Cptpp chiếm bao nhiêu trong gdp của cả nước

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, sau 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường này và đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2020. Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng khoảng 37,6 % so với năm 2020.

Trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CTPPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 43 tỷ USD, tăng khoảng 16,26% so với cùng kỳ.

Trong đó, xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác mà Việt Nam chưa có FTA trước đó gồm Canada và Mexico đạt kim ngạch tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại “Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP” ngày 26/12, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhận định, ngay trong năm đầu thực thi CPTPP, xuất khẩu của Việt Nam sang 2 thị trường lần đầu tiên chúng ta có quan hệ thương mại tự do mới là Canada và Mexico đã tốc độ tăng trưởng gần 30%.

Đặc biệt, ngay trong năm đầu tiên chúng ta đã xuất siêu sang thị trường CPTPP trên một tỷ USD. Đây chính là tiền đề để chúng ta đảm bảo những cân đối lớn vĩ mô của nền kinh tế.

Sau ba năm thực hiện, kết quả còn đáng khích lệ hơn. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, khi điểm lại việc thực thi Hiệp định CPTPP, những con số Chính phủ báo cáo ra Quốc hội được đánh giá rất cao, đặc biệt những thị trường chúng ta mới mở, tăng trưởng tiếp tục duy trì ở tốc độ cao. Và tổng kim ngạch xuất siêu của chúng ta trong những tháng đầu năm của năm 2022 sang khối thị trường này đạt được mức lúc đó khoảng 6 tỷ USD, đóng góp rất đáng kể cho những nỗ lực chung, những thành tích chung về xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt hơn, ngoài những thành tích ban đầu về xuất nhập khẩu thì đây là một hiệp định mà lần đầu tiên đưa chúng ta có một vị thế mới ở trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực thi CPTPP cũng là một bước đệm để chúng ta có được cơ sở để thiết lập quan hệ vững mạnh với những đối tác khác.

Để ý sẽ thấy, tất cả những nước ở trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mà EU đặt mối quan hệ thì đều là thành viên của CPTPP. Nhật Bản, Singapore, Việt Nam là ba nước ở khu vực phê chuẩn Hiệp định CPTPP đầu tiên đều có quan hệ thương mại tự do với EU. “Đây là bàn đạp để chúng ta có được những cơ sở để thiết lập quan hệ vững mạnh với những đối tác khác”, ông Thái cho biết.

Đặc biệt nữa, khi chúng ta phê chuẩn CPTPP, thì có một số nước rất e ngại, một số nước thậm chí còn chưa phê chuẩn hiệp định này ở thời gian mà chúng ta phê chuẩn. Thế nhưng sau đó với vị thế của CPTPP, đặc biệt với kết quả thực thi, đã có rất nhiều đối tác quan tâm tới hiệp định. Ngoài Anh, còn có nhiều nước khác cũng đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định.

“Đi làm hội nhập từ năm 1996, đây là lần đầu tiên tôi được thấy cảnh mình ngồi ở trong giống như ban giám khảo xét đơn gia nhập của các đối tác như Vương quốc Anh, Hàn Quốc hay thậm chí những nền kinh tế rất lớn bây giờ như Trung Quốc và Đài Loan”, ông Thái vui mừng chia sẻ.

Ngoài ra có nhiều nền kinh tế khác như Urugoay, Costa Rica ở rất xa họ cũng quan tâm đến hiệp định. Chứng tỏ rõ ràng vị thế của CPTPP đang được cải thiện.

Tuy nhiên, ông Thái cũng thẳng thắn cho rằng, lợi thế của chúng ta với vai trò người dũng cảm đi đầu triển khai hiệp định quốc tế này dần dần mất đi. Chúng ta thấy Malaysia, Chile vừa qua cũng đã gần như hoàn thành quá trình phê chuẩn. Một số nền kinh tế khác có thể thời gian tới cũng tham gia vào CPTPP.

Đây cũng là hiệp định lần đầu tiên chúng ta tổ chức thực thi một cách bài bản. Giai đoạn ba năm là giai đoạn chạy đà và là giai đoạn chúng ta có được ưu đãi hơn các nước khác dường như bắt đầu sẽ mất đi.

“Vì vậy, với giai đoạn mới chúng ta bước vào triển khai thực thi hiệp định như thế nào để tăng cường hiệu quả hơn nữa là một vấn đề hết sức quan trọng”, ông Thái nhấn mạnh.

Sau các vòng đàm phán kéo dài 21 tháng, London đã cán đích trên chặng đường tham gia sân chơi thương mại năng động mang tên CPTPP. Thông báo lễ ký kết chính thức dự kiến diễn ra trong năm nay, Thủ tướng Rishi Sunak khẳng định, gia nhập CPTPP đặt Anh vào trung tâm nhóm các nền kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại khu vực Thái Bình Dương. Hoan nghênh sự tham gia của London, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto (S.Gô-tô) nhấn mạnh, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy tự do thương mại trong và ngoài khu vực. Nhiều chuyên gia cho đây là “bước đi cùng thắng” đối với cả Anh và các thành viên hiệp định.

Nhiều chuyên gia cho đây là “bước đi cùng thắng” đối với cả Anh và các thành viên hiệp định.

Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được xem là trọng tâm trong chiến lược “nước Anh toàn cầu” của London. Thủ tướng Sunak từng nhấn mạnh, đến năm 2050, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dự kiến đóng góp hơn một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. London mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ với khu vực có ý nghĩa quan trọng trên bản đồ địa chính trị thế giới này.

Anh đã sớm bày tỏ ý định tham gia CPTPP, sau khi sân chơi thương mại rộng lớn này được hình thành năm 2018. Bước ngoặt rời Liên minh châu Âu (EU) sau gần một nửa thế kỷ gắn bó càng thúc đẩy quyết tâm đó của Anh. London đệ đơn gia nhập CPTPP từ tháng 2/2021 và khởi động đàm phán vào tháng 6 cùng năm. Bước đi này thể hiện nỗ lực của Anh nhằm đa dạng hóa các mối liên kết kinh tế ngoài châu Âu. Theo Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh, gia nhập CPTPP gửi đi thông điệp mạnh mẽ về nỗ lực của Anh mở cánh cửa đến các thị trường mới trên thế giới.

Giới chức Anh khẳng định, đây là hiệp định thương mại quan trọng nhất mà London ký kết thời hậu Brexit.

Đối với Anh, CPTPP mang đến triển vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới và tạo việc làm. Giới chức Anh khẳng định, đây là hiệp định thương mại quan trọng nhất mà London ký kết thời hậu Brexit. Hơn 99% số mặt hàng xuất khẩu của Anh sang các nước CPTPP sẽ được hưởng mức thuế 0%. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, tài chính và dịch vụ có cơ hội mở rộng kinh doanh ở thị trường đang tăng trưởng mạnh tại các nước thành viên. Chính phủ Anh ước tính, tham gia CPTPP mang lại khoảng 2,2 tỷ USD mỗi năm và con số này còn tăng khi CPTPP tiếp tục được mở rộng.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực về kinh tế, tham gia CPTPP được coi là thắng lợi về mặt chính trị của London. Đây là cơ hội để Anh gia tăng sự hiện diện về kinh tế tại vành đai châu Á-Thái Bình Dương, tiếp nối sự hiện diện về an ninh thông qua Thỏa thuận AUKUS ký với Mỹ và Australia. Ngoài ra, việc hoàn tất đàm phán CPTPP chỉ vài tuần sau khi ký khuôn khổ Windsor với EU về giải quyết vướng mắc liên quan Brexit đã giúp Chính phủ Thủ tướng Sunak ghi điểm trong mắt cử tri, trong bối cảnh cuộc bầu cử địa phương vào tháng 5 đang đến gần.

Là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, CPTPP hiện có 11 nước, chiếm 12% GDP toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Anh gia nhập sẽ đưa CPTPP trở thành thị trường hơn 500 triệu dân, với GDP ước tính hơn 13,6 nghìn tỷ USD, bằng 15% GDP thế giới.

Sự tham gia của Anh, nền kinh tế hàng đầu châu Âu với thị trường 67 triệu người tiêu dùng, đã cho thấy sức hấp dẫn của khuôn khổ hợp tác thương mại đa phương quy mô lớn như CPTPP. Là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, CPTPP hiện có 11 nước, chiếm 12% GDP toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Anh gia nhập sẽ đưa CPTPP trở thành thị trường hơn 500 triệu dân, với GDP ước tính hơn 13,6 nghìn tỷ USD, bằng 15% GDP thế giới.

Cao ủy Thương mại Anh phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Natalie Black (N.Blách) nhận định: Việc Anh gia nhập có thể giúp nâng tầm CPTPP từ khuôn khổ khu vực Thái Bình Dương thành một hiệp định mang tính toàn cầu. Mốc mở rộng đầu tiên sau 5 năm hình thành của CPTPP cũng đánh dấu bước tiến quan trọng của chiến lược “nước Anh toàn cầu”.