Dàn ý vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong xuất dương Lưu biệt

(1)

Đề bài: Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Xuất dương lưu biệt củaPhan Bội Châu Ngữ văn 11


Dàn ý chi tiết1. Mở bài


Giới thiệu về tác giả: Phan Bội Châu không chỉ được biết đến là một nhà cáchmạng mà ơng cịn nổi danh như một cây bút xuất sắc của thơ ca những năm đầuthế kỉ XX.


Giới thiệu về tác phẩm và vấn đề: Thơ của ơng đã trở thành một thứ vũ khí layđộng hàng triệu con tim yêu nước. “Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ nhưvậy. Nhân vật trữ tình trở thành một hình tượng nổi bật trong thi phẩm thể hiệnrõ nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm.


2. Thân bài


Hình tượng nhân vật trữ tình bộc lộ tư tưởng, quan niệm của tác giả:


Hình tượng nhân vật trữ tình đã nói lên cái chí làm trai của tác giả. Đã mangtrọng trách nam nhi thì “phải lạ ở trên đời”, dám đương đầu với mọi gian nan,thử thách. Đây là một tư tưởng tiến bộ, mới mẻ.


Ý thức về trách nhiệm và vị thế của mình trong xã hội: phải lập được cơngdanh, giúp ích cho đất nước.


Hiểu được thời thế, hiểu được trách nhiệm của bản thân và hiểu được hoàncảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ. Nhân vật trữ tình đã sớm tỉnh táo trướchiện thực đất nước.


Vì sớm được tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản, sớm tiếp thu những điều
mới mẻ, tiến bộ đã thôi thúc nhân vật trữ tình đi đến một cuộc “cách mạng”mới, ra đi để tìm đường cứu nước. Chính khát vọng lớn lao đó đã khắc họathành cơng hình tượng nhân vật trữ tình với vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hàohùng.

(2)

Nói về chí làm trai, về tư thế và tầm vóc của mình, về khao khát ghi danh vàkhát vọng hành động trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền đã thể hiện mộttrái tim yêu nước cháy bỏng. => quyết tâm ra đi cứu nước.


Giọng điệu của nhân vật trữ tình cũng thay đổi theo những cung bậc cảm xúccụ thể. Từ giọng điệu đến những hình ảnh lớn lao, kỳ vĩ như “càn khôn”, “nonsông”, “bể Đông” đã phần nào cho thấy tình yêu nước nồng nàn mà vĩ đại củatác giả.


3. Kết bài


Hình tượng nhân vật trữ tình xun suốt trong tồn bộ bài thơ chính là một conngười đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, trước vận mệnh dân tộc. Bằnggiọng thơ nhiệt huyết, hình ảnh thơ kì vĩ, Phan Bội Châu đã xây dựng hìnhtượng một nhà cách mạng giàu lịng u nước với những tư tưởng táo bạo,mạnh mẽ, khí phách ngang tàng và khát vọng sôi sục trong công cuộc cứunước. Đây cũng chính là tiếng lịng thiết tha, rạo rực của tác giả.


Hướng dẫn


Trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương,hình tượng nhân vật trữ tình hiện lênthật đẹp đẽ, hùng vĩ gắn với lý tưởng tự khẳng định mình và lòng yêu nướcthiết tha:


Làm trai phải lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm
cần có tớ Sau này mn thuở há khơng ai Non sông đã chết sống thêm nhụcliền thánh làm chi học cũng hồi Muốn vượt bể Đơng theo cánh gió Mntrùng sóng bạc tiễn ra khơi.


Bài thơ nguyên văn làm bằng chữ Hán có tên Xuất dương lưu biệt.Như ta đãbiết, sau khi vận động thành lập hội Duy tân (1905) Phan Bội Châu tranh thủviện trợ nước ngoài đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nước. Bài thơ được làmtrong buổi chia tay với các đồng chí của mình trước khi tác giả lên đường. Trênđây là bản dịch thơ của Tơn Quang Phiệt.


Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: Làm trai phải lạ trênđời Há để càn khôn tự chuyển dời.

(3)

mọi thứ tầm thường trên đời. Nói như Nguyễn Cơng Trứ thì đó là ‘Phải códanh gì với núi sông’. Phan Bội Châu đã ghi dấu ấn với sông với núi bằng khátvọng xoay trời chuyển đất: ‘Há để càn khôn tự chuyển dời’. Không để đất trờivần xoay, phải chế ngự sự biến dối ấy bằng những hành động, việc làm xứngđáng với thân nam nhi.


Kháng định chí làm trai, tiến thêm một bước là khẳng định một cái ‘Tơi’ kỳ vĩ:Ti ong khoảng trăm năm cần có tớ San nảy mn thuở há khơng ai.


Lời nói hùng khí ấy chỉ có thể thốt lên từ một bậc anh hùng. Trong khoảngtrăm năm của cuộc đời cần có ta gánh vác. Câu thơ khẳng định vai trò cá nhânđối với vận mệnh đất nước và cũng là thể hiện một cái ‘tôi’ đầy trách nhiệmsẵn sàng gánh vác kế trăm năm nghiệp vuông trên của cơ đồ xã tắc. Trong thờicuộc rối ren đẩu thế kỷ XX, khi bao kẻ chỉ chăm chăm ‘nằm co’ cho khn vừathịi thế, sự vùng vẫy của cái tôi kia thật đáng trân trọng.


Tin ở bản thân cái ‘tôi’, nhân vật trữ tình cịn tin ở tương lai ‘sau này mn
thuở há khơng ai’. Sau này nghìn năm lại khơng có ai lưu danh mn thuở vìdân vì nước hay sao? Cau thơ có dáng dấp một câu hỏi nhưng cũng là một câukhẳng định ắt sau này có người làm nên nghiệp lớn, lưu danh mn thuở cứudân cứu nước. Đó khơng là ta thì sẽ là một người hậu thế. Lời thơ bày tỏ niềmtin tưởng vào tương lai, đó giống như sự trao lịch sử vào tay hậu thế.


Bàn về chí làm trai, bàn về cái ‘tơi’ ở đời, nhà thơ đặt nhân vật trữ tình hồncảnh cụ thể của đất nước: Non sông đã chết sống thêm nhục liên thánh lùm chihọc cũng hoài.


Luận về lẽ sống chết ở đời để khẳng định, đề cao tư tưởng mới mẻ của nhân vậttrữ tình. ‘Non sơng đã chết sống thêm nhục’. Nếu như chí làm trai gắn số phậnkẻ làm trai với trách nhiệm xoay trời chuyển đất thì nước nhà có sa cơ ‘đã chết’cái nhục thuộc về sự sống kẻ làm trai. Nhận trách nhiệm chung về mình, đó làbiểu hiện cao độ của lịng tự trọng con người. ở đây lòng tự trọng được thể hiệnở nỗi đau mất nước, nỗi nhục quốc thể.

(4)

thời đại mới cần xếp bút nghiên nắm lấy vũ khí mà tranh đấu cho lịng tự tơndân tộc, lịng tự trọng cá nhàn. Tư tưởng này hết sức mới mẻ, táo bạo thốt rakhỏi lề lối sáo mịn gị ép của tư tưởng Nho gia thúc giục con người lên đườngtranh đấu.


Vậy lên đường tranh đấu bằng cách nào?


Muốn vượt biển Đơng theo cánh gió


Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.


Hình tượng nhân vật trữ tình khơng cịn hiện lên trong khn khổ những tưtưởng ý chí mà vụt hóa thành con người của hành động. Câu thơ khắc họa mộtcuộc tiễn đưa hào hùng của lịch sử. Hình ảnh tư thế người ra đi vơ cùng lớn laokì vĩ ‘vượt bể Đơng theo cánh gió’ để ‘Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi’. Phảilà ‘bể Đơng’ ‘cánh gió’ mới xứng đáng với sự kỳ vĩ của ước mơ người anhhùng. ‘Mn trùng sóng bạc’ của q hương tiễn đưa người anh hùng ra đi vìchí lớn. Bài thơ khép lại nhưng mở ra hy vọng cho tương lai đất nước dựa vàocuộc ra đi hào hùng của bậc anh hùng hào kiệt.


Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên ở nhiều phương diện: tưtưởng khát vọng, hành động. Qua đó bộc lộ những quan điểm mới mẻ, tiến bộvề nhân sinh quan. Bài thơ kết thúc ớ hình ảnh người ra đi đẹp hào hùng gieovào lịng người những đợi chờ hy vọng.


Hóa thân vào nhân vật trữ tình của bài thơ, Phan Bội Châu thể hiện khát vọng ýchí cá nhân làm nên nhiều biến động đổi thay trong lịch sử. ở nhà thơ, thơ làngười và người cũng như thơ. Nhắc đến thư để ta thêm mn phần ngưỡng mộcon người nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đặc sắc của Phan Bội Châu.

- Giới thiệu vấn đề: Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét qua bài thơ.

2. Thân bài

- Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua tư duy mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ:

- Quan niệm mới mẻ và chí làm trai (hai câu đầu): phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.

=> Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.

- Tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức về trách nhiệm lớn lao của mình: làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, để lại tên tuổi cho đời sau. => Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.

- Những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.

- Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống rào rạt chảy trong suốt bài thơ.

- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng được xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc:

+ Giọng thơ nhiệt thành, sôi sục và có lúc thiết tha, rạo rực.

+ Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Bài mẫu

   Xuất dương lưu biệt không những là một bài thơ hay, mà còn là một mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời hoạt động cứu nước sôi nổi cùng thơ văn cổ động lòng yêu nước và đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ được ứng khẩu trong hoàn cảnh tác giả tạm biệt bạn bè đồng chí để lên đường. Xuất dương lưu biệt là bài ca hào sảng và hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng.

   Bài thơ Xuất dương lưu biệt là giờ phút con hổ được về rừng, con cá kình được ra biển khơi, con đại bàng được tung cánh, dù phía trước còn biết bao khó khăn và nguy hiểm, nhưng chúng có cái hanh phúc được vẫy vùng. Sau một thời gian tham gia các phong trào yêu nước nhưng không đem lại hiệu quả, Phai Bội Châu đã trăn trở suy tư để tìm ra một con đường cứu nước mới để đưa nước Việt Nam hùng mạnh như các nước ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Đến năm 1905 ông giã biệt bạn bè để sang Nhật cầu giúp đỡ. Xuất dương lưu biệt là những lời lẽ tỏ rõ quyết tâm của ông trước khi lên đường:

Làm trai há phải lạ trên đời.

Há đế càn không tự chuyển dời.

   Câu thơ thể hiện rõ quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu, làm trai trước hết phải được sự nghiệp anh hùng. Chúng ta bắt gặp ý thơ này trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu

Hay trong thơ của Nguyễn Công Trứ.

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.

   Quan niệm của cụ Phan giống với các nhà nho thuở xưa, đã là con người sống trong trời đất này, phải làm được một điều gì đấy, đã sinh ra làm kẻ nam nhi cũng phải mong có điều lạ. Nhưng tới câu thơ thứ hai, ý thơ cửa Phan Bội Châu đã bắt đầu khác: Lẽ nào để trời đất chuyền vần lấy sao. Nghĩa là Phan Bội Châu đã thoát ra khỏi tư tưởng thiên mệnh của người xưa. Xưa kia người anh hùng tiết tháo Đặng Dung chua chát nhận ra thời vận (tức ý trời) là nhân tố quyết định nên sự thành bại. chứ không phải do tài năng của bản thân:

Thời lai đồ điếu thành công dị.

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

(Gặp thời thì anh hùng thật, người câu cá cũng dễ dàng làm nên công trạng / vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ nuốt hận mà thôi).

    Với Phan Sào Nam thì ngược lại, ông đặt con người ngang tầm với càn khôn (đất trời). Càn khôn xoay vần cuộc đời thi cớ gì con người không xoay vần được càn không. Người xưa nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên (Mưu việc do con người, nhưng thành công là bởi ý trời). Phan Bội Châu không đề cập chuyện thành bại ở đây nhưng ý chí dám xoay lại càn khôn thì không chỉ là ngang tàng, bướng bỉnh mà có phần tự tin, lạc quan. Thoát khỏi tư tưởng thiên mệnh là bước đột khởi để người chí sĩ cách mạng thực hiện chí nam nhi của mình. Sau khi so mình với càn khôn, tác giả lại so mình với đồng loại:

                                                          Ưu bách niên trung tri hữu ngã

                                                          Khởi  thiên tải hậu cánh vô thùy

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?).

   Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với đồng loại thì tự cho mình là xuảt chúng, không bao giờ chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu thì khác nhiều, ông vừa đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không cho cá nhân ấy là duy nhất. Câu thơ thứ ba của bài rất gần với ý thơ của Nguyền Công Trứ.

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải cỏ danh gì với núi sông.

   Nhưng ở câu thơ thứ tư thì lại rất khác. Tác giả đặt vai trò của cá nhân mình bình đẳng với các cá nhân khác, tuy rằng đó mới chỉ là một câu nghi vấn: Sau này muôn thuở, há không ai? Nhưng đã chứng tỏ Phan Bội Cháu không coi mình Là duy nhất.

   Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự dổi mới của tư tưởng nhận thức.

   Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

   Nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận cùa mỗi người, điều này không phải đến Phan Bội Châu mới có. Nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Nước đã mất đồng nghĩa với anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng phải quan niệm lại. Nếu như ở Nguyên Khuyến hay Tú Xương:

Sách vở ích gì cho buổi ấy

   Hay:

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

   Chỉ là niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự phê phán đến gay gắt. Sách vở thánh hiền vô dụng mà còn ngồi tong thì chỉ là hoài, là nghi mà thôi.

   Sau đổi mới về tư tưởng, nhận thức là sự đổi mới về hành động:

   Muốn vượt biển đông theo cách gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phỉ).

   Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là gió dài (trường phong), sóng bạc (bạch lãng) tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Người hào kiệt không những không sợ sóng gió mà còn coi sóng gió là bạn đường (những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động) là đối tượng để mình dua sức, đua tài

   Hai câu thơ cuối thế hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Câu thơ gợi một cảm giác bừng bừng tráng khí chứ không mang một chút lo âu, cũng chẳng hề nghĩ đến quan san muôn dặm hay lữ thứ tha hương. Nhiệt huyết cứu nước cứu nòi đã lấn át đi tất cả. Câu thơ vượt Biển Đông cũng ngầm ý là sang Nhật Bản, đất nước nhờ biết duy tân mà trở nên hùng cường, đánh thắng cả nước Nga hùng mạnh, là tấm gương sáng cho các dân tộc noi theo.

   Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã được thế hiện rõ nét trong chí làm trai của tác giả. Nó thể hiện khát vọng độc lập tự do cùa các bậc chí sĩ yêu nước thuở xưa.

   Trong bối cảnh đất nước Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu (á - tế - á - ca), sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh hai vai gánh vác cả sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học một luồn sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn mà hào hùng của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu muôn hát vang chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của người cộng sản, mà tiêu biểu là Nguvền Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Loigiaihay.com