Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Người bán hàng vì lợi nhuận nên có rất nhiều chiêu tinh quái trong công đoạn biến cua công nghiệp thành cua đồng.

Món canh cua đồng ngon mát, rất dễ ăn lại bổ sung nhiều vitamin và canxi rất được yêu thích trong bữa ăn của người Việt trong những ngày hè.

Tuy nhiên hiện nay, cua nuôi công nghiệp lại trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng lo lắng. Người bán hàng vì lợi nhuận nên có rất nhiều chiêu tinh quái trong công đoạn biến cua công nghiệp thành cua đồng, khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024
Mô tả

Để giúp người tiêu dùng biết cách nhận biết, phân biệt một cách chính xác con cua đồng chính hãng và cua nuôi công nghiệp, PV đã tìm đến một chợ lớn trên địa bàn quận Hà Đông để khảo sát ý kiến của một vài tiểu thương.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Trịnh Thị Hà (một người bán cua đồng lâu năm tại chợ này) cho biết: "Nếu nói bây giờ ở các chợ chỉ toàn bán cua đồng công nghiệp thì không đúng. Cua đồng thật vẫn có chứ nhưng số lượng không nhiều.

Không nói ra thì mọi người cũng hiểu, với số lượng tiêu thụ lớn như vậy ở thành phố thì móc đâu ra cua đồng để cung cấp đủ được. Móc được, một kg cua đồng tự nhiên đâu phải dễ mà móc mãi thì nó cũng phải hết chứ. Thế nên, không nuôi cua công nghiệp thì lấy đâu ra".

Theo chị Hà, cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và cua rất khỏe. Cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất. Trong khi, cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

Để phân biệt chính xác hơn, người mua nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt. Còn, cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua nát, ăn có vị mặn chát.

Anh Đỗ Ngọc Minh, một người bán cua đồng khác cho hay: "Thường thì cua đồng chính cống thường dính nhiều bùn đất, rửa lâu mới sạch. Chính vì thế mà nhiều người bán hàng dùng cách nhuộm bùn cho cua nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, dù có vậy thì người mua chỉ cần về rửa cái là biết ngay, bởi chỉ rửa qua nước là mình cua đã sạch bóng.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Cua đồng thật thường có mai vàng hoặc màu xám, cua rất khỏe và bò nhanh.

Mai của cua đồng bao giờ cũng xanh đen, nhìn con cua rất khỏe mạnh, rắn chắc. Trong khi đó, cua nuôi có mai màu vàng nhợt và yếu. Hơn thế, người bán cứ đội giá cua lên thật đắt mà tâm lý người mua thì hay tin rằng hàng đắt là hàng thật".

Còn chị Hương, một người bán cua đồng có tiếng tại chợ cho biết: "Nhìn chậu cua nào mà con cua cứ đều chăn chắn thì chắc chắn đó là cua nuôi, chậu cua đồng bao giờ cũng có con to con nhỏ. Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh sẽ còn chân đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập. Mai cua có màu xanh xanh và sủi bọt liên tục. Ngoài ra, cua còn tươi sẽ không có mùi hôi, ấn vào yếm thấy cứng là cua chắc thịt.

Còn đối với cua không đảm bảo chất lượng, thân cua khi ấn vào yếm không chắc mẩy và không có hình dáng to khỏe như cua đồng sạch. Cua không còn tươi sẽ có mùi hôi nhất định.

Hơn thế, theo tôi người tiêu dùng nên hạn chế mua cua chế biến sẵn. Vì nhiều người bán rất cẩu thả, để cả yếm cua vào xay nhuyễn nên dễ bị hoi, dùng cua chết để xay tạo mùi hôi khó chịu và ăn không ngon... Chưa kể cua đồng còn bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe".

Hơn nữa, chị Hương còn khuyến mại thêm cho những ai thích ăn cua một vài mẹo để chọn được cua ngon. "Nếu thích cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái, thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Cua đực có vỏ yếm nhỏ, cua cái thì vỏ yếm lớn hơn.

Không nên chọn mua cua cái đang thời kì sinh đẻ vì khi nấu nước sẽ tanh, cũng không nên chọn cua quá non vì cua sẽ dễ bị hôi. Nên giã cua bằng tay, dùng cả mai cua cho vào giã vì nước sẽ có vị đậm đà hơn. Khi giã cua, bạn nên cho thêm một chút muối vào cua thì thịt sẽ dẻo hơn", chị Hương cho hay.

Giữa nhiều loại cua biển đắt đỏ, cua Cà Mau được nhiều chị em lựa chọn để chế biến món ngon. Có người thích ăn cua nhiều gạch, người lại ưa cua nhiều thịt, chọn thế nào cho chuẩn?

Nhắc đến cua biển, không thể không nhắc tới cua Cà Mau nổi tiếng. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với rừng ngập mặn rộng lớn, là nơi sinh trưởng lý tưởng cho loài cua biển.

Ngày hội cua Cà Mau được tổ chức lần đầu tiên bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 31/12/2022 với chủ đề “Cua Cà Mau - Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” đã diễn ra sôi nổi. Trong cuộc thi người ta không chỉ tổ chức đua cua và trói cua biểu diễn mà còn chế biến các món ngon từ cua biển Cà Mau nữa. Cua biển Cà Mau ngon phải được nuôi ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển hoặc một phần huyện Cái Nước.

Cua biển có thể chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, nếu không biết cách phân biệt và chọn được con cua ngon thì món ăn của bạn dù tâm huyết thế nào cũng không tới vị.

Vì cua Cà Mau khá đa dạng trong quá trình trưởng thành nên người ta chia ra làm cua gạch và cua thịt. Trong mỗi loại ấy lại được chia thành từng giai đoạn trưởng thành.

Cách phân biệt cua gạch Cà Mau: Cua ốp và cua gạch son

Cua gạch son

Cua gạch son có yếm vuông. Sau khi lột chúng biến thành cua cái. Cũng trong khoảng thời gian này chúng tiến hành giao phối thì phần gạch sẽ dần xuất hiện nhiều.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Phần gạch cua đỏ vàng, ăn đậm đà, béo ngậy, dễ bị ngán.

Cua ốp

Cũng là cua này, sau khi lột mà không được giao phối thì chúng không có gạch, thường được phân biệt với cái tên cua cái ốp. Thịt cua vẫn ngon nhưng không ngọt bằng cua gạch son. Mỗi con có trọng lượng dao động khoảng 300-500g.

Để tìm mua cua gạch ngon, người ta chỉ quan tâm đầy gạch hay ít gạch mà thôi.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Cua cốm (cua 2 da)

Loại cua này được nhiều người sành ăn cua săn lùng. Cua cốm là những con cua Y, cua yếm vuông hay cua gạch son chuẩn bị lột xác. Để ý sẽ thấy trên phần mu cua sẽ xuất hiện hai đốm nhỏ màu cam. Vỏ cua rất mỏng, hơi ửng hồng, túm lông trong yếm màu đỏ hồng nhạt. Khi luộc, bóc ra sẽ lộ lớp thịt ngọt và gạch vàng ươm đầy bên trong ngon ngậy nhưng không béo ngấy.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Cách phân biệt cua thịt cà mau: cua Y, cua yếm vuông, cua xô

Cua Y

Loại cua biển Cà Mau này phần thịt chiếm đến 70% trở lên. Những con khoảng 90% thịt thì vô cùng hiếm. Yếm cua và cạnh đáy hình tam giác, nhỏ trông giống như chữ Y. Loại cua này được phân loại tùy theo trọng lượng. Cua Y tứ khoảng 4 con/kg, cua Y tam khoảng 3 con/kg, cua Y 5 khoảng 2 con/kg còn cua Y 7 thì 1 con cua Cà Mau khoảng từ 700g trở lên.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Nằm hai bên yếm là 5 nốt, muốn biết cua ngon hay không dùng ngón tay ấn nhẹ vào nốt thứ 3. Nếu chúng cứng, không bị óp thì cua ngon. Nếu chúng mềm thì đó là cua mới lột, sẽ ít thịt và thịt bị mặn. Bán cua này ít người mua, tuy nhiên người không có kinh nghiệm chọn cua cũng có lúc mua phải cua này không ngon.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Cua yếm vuông

Cua yếm vuông có gạch vàng, thơm ngon. Những người thích ăn cua lâu năm thường chọn loại cua này để thưởng thức.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Loại cua yếm vuông này dễ chọn hơn, chỉ cần dùng tay ấn vào yếm cua, nếu cứng chắc thì thịt chắc. Còn nếu mềm thì cua này không nên mua.

Cua biển và cua nuôi khác nhau như thế nào năm 2024

Cua xô, cua dạt

Thực ra, cua xô là những loại cua hạng 2 theo kiểu "đổ đống" bởi chúng có khiếm khuyết là trong quá trình bắt và trói bị gãy càng. Chẳng hạn như cua Y còn 1 càng, cua yếm vuông mềm yếm, cua yếm vuông cứng nhưng cũng bị gãy 1 càng hoặc cua cái ốp 1 càng, cua Y mềm, cua gạch gãy 1 càng.

Một vài mẹo giúp mua cua Cà Mau, các loại cua ghẹ khác ngon, chắc thịt, nhiều gạch, không bị óp

- Cua, ghẹ yếm nhỏ hình tam giác là cua đực. Chúng thường không có gạch nên lượng thịt nhiều hơn so với con cái. Khi mua chọn con có yếm cứng, yếm mềm thì chúng óp, ít thịt, nhiều nước và nhạt nhẽo.

- Chất lượng cua ngon phụ thuộc vào mùa nước. Hiểu đơn giản là không nên mua cua hoặc ghẹ vào giữa tháng âm lịch. Nên mua đầu hoặc cuối tháng vì chúng chưa lột vỏ.

- Nên mua những con còn gai và càng nguyên vẹn. Nếu phần gai trên càng và mai bị sứt thì cua để lâu ngày không ngon.