Cốt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Cốt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Bài làm:

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Tác phẩm được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

Vở kịch được tác giả sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực  trong lối sống hiện thời. Đoạn trích trong sách giáo khoa là một phần của cảnh 7, cảnh cuối cùng của vở kịch.

Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt, do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quí Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng xách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là vở kịch được Lưu Quang Vũ cải biến từ cốt truyện dân gian, có điều cốt truyện dân gian có hậu. Trương Ba được quan xét cho về cùng vợ và được đoàn tụ cùng gia đình. Còn kịch của Lưu Quang Vũ lại xoáy vào nội tại của nhân vật: bi kịch sống vay mượn, sống lệ thuộc vào người khác. Đó là cách mà Lưu Quang Vũ đã thể hiện với nhân vật hồn Trương Ba. Trọng tâm vở kịch của Lưu Quang Vũ bắt đầu từ chỗ cốt truyện dân gian kết thúc, Trương Ba được sống lại nhưng không hề hạnh phúc mà bị sức mạnh của xác phàm đầy bản năng làm nhiễm độc khiến ông không còn là Trương Ba của ngày xưa, gia đình trao đảo có nguy cơ đổ vỡ. Khi ở trong thân xác hàng thịt, Trương Ba dần bị tiêm nhiễm một số thói hư tật xấu và bắt đầu có những nhu cầu mà trước đây nó vốn xa lạ với ông. Nhất là chị hàng thịt cứ đòi lại chồng, luôn yêu cầu ông phải làm người đàn ông thực sự của chị. Tên lý trưởng cũng nhân đấy mà sách nhiễu vòi tiền ông. Gia đình ông trở nên xào xáo, người con trai Trương Ba ngày càng lấn át, không coi bố ra gì. Vợ và con dâu, cháu nội ông thì không thể nào chịu nổi cảnh này nên dần dần tránh xa ông. Trương Ba đau khổ khi sống trong tình trạng bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Cuối cùng ông không nhập vào xác ai cả, kể cả xác của cu Tị. Hồn ông nhập vào cây trái trong vườn để mãi mãi bất tử. Xung đột kịch này được tác giả thể hiện thành công xuất sắc trong cảnh bảy và ở đoạn kết của các màn đối thoại. Các lớp đối thoại ấy cho thấy xung đột kịch càng về sau càng đẩy lên cao trào. Cách cởi nút của Lưu Quang Vũ về bi kịch của hồn Trương Ba với một chất thơ rất đẹp và sâu lắng.

Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” gửi gắm đến người đọc một thông điệp. Cuộc sống và được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống toàn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Mặt khác con người luôn luôn phải đấu tranh với nghịch cảnh chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được là chính mình.

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, nội dung truyện đề cao giá trị con người, về sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác. Lưu Quang Vũ muốn đưa đến một thông điệp cuộc sống con người quý giá nhất khi được sống đúng là mình, với những giá trị mình muốn, mình theo đuổi. Và con người cần phải đấu tranh trước chính bản thân mình để ngày càng hoàn thiện hơn nhân cách, vươn tới các giá trị cao quý.

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

XEM THÊM >>>> Phân tích và nêu cảm nghĩ về tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về tác phẩm Hồn Trương ba da hàng thịt

Ngày xưa, có một người đánh cờ tướng rất cao tên là Trương Ba. Chưa có một tay cờ nào địch lại nổi anh ta. Một hôm, có người đánh cờ với Trương Ba, bị dồn vào thế bí, ngồi nghĩ mãi không biết đi nước nào gỡ thua được, anh ta mới bảo:

“Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích mới có thể gỡ được, chứ người trần chơi cờ thì chỉ có nước hàng mà thôi”.

Vừa lúc ấy có một ông lão ăn mày ghé vào nhà Trương Ba xin, thấy hai người đang ngồi đánh cờ, lần đến ghé mắt xem, biết người kia đang nước bí, mới xin đi thử một nước gỡ xem sao.

Trương Ba cười rồi nói:

“Cờ này chỉ có Đế Thích hiện xuống may gỡ được cùng chăng, chứ ông thì tài cờ đến đâu mà đòi thử”?

Lão ăn mày cố nài:

“Ông cứ cho tôi đi thử một nước xem sao”?

Trương Ba nhận lời, ông lão đi ngay một nước gỡ khỏi thế bí, rồi dồn luôn Trương Ba vào chỗ phải thua. Trương Ba vừa tức vừa kinh ngạc nhìn sững ông lão hồi lâu, rồi bước xuống đất mời địch thủ ngồi lên cao, sụp lạy mà nói rằng:

“Tôi dám chắc cụ là tiên cờ Đế Thích chứ chẳng phải người phàm”.

Ông lão từ chối, chỉ nói mình là kẻ nghèo hèn, nhưng Trương Ba không chịu nghe cứ lạy mãi, khiến cụ già ăn mày phải thú thật:

“Tôi là Đế Thích nghe anh nhắc đến tôi, nên tôi phải đến xem anh đánh cờ ra thế nào, thấy anh quả thật là tay cờ giỏi, đáng khen. Cùng làng cờ với nhau, tôi muốn giúp anh một việc: số anh gần đến ngày chết, anh bảo cho vợ anh biết là khi anh nằm xuống rồi thì chị ấy nhớ thắp hương lên mà vái tên tôi, tôi sẽ hiện xuống cứu giúp anh sống lại”.

Nói rồi vị tiên cờ biến mất, Trương Ba liền gọi vợ ra căn dặn theo đúng lời Đế Thích đã dặn.

Cách đó ít lâu, Trương Ba chết, người vợ thương khóc lo việc chôn cất, quên mất lời dặn của Đế Thích. Một tháng sau, dọn dẹp trong nhà trông thấy bàn cờ tướng, người vợ mới sực nhớ tới lời căn dặn của chồng, bèn thắp hương lên gọi tên Đế Thích. Chỉ chốc lác, Đế Thích hiện lên, người vợ kể lại sự tình rồi van lơn xin cứu cho chồng sống lại

Đế Thích nói:

“Anh Trương Ba chết đã lâu, da thịt rữa nát rồi, làm sao mà hồn nhận lại xác cho được nữa”?

Vơ Trương Ba lạy khóc mãi không cho Đế Thích đi, khẩn nài làm sao cho chồng sống lại. Đế Thích còn đang phân vân, thì hay tin lối xóm có người bán thịt heo vừa chết, mới bảo vợ Trương Ba.

“Chỉ còn cách cho hồn chồng chị nhập xác vào người bán thịt, chị có bằng lòng chăng?”

Vợ Trương Ba không còn biết tính làm sao, đành phải bằng lòng vậy.

Đế Thích bèn làm phép đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt mà sống lại. Vợ người bán thịt mừng rỡ thấy chồng sống lại, song người bán thịt lại không nhận ra người vợ cũ mình là ai, xem tất cả chung quanh đều xa lạ. Vừa lúc ấy vợ Trương Ba đến, người bán thịt chạy ra mừng rỡ ôm lấy mà nhận là vợ mình. Vợ Trương Ba đã nghe lời Đế Thích bảo, nên cũng mừng rỡ nhận người bán thịt là chồng, rồi đưa về nhà.

Vợ người bán thịt chạy theo níu lại:

“Người này là chồng tôi sao chị lại dẫn đi”?

Vợ Trương Ba cãi lại:“Chồng của tôi sao chị chạy theo giành”?

Rồi hai người đàn bà cãi lẫy, giành giựt, đánh nhau tranh chồng, kiện đến quan.

Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở lối xóm. Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, hỏi đến cách đánh cờ tướng, anh ta trả lời rất thạo. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng thị còn sống có làm điều gì đặc biệt không.

Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng thị chết, thì gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt mới chết này. Viên quan cho đòi riêng người bán thịt đến hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời y chang như vợ Trương Ba nói, nên được xử cho về nhà Trương Ba. Người vợ anh bán thịt đành phải chịu mất chồng.

Theo Linh Chi (sưu tầm) (Khám phá)

LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lờibiết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Vân Anh, người đã dành nhiều thờigian, tâm huyết tận tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em trong suốt quátrình hoàn thành khóa luận.Tham vọng thì nhiều nhưng do thời gian và tri thức có hạn nên trongkhóa luận của em chắc chắn có những điều còn hạn chế. Em mong muốn sẽnhận được sự góp ý chân thành của thầy cô để khóa luận này được hoàn chỉnhhơn.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày ... tháng 5 năm 2014Sinh viênBùi Thị ThuLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này làkết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáoNguyễn Thị Vân Anh. Những nội dung này không trùng với sự nghiên cứucủa tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Hà Nội, tháng 5 năm 2014Sinh viênBùi Thị ThuMỤC LỤCMỞ ĐẦU ...................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 12. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 54. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 65. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 66. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 67. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 6CHƯƠNG 1. KỊCH HÓA CÁC SÁNG TÁC DÂN GIAN – MỘTKHUYNH HƯỚNG SÁNG TẠO TRONG KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI....................................................................................................................... 71.1. Kịch hóa các sáng tác dân gian và ý nghĩa của chúng .............................. 71.2. Lưu Quang Vũ - tài năng và lao động nghệ thuật................................... 131.3. Nghệ thuật xây dựng kịch bản của Lưu Quang Vũ ................................ 17CHƯƠNG 2. NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO VỀ PHƯƠNG DIỆNNỘI DUNG CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG KỊCH BẢN HỒNTRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (SO SÁNH VỚI TRUYỆN CỔ TÍCHDÂN GIAN) ................................................................................................ 192.1. Về phương diện đề tài............................................................................ 192.1.1. Khái niệm đề tài ................................................................................. 192.1.2. Đề tài trong kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”....................... 202.2. Về phương diện chủ đề .......................................................................... 262.2.1. Khái niệm chủ đề ................................................................................ 262.2.2. Sự kế thừa và mở rộng phạm vi chủ đề trong kịch bản “Hồn TrươngBa, da hàng thịt” .......................................................................................... 27CHƯƠNG 3. NHỮNG SÁNG TẠO VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬTCỦA LƯU QUANG VŨ TRONG KỊCH BẢN HỒN TRƯƠNG BA, DAHÀNG THỊT (SO SÁNH VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN) ........... 343.1. Cốt truyện.............................................................................................. 343.2. Nhân vật ................................................................................................ 373.3. Ngôn ngữ............................................................................................... 463.4. Xung đột................................................................................................ 48KẾT LUẬN .................................................................................................. 53TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiỞ Việt Nam, kịch nói là một thể loại mới hình thành đầu thế kỷ XX.Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, kịch nói đặc biệt pháttriển với các đoàn kịch và các diễn viên kịch chuyên nghiệp. Trong vẻ sầmuất nói chung của hoạt động sân khấu hồi đầu kháng chiến, kịch nói ngàycàng lớn mạnh vượt bậc, đánh dấu sự tìm tòi, tự thể nghiệm của các nhà viếtkịch.Lưu Quang Vũ xuất hiện đúng vào lúc sân khấu Việt Nam đang cónhững đòi hỏi khẩn thiết. Đó là nhiệm vụ phản ánh những vấn đề nóng bỏng,quan thiết, nổi cộm trong đời sống xã hội và bối cảnh đổi mới của đất nướcsau chiến tranh. Mẫn cảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôi thúc ông viếtnên những vở kịch đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó. Không những thế,kịch bản trong nước thiếu, bộ phận viết kịch không thường xuyên cung cấpcho bộ máy sân khấu chạy đều, là một nhà viết kịch mới xuất hiện nhưngsung sức và tài năng, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo không ngừng nghỉ để đemđến cho sân khấu dân tộc những đêm diễn xúc động, đầy say mê. Tên tuổicủa ông gắn liền với những vở kịch giàu ý nghĩa, và cùng với một số tác giảkhác, ông đã làm nên một giai đoạn sân khấu cực kỳ sôi động, khó có thể lặplại trong một quãng thời gian dài, chí ít là cho đến tận hôm nay.Trước đây, người ta mới chỉ biết đến Lưu Quang Vũ - thơ; LưuQuang Vũ - truyện và Lưu Quang Vũ - ký giả kịch trường. Từ 1980 đến nay,người ta biết đến Lưu Quang Vũ chủ yếu như một nhà viết kịch. Tên tuổicủa ông gắn liền với những vở làm xôn xao dư luận như: Nàng Si-Ta;Nguồn sáng trong đời; Tôi và Chúng ta; Hồn Trương Ba, da hàng thịt…Trong vòng 5 năm (1980 – 1985), Lưu Quang Vũ đã viết 30 vở kịch dài,trong đó 25 vở đã được các đoàn nghệ thuật Trung ương và địa phương1trong cả nước dàn dựng và biểu diễn.Lưu Quang Vũ là một tác giả có sức viết dồi dào và thành công ởnhiều thể loại. Nhất là trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ XX, ôngđược biết đến như một hiện tượng của nền sân khấu nước nhà. Có một điềuchắc chắn rằng, từ khi mới ra đời cho đến ngày hôm nay, và cả mai sau nữa,kịch Lưu Quang Vũ vẫn là mảnh đất cần khai phá đối với nhiều nhà nghiêncứu văn học nghệ thuật.Hồn Trương Ba, da hàng thịt (viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mớira mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu QuangVũ. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vởkịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý vànhân văn sâu sắc.Là một nghệ sĩ với năng khiếu bẩm sinh và khả năng cảm thụ nghệthuật, bên cạnh những vở kịch lấy từ đề tài lịch sử hay hiện đại thì sự xuất hiệncủa những vở kịch lấy đề tài từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ. Tìmhiểu về mảng kịch này, đặc biệt là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt chúng tôiđược hiểu hơn về tầm vóc, suy nghĩ, hành trình “hồi hương”, say mê “vốn cổ”của một kịch tác gia biết trân trọng, làm mới cái cũ, đã dẫn dắt độc giả đi từbất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ mà tác giảđể lại trong một thời gian ngắn, chúng ta càng cảm nhận hết sự cảm kích tronglời nhận xét của nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịchlớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa” [13;149]. Là ngọn cờtiên phong “ khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.Lưu Quang Vũ đã tìm thấy trong vốn cổ “những ý tưởng” để xây dựng lênnhững vở kịch tỏa sáng cho đến tận hôm nay và mai sau.Từ năm 2005 - 2006, trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịtđược đưa vào dạy ở lớp 12 chương trình phân ban thí điểm, nay đã được giảng2dạy chính thức ở THPT. Việc tuyển chọn các văn bản kịch của Lưu Quang Vũđưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học như một sự khẳngđịnh giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân sinh của các vở kịch trong quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.Nhìn lại lịch sử nghiên cứu, phê bình kịch của Lưu Quang Vũ, có rấtnhiều bài viết đăng trên báo, tạp chí và cả những bài nghiên cứu được tậphợp thành sách. Gần đây PGS.TS Lưu Khánh Thơ, PGS.TS Lý Hoài Thu cho ramắt công chúng cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm, công trình này đãlược tổng toàn bộ những giá trị nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từ trước tới nay.Học tập và kế thừa ý kiến đánh giá xác đáng của những nhà nghiêncứu đi trước, khóa luận tập trung tìm hiểu vấn đề chuyển thể đặc biệt làchuyển thể kịch bao gồm những vấn đề về cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…2. Lịch sử vấn đềCó nhiều ý kiến cho rằng: sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỷXX là sân khấu của riêng Lưu Quang Vũ. Kèm theo đó là hàng trăm bài báovà công trình nghiên cứu viết về những đóng góp tích cực của ông trong việc“làm mới” nền kịch nói nước nhà. Để tránh “dẫm lên bước chân của người đitrước”, việc hệ thống lại những kết quả nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từtrước tới nay là thao tác cần thiết đối với người viết.Sau khi ông mất đi, hiện tượng Lưu Quang Vũ đã trở thành đề tài nónghổi, thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu trên phạm vi cảnước. Đã 20 năm trôi qua, chúng ta có đủ căn cứ và độ lùi thời gian cần thiếtđể khẳng định giá trị bền vững của kịch Lưu Quang Vũ.Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu có giátrị về mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian nói chung và vở Hồn TrươngBa, da hàng thịt nói riêng. Bởi lẽ, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có một cáinhìn lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của mảng kịch.3Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng đã chia kịchLưu Quang Vũ ra làm ba loại, bên cạnh mảng kịch dựa trên cốt truyện vănhọc và mảng sáng tạo mới thì mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian tuy sốlượng ít nhưng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Lưu Quang Vũ.“Riêng tôi cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa, nay (có nhiều thay đổi - tấtnhiên) rồi sẽ còn trên sân khấu một thời gian dài hơn”[4;65] - là suy ngẫmcủa Ngô Thảo về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.Phan Trọng Thưởng đã chỉ ra Phép ứng xử với cái chết trong kich LưuQuang Vũ, đặc biệt là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt, vấn đề sống chết cònđược Lưu Quang Vũ nâng lên bình diện triết học - dựa trên nền cốt truyện dângian.Cao Minh trong bài viết Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đờisống đã nêu “Từ một truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao, Lưu QuangVũsáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch đi thẳng vào ngườixem với vấn đề muôn thuở của con người, cũng là vấn đề cấp bách của cuộcsống hiện tại” [13;174-175]Phạm Vĩnh Cư gọi Hồn Trương Ba, da hàng thịt là bi hùng kịch khitác giả của nó đã: “Đổ rượu mới vào bình cũ kể lại chuyện hài cổ như một bikịch triết lý thời nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hộivà chiều kích bản thể - siêu hình” [2;118].Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sinh của vởkịch. Về vấn đề này, Phan Trọng Thưởng đưa ra nhận xét rất xác đáng: “Theotôi khai thác triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàngthịt vào lúc này, Lưu Quang Vũ và những nghệ sĩ thực hiện vở diễn đã làmcái việc không phải là “Ôn cố tri tân” như ta thường nói mà là “Tri cố, tritân” [20;277].Tác giả Đặng Hiển dành thời gian triển khai cụ thể hơn đặc điểm nổi4bật của kịch Lưu Quang Vũ từ những gì mà người đi trước thấy được qua bàiviết “Hồn Trương Ba, da hàng thịt từ truyện cổ tích dân gian đến kịch LưuQuang Vũ - xét về mặt tư tưởng triết học”. Điều còn mãi trong lòng tác giảvà trí nhớ của bạn đọc là: “Tư tưởng triết lý của Lưu Quang Vũ về con ngườivừa biện chứng vừa lạc quan và cao thượng. Điều này cùng với tài năng sángtạo nghệ thuật của tác giả đã làm cho vở kịch có giá trị nhân văn cao, vươntới tầm nhân loại. Và đó cũng là những yếu tố làm cho vở kịch trở thành cổđiển” [6;423].Trên đây là những tư liệu, bài viết mà chúng tôi đã sưu tầm và tìmhiểu.Về mặt số lượng có thể nói là đảm bảo được tính liên tục của quá trìnhnghiên cứu từ khi Lưu Quang Vũ còn sống đến nay. Khai thác hết vẻ đẹp củakịch Lưu Quang Vũ là thử thách lớn cho bất kỳ nhà nghiên cứu nào. Nhữngnguồn tư liệu trên vô cùng quý giá và cần thiết để người nghiên cứu có cơ hộithực hiện được tham vọng của mình trong việc đi sâu khám phá một cách toàndiện hơn về kịch Lưu Quang Vũ.Nghiên cứu Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhằm hiểu bản chất của quátrình chuyển thể từ truyện cổ tích dân gian đến kịch bản văn học. Đặc biệtthấy được sự kế thừa sáng tạo của Lưu Quang Vũ trên cả hai phương diện nộidung và nghệ thuật.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của LưuQuang Vũ khi chuyển thể “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ truyệndân gian sang kịch bản văn học. Phạm vi: Khóa luận tập trung khảo sát truyện cổ tích “Hồn TrươngBa, da hàng thịt” và kịch bản cùng tên của Lưu Quang Vũ.54. Nhiệm vụ nghiên cứuQua việc khảo sát, phân tích, so sánh vở kịch “Hồn Trương Ba, dahàng thịt” dựa trên tích truyện dân gian, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏnhững đặc điểm riêng của vở kịch này và lấy đó làm cơ sở để hiểu rõ hơnvềnhững cách tân độc đáo trong kịch Lưu Quang Vũ.5. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp hệ thốngPhương pháp so sánh, đối chiếuPhương pháp phân tích tổng hợp6. Đóng góp của khóa luậnNghiên cứu vấn đề chuyển thể “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”từtruyện cổ tích dân gian sang kịch bản văn học. Từ đó chỉ ra những sáng tạotrên nhiều bình diện thuộc cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật củaLưu Quang Vũ trong kịch bản kể trên.7. Cấu trúc của khóa luậnNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luậngồm 3 chương: Chương 1: Kịch hóa các sáng tác dân gian - một khuynh hướng sángtạo trong kịch Việt Nam hiện đại Chương 2: Những kế thừa và sáng tạo về phương diện nội dungcủaLưu Quang Vũ trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (so sánhvới truyện cổ tích dân gian) Chương 3: Những sáng tạo về phương diện nghệ thuật của LưuQuang Vũ trong kịch bản Hồn Trương Ba da hàng thịt (so sánh vớitruyện cổ tích dân gian)6CHƯƠNG 1KỊCH HÓA CÁC SÁNG TÁC DÂN GIAN – MỘT KHUYNH HƯỚNGSÁNG TẠO TRONG KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI1.1 . Kịch hóa các sáng tác dân gian và ý nghĩa của chúngVăn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thường nhạy cảm vớinhững biến đổi của đời sống. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, văn họccó những trăn trở, chuyển mình, từng bước đổi mới để đáp ứng nhu cầu và thịhiếu thẩm mỹ mới của công chúng. Nhà văn với ý thức trách nhiệm về ngòibút của mình, không ngần ngại đi vào những mặt còn khuất lấp, những vấn đềđạo đức - thế sự của xã hội thời kỳ đó. Thời kỳ này một số tác phẩm đã gâyđược tiếng vang lớn như truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, thơcủa Nguyễn Duy, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn…. Đặt các vở kịchtrong truyền thống khi thời điểm đó văn học đang có nhu cầu nhận thức lạilịch sử và quá khứ đề tìm ra đường hướng đúng đắn và hợp lý của mình thìmảng truyện dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ có một giá trịkhông nhỏ. Nối tiếp và gắn kết quá khứ với hiện tại là yêu cầu cần kíp của bấtkỳ một thời đại nào, điều này càng có ý nghĩa hơn khi xã hội đang ở thời điểmgiao thời để tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất. Tuy nhiên việc địnhhướng và phát hiện cái đúng trong thời điểm này là điều cực kỳ khó khăn đòihỏi một nhãn quan tinh tường và khả năng dự báo, dự cảm chính xác củanhững người đi tiên phong. Bên cạnh đó việc tuyên truyền và định hướng vàđông đảo công chúng và cả một thời đại là thử thách không phải ai cũng làmđược, chỉ có những nghệ sĩ tài năng như Lưu Quang Vũ mới đảm đương đượctrách nhiệm lớn lao này. Và, Lưu Quang Vũ đã làm tròn bổn phận của mìnhtrước sứ mệnh lịch sử cao cả ấy. Bằng chứng là, cho đến nay, những định7hướng về việc khơi nguồn, giữ gìn và tiếp thu tinh hoa từ vốn cổ dân gian củaông vẫn là triết lý đúng đắn để chúng ta học hỏi.Có thể nói thái độ trân trọng và tiếp thu vốn cổ của cha ông đã giúpLưu Quang Vũ tiếp cận sâu hơn đến miền cổ tích dân gian, tôn vinh nhữnggiá trị vĩnh hằng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Với số lượngkhiêm tốn (7/53) kịch bản khai thác từ đề tài dân gian, sự trường tồn của cácvở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt (1981), Nàng Sita (1982), Lời nói dốicuối cùng (1985), Ông vua hóa hổ (1985), Đam San (1987), Đôi đũa kimgiao (1988), Linh hồn của đá (1988) đã khẳng định tên tuổi của Lưu QuangVũ như một nhà viết kịch luôn trân trọng và phát huy những gì cha ông để lại.Ra đời trong hoàn cảnh cái mới đang sôi sục và lan tràn trong cuộcsống, mảng kịch khai thác từ chất liệu dân gian của Lưu Quang Vũ đã manglại một hơi thở mới, luồng gió mới cho cuộc sống lúc giao thời. Những năm80 của thế kỷ trước, Lưu Quang Vũ đã gặt hái nhiều thành công và được đánhgiá cao với những vở kịch của đề tài hiện đại, nhưng không vì thế mà giớinghiên cứu và công chúng bỏ qua những vở kịch lấy chất liệu từ dân gian vốn“lạ miệng” này. Vốn là nhà viết kịch nhạy cảm với thời cuộc, Lưu Quang Vũbiết rằng cái mới luôn được xây dựng trên nền tảng của cái cũ, điều quantrọng là biết tiếp nối và phát huy nó để đảm bảo quá trình ấy được liên tục vàxuyên suốt. Chúng ta luôn tự hào là những con người được sinh ra và lớn lêntrên mảnh đất văn hiến với các giá trị đạo đức đã tồn tại và ăn sâu vào tâm trí,lối sống của người dân hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, trong thời điểm màcái mới lan tràn vào ngõ ngách của đời sống thì các giá trị văn hóa vĩnh hằngấy đang bị lãng quên. Hơn nữa, hơn ai hết tác giả hiểu rằng, một dân tộcmuốn khẳng định vị thế của mình phải là một dân tộc giữ được bản sắc vănhóa riêng có ấy. Sự phát triển phải đảm bảo được quá trình kế thừa và pháthuy các hạt nhân tích cực vốn có. Do vậy, dù trong bất cứ thời điểm nào,8chúng ta đều phải có ý thức trau dồi, bồi đắp và giữ gìn giá trị truyền thống tốtđẹp đó.Là một người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, lấychữ đức làm trọng, Lưu Quang Vũ luôn giữ trong mình lối sống, nếp nghĩ củamột con người đất Việt. Vì vậy, ông thấm nhuần lối sống, chuẩn mực của chaông ta về quan điểm làm người, lối sống đạo đức, quan điểm về tình anh em,nghĩa vợ chồng… Những bài học đạo đức ấy được Lưu Quang Vũ lồng ghépkhéo léo và chuyển tải một cách sinh động, tha thiết trong mảng kịch này. Đólà sự mâu thuẫn trong quan điểm về gia phong, đạo lí làm người của nhữngngười lớp trước như Trương Ba, Trưởng Hoạt với thế hệ trẻ - mà anh con traiTrương Ba làm đại diện. Đó là sự suy đồi về hành vi, đạo đức trong mỗi cánhân, trong từng gia đình và rộng hơn là một bộ phận không nhỏ đang tồn tạitrong xã hội. Đó là sự tha hóa, biến chất, vô trách nhiệm của những con ngườitrên ngôi cao quyền lực, là thói làm ăn vô lối, quan liêu, cửa quyền của mộtbộ phận quan chức. Những vi phạm và xuống cấp trầm trọng của các giá trịđạo đức mà cha ông ta dày công vun trồng, giữ gìn và truyền lại cho hậu thếđang bị một bộ phận không nhỏ những cá nhân chạy theo quyền lực của đồngtiền, danh vị làm cho tha hóa. Nỗi đau của con người còn đứng nhìn sự đổ vỡcủa các giá trị đạo đức luân thường đã thôi thúc Lưu Quang Vũ mạnh dạn sửdụng chất liệu dân gian và biến nó thành lời cảnh báo đối với toàn xã hội. Dovậy không dừng lại ở việc phơi bày những vấn đề quan thiết, nóng hổi của xãhội trong các vở kịch có đề tài hiện đại, kịch tác gia không bỏ qua đề tài vôgiá từ văn học dân gian để phục vụ cho chính yêu cầu đổi mới sân khấu nướcnhà. Tuy nhiên ông không làm nhiệm vụ “sao nguyên bản chính” mà dụngcông làm mới cái cũ, bồi đắp thêm tư tưởng cần thiết, đưa những vấn đề cấpbách của cuộc sống hiện tại vào văn học dân gian để khơi gợi những suy nghĩvà cách nhìn mới. Cuộc sống mới làm nảy sinh những mặt trái mà con người9bị cuốn vào đó lúc nào không hay. Sự xác lập của nền kinh tế thị trường giốngnhư lực hút vô hình, cuốn con người ta vào vòng xoáy của tiền tài, danh vọng,địa vị, quyền chức mà xem nhẹ tình người, coi thường luân lí, sẵn sàng dẫmđạp và bẻ cong luật pháp, nghĩa tình hòng đạt được mục đích của mình. Cuộcsống thay đổi như vũ bão cũng tạo đà cho những luồng văn hóa mới xâm nhậpmột cách ồ ạt vào nước ta mà không có sự chọn lọc, loại bỏ. Sự giao thoa,tranh giành giữa hai luồng tư tưởng mới - cũ ấy đã được Lưu Quang Vũ dụngcông và truyền tải một cách khéo léo trong mảng kịch này. Đồng thời, tác giảcũng bổ sung thêm nhưng quan niệm mới về bản thể, sống - chết, về quan hệanh em, làng xã của đời sống mới. Theo Lưu Quang Vũ, đổi mới là tất yếuphù hợp, là phù hợp với xu hướng và sự vận động của lịch sử xã hội nhưngđổi mới không có nghĩa là cào bằng, phá bỏ cái cũ để thiết lập nên xã hộihoàn toàn mới. Đổi mới trên nền tảng của văn hóa, truyền thống, tinh hoa dântộc mới là phương hướng, mục tiêu mà xã hội thời kỳ ấy cũng như mọi thờiđại sau này phải hướng đến. Để khẳng định chân lý ấy thì còn gì phù hợp hơnkhi tác giả lấy văn học dân gian với những hình tượng “xưa cũ” để lên tiếngcảnh tỉnh và nhắc nhở mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.Việc khai vốn văn hóa dân gian là công việc sáng tạo thường gặp ở cácnhà văn, nhà viết kịch xưa nay. Lịch sử văn học nghệ thuật của nhân loại đãghi nhận nhiều vở kịch có giá trị thuộc loại sáng tạo này: “Pauxtơ” của Gớt,“Rô-mê-ô và Ji-lu-ét”, “Hămlét” của Seechxpia… Kho tàng văn học dân gianbao giờ cũng chứa đựng những chân lý giản dị và sâu sắc. Nhiều tác phẩmvẫn còn là những câu hỏi mà mỗi thời đại đều thấy ở đó những nhận thức lýgiải mới mẻ. Khai thác đề tài dã sử, cổ tích, Lưu Quang Vũ một mặt vẫn giữcái hạt nhân vốn có của cốt truyện, nhưng mặt khác ông đã thổi vào đó nhữngtầng nghĩa mới mang hơi thở thời đại. Từ những vấn đề quen thuộc của câuchuyện dân gian, nhà viết kịch đã khơi mở những vấn đề nóng hổi, đem đến10cho người xem những suy tư, trăn trở. Nảy sinh từ việc đi sâu, đi sát vàonhững vấn đề đạo đức, nhân sinh trong xã hội, những vấn đề mảng kịch nàyđặt ra giúp cho chúng ta giám nhìn thẳng, nhìn thật vào thực tế cuộc sống đểtìm cách giải quyết. Tuy không phải là những vấn đề lớn lao nhưng nó ảnhhưởng trực tiếp đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn vàphát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là sự xóa bỏ không thươngtiếc những con người chạy theo lối “tân tiến” mà coi thường, xem nhẹ cáchhành sử với anh em, bạn bè, với đồng loại. Bên cạnh những vấn đề nóng hổiđang nảy sinh trong nền kinh tế mới thì sự “thay da đổi thịt” một cách bấtngờ, chóng vánh của những giá trị làm nên nền tảng đạo đức xã hội đang làbài học và thách thức lớn đối với thời đại. Chính vì vậy, sự tiên phong củaLưu Quang Vũ không chỉ ở việc phát hiện ra những mâu thuẫn trong lối sống,cung cách làm ăn của xã hội thời kỳ đầu đổi mới, chính sự dự báo, dự cảmcủa những thói xấu, sự xa đọa đang nảy sinh trong mặt trái của nền kinh tế thịtrường khiến toàn xã hội phải “giật mình”. Đồng thời việc làm này của LưuQuang Vũ đã nhắc nhở giới văn nghệ sĩ nói riêng và tất cả chúng ta nói chungphải biết trân trọng và bảo tồn các tác phẩm dân gian và những giá trị màchúng ta đang cho nó là lỗi thời, lạc hậu. Thậm chí có một bộ phận giới trẻngày nay đã lãng quên nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc để chạy theo xuhướng tân tiến, kệch cỡm và phản cảm. Bởi lẽ, sự phát triển phải xuất phát từsự kế thừa, có như thế chúng ta mới xây dựng được một nền văn hóa, kinh tế,chính trị vững chắc và lâu bền.Sở dĩ mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ gâyđược tiếng vang và tạo được vị thế nhất định bởi trong tác phẩm ấy ôngkhông phủ định sạch trơn hay lợi dụng tích truyện dân gian để quay lưng lạivới cuộc sống như nhiều người từng làm. Kịch của ông là sự dung hòa, tiếpthu và bổ sung theo cảm nhận của người viết đang sống giữa thế kỷ XX. Lưu11Quang Vũ đã thành công trong việc xích lại thời gian, kéo gần không gian củamấy nghìn năm để đặt ra những vấn đề, đưa ra lời giải đáp bất ngờ, hấp dẫnvà đầy chất trí tuệ. Xem các vở kịch của ông, dù ở bất cứ thời điểm nào,người xem vẫn nhận ra đó là xã hội đương thời. Bởi đó là xã hội với dòngchảy trôi liên tục của những mối quan hệ, của vấn đề tình người, của niềm tinvà đức hi sinh vì người khác. Những vấn đề ấy không chỉ được coi trọngtrong lịch sử mà hiện tại nó càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết đểdung hòa cái mới - cái cũ, tạo ra sợi dây kết nối truyền thống và hiện đại.Điều đó có nghĩa, bài học về sự sáng tạo, khơi nguồn trong nghệ thuật đểphục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai là không có giới hạn và điểmdừng. Với những bước đi táo bạo của mình, Lưu Quang Vũ đã góp phần tạonên diện mạo mới cho sân khấu nước nhà.Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái mới và cáicũ, giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật đương đại trong ngòi bút LưuQuang Vũ đã xóa bỏ được “thành kiến” của những người đang ra sức đổi mớinền sân khấu đối với những vở kịch có đề tài từ tích truyện dân gian. Khôngchỉ có vậy, Lưu Quang Vũ còn góp phần thay đổi tư duy, cách nhìn của ngườiphê bình, người xem, người diễn của cả một thời kỳ. Nếu như trước đây, côngchúng khá quen thuộc với những tác phẩm ca ngợi truyền thống yêu nước,lịch sử mà lãng quên đi bản thể con người thì sự tiên phong của Lưu QuangVũ khiến mọi người phải thay đổi cách nghĩ và đánh giá đúng giá trị của “conngười”. Từ đó, giúp cho giới phê bình được phát huy hết cái tôi, mạnh dạnđưa ra những ý kiến, kiến nghị để góp sức mình nhằm định hướng cho đườnglối phát triển của kịch nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung trong thời kỳmới. Chính sự quan tâm đúng mức, đào sâu khai phá những tâm tư, suy nghĩ,tình cảm của mỗi cá nhân trong từng cảnh ngộ khác nhau trong mảng kịchnày đã góp phần định hướng cho văn nghệ sĩ tìm ra một hướng đi mới với12công cuộc chinh phục và khai phá “con người”. Với tư cách của người mởđường, Lưu Quang Vũ đã làm cuộc cách mạng để cải thiện văn hóa “xem” và“nhìn” của đại bộ phận công chúng yêu sân khấu, nhất là sân khấu kịch thànhphố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của những vở diễn trong mảng kịch này đã thuhút một lực lượng đông đảo người xem đến rạp. Hơn nữa, những vấn đề mớimẻ mà Lưu Quang Vũ đặt ra trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã trởthành đề tài nóng hổi khiến giới phê bình cả nước phải vào cuộc để tranhluận, bàn tán. Không những vậy, đây còn được coi là vở diễn xuất sắc nhất tạiLiên hoan Sân khấu các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ năm 1990 và ởMỹ năm 1998.Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là một trong những “người đi trước”trong phong trào đổi mới văn hóa, văn nghệ, dùng ngòi bút của mình để gópphần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội. Việc khai thác cácmô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân vàphong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể.Nó tạo cho kịch của ông sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôicuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.1.2. Lưu Quang Vũ - tài năng và lao động nghệ thuậtTrong khuôn khổ của phạm vi nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu vấnđề ở cả chiều rộng lẫn bề sâu, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ “tài năng” và đóng gópto lớn của Lưu Quang Vũ với nền kịch nói nước nhà. Văn học nghệ thuật trongmỗi thời kì thường xuất hiện những gương mặt và tên tuổi và tác phẩm của họđã thu hút được sự chú ý của người đọc, người xem trong một khoảng thờigian nhất định. Sự nhạy cảm, nhận thức kịp thời khiến họ trở thành gương mặttiêu biểu cho cả một giai đoạn. Trong quy luật tồn tại của tự nhiên và xã hội,những sự vật, hiện tượng mới luôn nảy sinh và làm mới chính cuộc sống này.Đối với văn học nghệ thuật nói riêng, sự thăng hoa và dấu ấn của người nghệ13sĩ ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có thể được coi như một hiện tượng. Tuynhiên, xét về mặt bản chất của các hiện tượng là khác nhau, bởi vậy sự tồn tạicủa các hiện tượng trong lòng công chúng không giống nhau. Nói đến hiệntượng là phải tính đến yếu tố thời gian, nghĩa là không thể phủ nhận quá trìnhkhai sinh, phát triển, khẳng định vị trí của mình theo cách riêng hoặc có thể làbiến mất không để lại dấu vết. Muốn khẳng định giá trị bền vững của “hiệntượng” nhất thiết phải được kiểm nghiệm bằng một phép thử “thời gian” cũng đồng nghĩa với cuộc sống, thời gian được duy trì, kéo dài.Chúng ta có thể thấy, Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đích thực củaSân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX. Nếu không ra đi quá vộivàng khi tài năng còn đang nở rộ thì sự nghiệp và tên tuổi của kịch tác gia nàycòn tiến xa hơn nữa. Nói đến “hiện tượng Lưu Quang Vũ” chúng ta cần chú ý:sự bộc lộ bản chất của một tài năng ở nghệ sĩ là rất sớm, và vì vậy, cho dù cógọi là “hiện tượng Lưu Quang Vũ” thì người đọc cần phải hiểu ngay, hiệntượng ở đây không còn mang ý nghĩa bề nổi mà nó thống nhất với tài năng,sức sống lâu bền của một cây bút. Sự đặc biệt là ở chỗ: thông thường mộthiện tượng “đến” và “đi” cũng rất nhanh. Còn Lưu Quang Vũ trong suốt thờigian sáng tác khá dài (gần 10 năm), nhưng ấn tượng mới mẻ, lôi cuốn của cáibuổi đầu đã tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả thì vẫn mãi vẹn nguyên. Nhànghiên cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sự phát lộ tài năng ở Vũ không theo quy luậtcủa sự hội tụ mà như lan tỏa trên một mặt bằng rộng rãi” [3;62]. Bằng chứnglà trong suốt 10 năm sáng tác với 53 vở kịch ở hầu khắp các đề tài, chủ đề,Lưu Qung Vũ đã dẫn dắt người xem đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hiệntượng Lưu Quang Vũ ngày càng thu hút được sự chú ý của mọi giới, mọinghành trên phạm vi cả nước với nhịp độ nhanh và cường độ mạnh khi tầnsuất các vở diễn của ông khi dàn dựng trên sân khấu ngày càng lớn. Thực tếđã chứng minh: “sân khấu thủ đô Hà Nội, sân khấu thành phố Hồ Chí Minh14nhiều dịp chứng kiến sự chiếm lĩnh hầu hết vở diễn của Vũ trên sàn diễn”.[1;383]. Sau 1985, người ta nghi ngờ ở Lưu Quang Vũ “tinh hoa đã phát tiếthết”, nhưng trên thực tế, khả năng sáng tạo của ông vẫn dồi dào như mới ngàyđầu. Đơn giản một lẽ, Lưu Quang Vũ là tài năng đích thực, một tài năng đitheo con đường riêng của mình và không bao giờ lặp lại.Mỗi tác phẩm của ông, dù ít hay nhiều đều mang trong đó tầm tưtưởng, triết luận sâu sắc về cuộc sống, con người trong thời đại mới. Mỗinhân vật đều được Lưu Quang Vũ nhào nặn với cá tính riêng biệt nhưng vẫnchân thực, gần gũi đến khó tin. Kịch Lưu Quang Vũ “không rẻ tiền” vì tínhcách, nội tâm phong phú, sự đan xen giữa chính nghĩa - gian tà, cái tốt - cáixấu, giữa cái thiện - cái ác trong mỗi nhân vật mà không dễ gì nhận ra, địnhgiá ngay được. Thông qua mỗi vở kịch, ông gửi vào đó tiếng nói đồng cảmthiết tha của lương tri, trái tim chân chính. Từ đó, người xem soi vào để nhìnnhận lại chính mình. Những thông điệp mà Lưu Quang Vũ gửi gắm đã đánhthức lương tâm, tình thương, trách nhiệm và vẻ đẹp chân chính, bản thiện vốncó trong mỗi con người.“Đến hẹn lại lên” cứ 5 năm một lần, anh em nghệ sĩ của sân khấu nướcnhà lại tụ họp để đua tài, đọ sức. Càng gần đến hẹn các đoàn càng ráo riết sănlùng kịch bản.Và Lưu Quang Vũ là cây bút được nhiều đơn vị trông chờ nhất.Cũng nhờ đó mà cái tên Lưu Quang Vũ đã gây xôn xao dư luận qua hai kỳ Hộidiễn 1980, 1985, để vinh dự trở thành “hiện tượng lạ của sân khấu” một thời.Mỗi bước đi trong hành trình sáng tạo của Lưu Quang Vũ đã đạt tới cáiđích lớn lao nhất của mọi sự sáng tạo, đó chính là tấm lòng, sự ngưỡng mộcủa biết bao khán giả đối với ông. Con đường trước mắt ông hoàn toàn rộngmở. Công thức rút ra từ thành công của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp giữa mộttài năng đến độ “chín muồi” và tinh thần lao động nghệ thuật phi thường.Khiêm nhường và lặng lẽ, thành công dưới ánh đèn sân khấu không làm15người nghệ sĩ ấy thăng bằng. Càng xem kịch của ông người ta càng vững tinhơn ở sự đốn ngộ, thức tỉnh lương tri ở mỗi con người. Chính sự nhạy bén,khả năng nhào nặn cuộc đời và định hướng đấu tranh cho các giá trị Chân Thiện - Mĩ trong mỗi vở kịch của ông, đã khẳng định chỗ đứng xứng đángcủa kịch tác giả Lưu Quang Vũ trong lòng công chúng.Viết nhanh, viết nhiều nên chất lượng các vở kịch không đồng đềucũng là lẽ đương nhiên. Có những vở mà dư âm của nó còn mãi với thời giannhưng có những vở rồi sẽ bị lãng quên. Đó cũng là lẽ tất nhiên vì sứ mệnhlịch sử rồi sẽ được chuyển lên vai người khác. Tuy nhiên với những gì LưuQuang Vũ đã làm được, chúng ta có quyền công nhận, trân trọng và giữ gìn.Yếu tố góp phần làm nên phong cách của Lưu Quang Vũ chính là tínhhiện đại trong chủ đề, tư tưởng mà kịch của ông đã truyền tải được. Giữa lúc,có nhiều vở của tác giả vẫn không thoát khỏi được lối mòn của sự đơn điệu,thoát ly cuộc sống hiện tại tìm về quá khứ đã qua nhưng kịch Lưu Quang Vũvẫn trụ vững được trong thời điểm cụ thể ấy.Làm nên tính hiện đại trong chủ đề, tư tưởng của kịch Lưu Quang Vũ,một phần là do sự nhạy cảm của ông với thời cuộc, khả năng chế biến sự kiện“thô” để biến nó thành tình huống nghệ thuật mang tính phổ biến. Mối quanhệ giữa nghệ thuật - cuộc sống, cá biệt - phổ biến được tác giả xử lý khéo léo,khiến chúng xích lại gần nhau hơn trong sự hài hòa, gắn kết. Lưu Quang Vũbiết khai thác những xung đột, mâu thuẫn để tạo thành tình thế kịch. Tìnhhuống kịch bất ngờ không cần viện đến mâu thuẫn gay gắt nhưng vẫn đảmbảo kịch tính trong từng vở của ông.Để lý giải về “hiện tượng” Lưu Quang Vũ, trước tiên phải tính đến tốchất của người nghệ sĩ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyềnthống nghệ thuật. Sự ảnh hưởng tích cực từ người cha - nhà thơ - nhà viếtkịch Lưu Quang Thuận đã gieo vào tâm hồn Lưu Quang Vũ niềm đam mê16cháy bỏng: “Nghệ thuật thật là một con đường gian lao, nhưng như bố nói tốinay: Người nghệ sĩ phải tìm ra cái đẹp trong mỗi sự việc của cuộc đời”[15;71-72]. Chính phẩm chất nghệ sĩ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuậtđích thực trong một thời gian hạn hẹp của đời ông. Tuy nhiên sự rèn giũa, tíchlũy kinh nghiệm từ những năm tháng gắn bó với môi trường sân khấu sau khirời xa quân ngũ chính là giai đoạn sửa soạn, chuẩn bị cho ông nhập cuộc vớisân khấu Việt Nam, và trở thành nhà viết kịch “có một không hai” trong lịchsử sân khấu đương đại. Ngoài ra lợi thế của người viết văn, làm thơ đã giúpLưu Quang Vũ nhanh nhạy trong việc khám phá các giá trị thẩm mỹ tươi mớiđang lẩn khuất trong ngổn ngang cuộc sống. Đó là chất thơ toát lên từ hànhđộng, xung đột kịch, được chắt lọc từ hoàn cảnh khó khăn, từ những điều kỳdiệu của cuộc sống. Phát hiện chất thơ của cuộc sống gần như là bản năngnghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Hơn nữa thực tiễn cuộc sống thời kỳ đó đangbộc lộ những mâu thuẫn, đòi hỏi phải phê phán, thay đổi những gì đã lạc hậu.Bắt đúng mạch của cuộc sống, Lưu Quang Vũ đến gắn bó với kịch trong sựhài hòa của cả 3 yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”.Trên hành trình của sự sáng tạo, Lưu Quang Vũ đã làm tốt vai trò củamột sứ giả hòa bình, đấu tranh để chống lại sự bảo thủ, lạc hậu, giả dối. Thànhcông có, thất bại có nhưng rốt cuộc Lưu Quang Vũ đã đạt đến được đích cuốicùng để trở thành tác gia hàng đầu làm nên diện mạo cho sân khấu nước nhàtrong thập kỉ 80 của thế kỉ XX.1.3 . Nghệ thuật xây dựng kịch bản của Lưu Quang VũNghệ thuật xây dựng kịch bản Lưu Quang Vũ cũng là một hiện tượngnổi bật trong những tác giả kịch Việt Nam. Ngoài tư duy nghệ thuật độc đáođối với chất liệu sáng tác khi ông viết một kịch bản về một đề tài hoặc mộtchủ đề nào đó, người ta còn nhìn thấy sự tính toán trong nghệ thuật xây dựngkịch bản. Với mỗi kịch bản cụ thể, ông có sự lựa chọn khác nhau, thí dụ ông17lựa chọn cấu trúc mở cho phù hợp như:Hồn Trương Ba, da hàng thịt, haycấu trúc khép kín cho Lời thề thứ 9, xử lý không gian hành động, lúc khônggian thực, lúc không gian ảo, thời gian nhiều chiều, lúc là quá khứ, lúc là hiệntại, thậm chí có cả tương lai, ông cũng rất kỹ lưỡng trong lựa chọn đề tài,chọn cách đặt vấn đề cho từng vở kịch. Sự lựa chọn nhân vật cũng được cânnhắc, lúc là nhân vật đời thường, lúc là nhân vật huyền thoại…Tất cả nhữngsự lựa chọn ấy được đặt đúng chỗ, đúng lúc, đúng hoàn cảnh thích hợp và phùhợp hiện thực, đã thể hiện sự suy nghĩ kỹ lưỡng của ông khi xây dựng kịch.Sự không bó buộc và phụ thuộc vào bất kỳ hình thức nào hay bất kỳchất liệu nào là thể hiện tài năng nghệ sỹ của Lưu Quang Vũ trong nghệ thuậtxây dựng kịch. Theo chúng tôi nghĩ hình thức xây dựng kịch bản của LưuQuang Vũ là sự kết hợp giữa chắt lọc chất liệu từ hiện thực và phép biên kịchđầy suy tính với xu hướng tiến tới thống nhất nội tại của vở kịch.18CHƯƠNG 2NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNGCỦA LƯU QUANG VŨ TRONG KỊCH BẢN HỒN TRƯƠNG BA, DAHÀNG THỊT (SO SÁNH VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN)2.1. Về phương diện đề tài2.1.1. Khái niệm đề tài“Đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả,phán ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quancủa nội dung tác phẩm” [5;110].Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mốiliên hệ bề ngoài giữa chúng. Cho nên có thể xác định đề tài văn học theo giớihạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: đề tàithiên nhiên, đề tài loài vật, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài sản xuất, đề tàichiến đấu, đề tài kháng chiến chống Mỹ… Ở giới hạn bề ngoài của đề tài, cácphạm trù xã hội, lịch sử giữ vai trò quan trọng. Cho nên người ta có thể nóitới đề tài nông thôn, đề tài thành thị, đề tài công nhân, đề tài bộ đội, đề tài tiểutư sản trí thức, đề tài lịch sử…[5;110].Tầm quan trọng của khái niệm đề tài là ở chỗ, nếu chưa nhận ra đề tàithì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng. Thật vậy, đề tài là cho hiện tượng đờisống trong tác phẩm không còn là hiện tượng đời sống nữa, mà trở thànhtượng trưng, kí hiệu, trở thành hình tượng. Tuy nhiên từ hiện tượng sinh độngmà nhận ra loài người và hình thái cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm,tức là đề tài, không phải là một việc đơn giản.Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung của tác phẩm, là đốitượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn và tư duy của nhà văn. Đó là sựkhái quát phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác19phẩm. Cũng có thể hiểu đề tài như một quan hệ ý nghĩa, một loại trọng tâmchi phối ý nghĩa của ngôn từ. Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến biến việc phântích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.Tóm lại, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và xâydựng những hình tượng, những tính cách điển hình. Tuy nhiên, có nhiều trườnghợp đề tài, chủ đề hòa quyện với nhau không tách được, như một số tác phẩmngụ ngôn, truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình…Người tiếp nhận có thể đithẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. [11;195].2.1.2. Đề tài trong kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”Cùng với một số tác giả khác như: Xuân Trình, Tất Đạt, Võ KhắcNghiêm… Lưu Quang Vũ đã góp phần đem đến cho sân khấu những năm 80của thế kỷ XX một sức sống mới. Lưu Quang Vũ đã kết hợp và phát huy đượcthế mạnh của mình khi đến với loại hình nghệ thuật có tính chất tổng hợp nhưsân khấu. Kịch của Lưu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, đi vào khám phámuôn mặt của đời sống xã hội và con người.Lưu Quang Vũ thì có vẻ nhẹ nhàng khi viết các đề tài khác nhau.Trong các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ ông sử dụng đề tài theo mộtcách khác: Đề tài một phần theo tính chủ quan của tác giả chi phối. Đề tài tácphẩm của Lưu Quang Vũ không chỉ gắn với hiện thực khách quan và còn bịchi phối bởi lập trường tư tưởng và vốn sống của tác giả. Bắt nguồn từ thựctại khách quan - đó là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật nhưng đã thông quacảm quan của tác giả.Hướng ngòi bút của mình về cuộc sống, kịch Lưu Quang Vũ đã gópmột tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Ông không hạn chếmình trong bất cứ loại đề tài nào bởi ở đâu ông cũng phất hiện ra những vấnđề cần bàn luận, trao đổi. Trong kịch của ông có nhiều nghành nghề, nhiều20lĩnh vực đời sống khác nhau. Từ đề tài công nghiệp (Tôi và chúng ta, khoảnhkhắc vô tận…) đến đề tài nông nghiệp (Bệnh sĩ)… tất cả đều hiện lên trongkịch Lưu Quang Vũ với một ý nghĩa xã hội sâu sắc.Lưu Quang Vũ chỉ muốn thông qua những đề tài để nói lên những vấnđề tinh thần, những trăn trở, băn khoăn của người nghệ sĩ về triết lý, lẽ sốngvà những vấn đề nóng bỏng trong đời sống thực tại và tinh thần của xã hộiViệt Nam hiện đại. Có lẽ cái hay cái tài của Lưu Quang Vũ là ở chỗ, khi sángtác ông đã đưa những suy nghĩ, tư tưởng của mình vào trong các đề tài mộtcách nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn, không to tát, không khiên cưỡng nhưng lại cósức thuyết phục cao là ở chỗ ông chỉ ra những vấn đề cốt lõi mà hiện thựccuộc sống đang đòi hỏi cấp bách.Mọi đề tài của Lưu Quang Vũ đều là nơi để ông truyền đạt tình yêuthương con người, khát vọng sống, chiến đấu hướng tới lý tưởng chân - thiện- mỹ để con người và xã hội ngày được hoàn thiện hơn. Đồng thời là câu trảlời ở mỗi vở kịch của ông.Trong số kịch bản của Lưu Quang Vũ, số lượng những vở khai tháctrực tiếp từ cốt truyện dan gian không nhiều lắm, nhưng hầu hết đều đạt hiệuquả tương đối cao. Tiêu biểu nhất là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Cũngtừ chất liệu dân gian, cũng đề tài trong dân gian Lưu Quang Vũ đã nhìn nó vớicon mắt khác, cũng trong cốt truyện đó và theo cảm quan riêng, ông đã tìmthấy một tiềm ý còn sâu sắc hơn. Một cốt truyện dân gian quen thuộc chẳngmấy ai tranh luận về ý nghĩa, vậy mà khi Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu vởkịch không chỉ dừng lại ở những giá trị ban đầu mà nó còn đặt ra nhiều vấn đềmới mẻ. Việc lấy hồn một nhà nho nhét vào một kẻ phàm phu tục tử theo conmắt thông thường thì đó là một chuyện nực cười. Nhưng theo ông, kết quảcòn nghiêm trọng và đau đớn hơn thế và ông đã tìm thấy trong cốt truyện mộthiệu quả bi đát, dẫu có cười cũng là cười trong nước mắt.21