia lựa chọn, phía công ty bảo hiểm hỗ trợ chi trả số tiền theo từng ngày nằm viện hoặc theo các bệnh lý đặc biệt.

  • Trợ cấp đặc biệt: Trường hợp người được bảo hiểm gặp các rủi ro, thương tật ở mức độ nặng phải điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt hoặc khoa Hồi sức tích cực thì công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ hỗ trợ viện phí từ 150 - 200% so với mức cơ bản.

Danh sách bệnh được bảo hiểm chi trả

Quyền lợi hỗ trợ chi phí phẫu thuật

Trong trường hợp người được bảo hiểm sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật, chi phí phát sinh này thường rất tốn kém. Nhưng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, nỗi lo này phần nào được san sẻ. Các công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi hỗ trợ chi phí phẫu thuật, có thể lên đến 300% trợ cấp viện phí cơ bản đã cam kết trong hợp đồng (tùy sản phẩm bảo hiểm).

Quyền lợi hỗ trợ chi phí giường cho thân nhân

Quyền lợi bảo hiểm nhân thọ khi nằm viện còn hỗ trợ chi phí giường dành cho người thân chăm nom nhằm giảm tải áp lực tài chính cho gia đình.

Với sản phẩm bổ trợ PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE, quyền lợi hỗ trợ chi phí giường dành cho thân nhân lên đến 2.500.000 đồng mỗi ngày (tùy Chương trình bảo hiểm).

Quyền lợi hỗ trợ chi phí vận chuyển cấp cứu

Bảo hiểm nhân thọcòn là điểm tựa tài chính kịp thời khi người được bảo hiểm đang trong thời điểm nguy cấp. Theo đó, các công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí vận chuyển cấp cứu (được tính theo từng lần di chuyển).

Quyền lợi bảo lãnh viện phí

Nhằm giúp người tham gia nhanh chóng tiếp cận dịch vụ y tế và rút ngắn thời gian nhập viện, chuyển tuyến, chờ khám chữa bệnh... trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn đính kèm thêm thẻ bảo lãnh viện phí.

Chỉ cần xuất trình thẻ bảo lãnh và giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với trẻ em), người tham gia sẽ được các bệnh viện chấp nhận bảo hiểm hỗ trợ nhanh chóng mà không cần phải chuẩn bị tiền mặt.

Quyền lợi hỗ trợ thu nhập khi nằm viện

Không chỉ trợ cấp viện phí và chi phí điều trị, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn hỗ trợ thu nhập cho người được bảo hiểm, giúp họ tránh lâm vào tình cảnh kiệt quệ tài chính trong quá trình chữa bệnh.

Với sản phẩm PRU-BẢO VỆ 24/7của Prudential, quyền lợi hỗ trợ thu nhập do tai nạn khi nằm viện liên tục từ 30 ngày trở lên, với mức hỗ trợ từ 6.000.000 đồng/lần đến 15.000.000 đồng/lần (tùy Chương trình bảo hiểm).

Danh sách bệnh được bảo hiểm chi trả

Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia cần tìm hiểu rõ về quyền lợi mà mình được hưởng, đặc biệt là các quyền lợi liên quan đến sức khỏe như bảo hiểm trợ cấp nằm viện, phẫu thuật và khám chữa bệnh ngoại trú. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ nhân viên tư vấn bảo hiểm để được giải đáp chi tiết.

Bài viết cùng chủ đề:

>>Bảo hiểm sức khỏe và những quyền lợi không thể bỏ qua

>>Những điều cần biết khi chọn mua bảo hiểm sức khỏe

>>Bảo hiểm sức khỏe cho bé theo từng độ tuổi

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định. Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật.

Theo phương thức quản lý của nhà nước, hiện nay có 2 loại hình BHYT đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện theo hộ gia đình. Đối với những người dân chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc thì đều cần mua BHYT tự nguyện tại UBND xã hoặc phường nơi cư trú.

Theo quy định mới, từ ngày 01/01/2016, nếu người dân muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình. Khi mua BHYT có nghĩa là bạn có nhu cầu khám chữa bệnh. Do đó, người thân trong gia đình phải có trách nhiệm hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho người thân của mình.

Có bao nhiều loại bảo hiểm y tế?

Các loại bảo hiểm y tế:

– Bảo hiểm y tế xã hội: bảo hiểm này ra đời với mục đich phi lợi nhuận và bắt buộc mọi người phải tham gia BHYT theo bộ Luật BHYT đề ra.

– Bảo hiểm y tế thương mại: là bảo hiểm được các công ty bảo hiểm cung cấp và mang tính chất kinh doanh. Không bắt buộc bạn phải mua loại bảo hiểm này.

– Bảo hiểm y tế tự nguyện: là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện. Không nhằm với mục đích lợi nhuận, người dân có thế thâm gia và sẽ được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm bệnh tật. Chi phí hỗ trợ đều được lấy từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Đối tượng nào phải bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế?

>> Xem thêm: Đặc điểm, nguồn gốc, bản chất và các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm ?

Có 06 nhóm đối tượng tham gia BHYT được nêu tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Có thể thấy, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe không chỉ là vấn đề của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng với mục tiêu hướng đến BHYT toàn dân. Mua BHYT mang đến cho người tham gia rất nhiều quyền lợi, không chỉ có chi phí khám mà chi phí chữa bệnh cũng được giảm rất nhiều. Nếu khám bệnh và điều trị bệnh đúng tuyến thì thẻ bảo hiểm có thể chi trả tới 85 – 100%.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT):

>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b)Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2.Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế“.

Cụ thể phạm vi này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH. Theo đó, bác sẽ được chi trả những chi phí sau:

“1. Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi:

a) Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.

b) Nằm lưu không quá 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, thời gian lưu bệnh nhân không quá 05 ngày.

3. Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.

Đối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa được phê duyệt giá: Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.

4. Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhưng chưa được kết cấu vào giá của các dịch vụ kỹ thuật.

5. Chi phí máu và các chế phẩm của máu theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BYTngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.“.

Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế thì bác sẽ được thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bác sẽ chỉ được bảo hiểm chi trả những phần chi phí nằm trong phạm vi nhất định như quy định tại Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH.

Bạn có thể tham khảo mức chi trả bảo hiểm y tế tại bài viết: Các mức hưởng BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến năm 2015

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty Luật Minh Khuê

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần các loại giấy tờ gì ?

Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi có nhu cầu mua BHYT. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng tham gia mua BHYT đều có cách mua khác nhau và tại những địa điểm mua khác nhau. Trong đó, phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhiều nhất có lẽ là một trong những điểm mua bảo hiểm y tế sau đây.

– Với học sinh, sinh viên:

Học sinh, sinh viên có thể tham gia BHYT ngay tại trường THCS, THPT, đại học hoặc cao đẳng đang theo học. Khi mua, học sinh, sinh viên chỉ cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc một số giấy tờ tùy thân khác theo yêu cầu.

– Với hộ gia đình:

Đối với những hộ gia đình có nhu cầu tham gia BHYT có thể mua tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc các đại lý thu trên địa bàn. Để mua BHYT theo hình thức này, đại diện hộ gia đình phải chuẩn bị các loại giấy tờ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH .

– Với các đối tượng khác:

Theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng được mua BHYT tại chính đơn vị đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn. Về hồ sơ, người tham gia chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia BHYT, sau đó thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị.

Hướng dẫn cách mua bảo hiểm y tế ở địa phương

Nếu có nhu cầu mua BHYT, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

>> Xem thêm: Những thay đổi liên quan đến mức hưởng Bảo hiểm y tế mới năm 2022 ?

Bước 1:Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau khi đi mua BHYT tại phường xã:

  • Sổ hộ khẩu (bản chính).
  • Bản photo thẻ BHYT của những người trong hộ khẩu thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc.

Bước 2:Hoàn thiện thủ tục theo hướng dẫn tại xã/ phường/ thị trấn nơi cư trú

Đối với những hộ gia đình tham gia BHYT lần đầu, căn cứ sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chủ hộ hoặc người đại diện sẽ tiến hành kê khai và nộp các giấy tờ sau:

  • Danh sách các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu DK01-HGD).
  • Tờ khai tham gia BHYT (theo mẫu TK01-TS, 01 bản/ 01 người).
  • Danh sách những người tham gia BHYT (mẫu D03-TS (TN), 01 bản).
  • Bản photo thẻ BHYT của những người đã có thẻ nộp kèm theo Danh sách đăng ký tham gia BHYT để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại Điểm G Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP.

Sau khi hoàn thành việc kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trong mẫu, chủ hộ hoặc người đại diện ký cam đoan những nội dung kê là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiếp đó, cán bộ phường/ xã sẽ đối chiếu và kiểm tra tính xác thực của thông tin. Sau khi thông tin được đối chiếu, bạn sẽ phải nộp tiền đóng BHYT ngay tại UBND phường/ xã.

Bước 3:Nhận thẻ BHYT

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình và các thành viên trong gia đình.

Tìm hiểu mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy theo diện đối tượng, các cá nhân tham gia BHYT hàng tháng phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương tháng hoặc tiền trợ cấp tháng. Riêng các đối tượng tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, mức đóng hàng tháng được tính như sau:

+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

>> Xem thêm: Bảng giá khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Các mức đóng BHYT năm 2020 như sau:

Mức đóng

Từ 01/01/2020 – 30/6/2020

Từ 01/7/2020 – 31/12/2020

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

72.000 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

50.400 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

43.200 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

36.000 đồng/tháng

Từ người 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

28.800 đồng/tháng

Lưu ý:Mức đóng trên chưa tính mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và có thể thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Nguyên tắc cung cấp mã số thẻ bảo hiểm y tế

Đối với các trường hợp thẻ bảo hiểm y tế mới chưa được trả đến tay của bạn hoặc bị thất lạc thì chúng ta vẫn có thể lên hệ thống để cập nhật thông in thẻ mới được cấp mã thẻ bao nhiêu và ngày được gia hạn như thế nào …

Nguyên tắc cấp Mã số BHXH:

  • Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số
  • Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình
  • Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.
  • Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

    Việc cấp mã số bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH. Mã số bảo hiểm xã hội là mã số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), giúp hoàn thiện quy trình quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT.

    Mã số BHXH là dãy số tự nhiên bao gồm 10 chữ số, gồm 2 số đầu là mã tỉnh, 8 số tiếp theo là số tự nhiên. Đó cũng là số sổ BHXH và là 10 số cuối thẻ BHYT của mỗi người. Từ 1/1/2018, nhiều người lao động cũng sẽ nhận thấy sự thay đổi khi nhận thẻ BHYT mới: thay thế từ “Số:” in trên thẻ BHYT trên phần số thẻ bằng cụm từ “Mã số:”, và thời hạn sử dụng thẻ BHYT giờ chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/…”.

    >> Xem thêm: Cách xác định hạn sử dụng thẻ BHYT theo quy định mới năm 2022 ?

    Trên sổ BHXH cấp mới cũng có thay đổi khi thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa là cụm từ “Mã số:”.

    Mã số bảo hiểm y tế sẽ giúp người tham gia bảo hiểm xã hội dễ dàng quản lý thông tin bảo hiểm xã hội cá nhân. Đồng thời chỉ cần cung cấp mã số để tham gia và người tham gia sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một cách thuận lợi nhất trên phạm vi toàn quốc.

    Trong trường hợp ví dụ như thẻ BHYT có thể chưa đến tay người lao động nhưng trong hệ thống thường cập nhật ngay thông tin là thẻ được cấp mã thẻ mới bao nhiêu, gia hạn đến ngày nào, và chủ thẻ vẫn sẽ được giải quyết bình thường.

    Đối với đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH, mã số BHXH thống nhất sẽ giúp thuận tiện trong việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT. Để giảm thời gian trong việc kê khai, cập nhật thông tin người tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời, việc cấp mã số BHXH cũng giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ quá trình đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT của người tham gia.