Công văn đề nghị phun thuốc diệt muỗi năm 2024

Thực hiện Công văn 1453/BYT-DP ngày 17/3/2023 của Bộ Y tế về việc chủ động tích cực, phòng chống sốt xuất huyết. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện.

  1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào các thông tin, hướng dẫn các triệu chứng nhận biết sớm mắc bệnh để người dân chủ động tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế, các thông tin, khuyến cáo về phòng chống dịch như: Vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phòng chống muỗi đốt... và các nội dung chi tiết, cụ thể về hoạt động xử lý dịch tại các khu vực có ca bệnh, ổ dịch (treo thông báo khu vực có dịch, thông báo lịch triển khai các hoạt động xử lý dịch và các hoạt động người dân cần phối hợp để triển khai công tác xử lý dịch...).

- Huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Rà soát, tiếp tục thực hiện Đề án phòng chống sốt xuất huyết của địa phương; chủ động bố trí kinh phí, cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất diệt muỗi, côn trùng đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ. Trong trường hợp không bố trí được nguồn kinh phí của địa phương, báo cáo Sở Tài chính để tìm giải pháp tháo gỡ; báo cáo UBND Thành phố các nội dung vượt thẩm quyền.

- Phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với kết quả công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt công tác vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy và công tác vận động, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi. Kết quả đánh giá công tác phòng, chống dịch được đánh giá qua số lượng bệnh nhân và kết quả xử lý các ca bệnh, ổ dịch trên địa bàn quản lý.

- Kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy theo hướng dẫn của Sở Y tế; phát huy vai trò của các tổ giám sát, đội xung kích trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt vai trò trong công tác giám sát người nghi mắc bệnh sớm tại cộng đồng, truyền thông phòng chống dịch và vận động người dân phối hợp, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng... thuộc phân cấp quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn; chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.

  1. Sở Y tế

- Cơ quan thường trực, theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Thành phố; đề ra giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND Thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Thành phố khoa học, kịp thời, phù hợp.

- Tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue và triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát.

- Tổ chức tốt việc khám, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị bệnh nhân; Chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân nặng, tử vong.

- Rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Denuge, trong đó lưu ý việc đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phối hợp triển khai tập huấn các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của mạng lưới cộng tác viên, Đội xung kích, tổ giám sát...

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo, chí của Thành phố và Trung ương tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt về vài trò, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia các hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch và công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue để kịp thời định hướng truyền thông, vận dụng truyền thông trong phòng chống dịch đồng thời hạn chế các rủi ro truyền thông tới mức thấp nhất.

- Chủ động phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong công tác mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống, điều trị sốt xuất huyết Dengue; kịp thời báo cáo, tham mưu UBND Thành phố các khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền.

- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố công tác tài chính, đảm bảo kinh phí kịp thời phục vụ công tác phòng, chống và điều trị sốt xuất huyết Dengue.

  1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan báo, chí Trung ương và Thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền một cách phù hợp để người dân hiểu được nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước, nơi lăng quăng, bọ gậy, muỗi phát triển và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch và công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue để kịp thời định hướng truyền thông, vận dụng truyền thông trong phòng chống dịch đồng thời hạn chế, xử lý các rủi ro truyền thông.

- Phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan truyền thông, báo, đài cung cấp các thông tin về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue và các chế tài xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại các cơ sở giáo dục. Thông qua kênh truyền thông nhà trường, phát huy vai trò của nhà trường, giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh về công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trong các cơ sở giáo dục cũng như tại hộ gia đình, cộng đồng.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt khi trẻ tới trường.

  1. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo các Nhà đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn Thành phố đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh tại các công trường lao động và nơi ăn ở sinh hoạt của công nhân.

- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch nói chung, phòng chống sốt xuất huyết Dengue nói riêng tại các dự án về xây dựng trên địa bàn Thành phố.

  1. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại các địa phương, đặc biệt công tác phối hợp, hỗ trợ hoạt động xử lý dịch.

- Chủ động triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tại các đơn vị trong ngành.

  1. Sở Tài Chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế báo cáo, tham mưu UBND Thành phố về công tác tài chính, đảm bảo kinh phí kịp thời, đầy đủ triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.

- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống, điều trị sốt xuất huyết Dengue; kịp thời báo cáo, tham mưu cho UBND Thành phố các khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền.

  1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

Phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường truyền thông, vận động người dân tham gia phòng, chống dịch sốt xuất huyết và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tại đơn vị theo hướng dẫn của ngành y tế./.

Nơi nhận: - Các Bộ, Ban, ngành, cơ quan trên địa bàn; - Đồng chí Bí thư Thành ủy; - Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy; - Ban Thường vụ Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Các ban Đảng thuộc Thành ủy; - Văn phòng Thành ủy; - Văn phòng ĐBQH&HĐND Thành phố; - Các cơ quan Báo, đài Thành phố; - VPUB: CVP, Các PCVP; - Phòng: KGVX, TH, HC-TC; - Lưu: VT, KGVX(AN).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Vũ Thu Hà

Công văn 986/UBND-KGVX ngày 06/04/2023 về chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết do thành phố Hà Nội ban hành

1 lít thuốc muỗi phun được bao nhiêu m2?

xuất (Cứ 25ml thuốc muỗi pha với 1 lít nước phun trong 100m2), phun đúng vị trí, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện. Thực hiện thanh quyết toán như trong hợp đồng; thanh toán cho cán bộ phun thuốc muỗi, diệt chuột theo chế độ làm ngoài giờ.

Thuốc muỗi bao lâu phun 1 lần?

sẽ dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, đồng thời còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của gia đình. Nếu có dịch thì phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên sau phun một tuần sẽ có hiện tượng muỗi trong nhà.

Phun thuốc muỗi để làm gì?

Thuốc phun diệt muỗi là loại thuốc đã qua thử nghiệm, đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế, hỗ trợ diệt muỗi và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết cho người lớn cũng như trẻ nhỏ. Các sản phẩm thuốc phun muỗi hiện nay gồm 3 nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ

Phun thuốc diệt muỗi bao lâu thì được vào nhà?

Chỉ vào nhà sau khi phun thuốc diệt muỗi ít nhất 60 phút để đảm bảo thuốc đã khuếch tán trong không gian. Mặc dù thuốc diệt muỗi tương đối an toàn, tuy nhiên một số người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp các biểu hiện như: đỏ mắt, ho, buồn nôn, hắt hơi, mẩn ngứa...