Công thức cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch

Phương pháp: 

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=I02

Cách giải: 

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là: 

 I=I02=22=2[A]

Chọn C. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn đồng bộ dao động theo phương thẳng đứng có tần số 25 Hz, người ta đo được khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa ở kề nhau trên đường thẳng nối hai nguồn là 1,6 cm. Tốc độ sóng trên mặt chất lỏng là 

Xem đáp án » 22/10/2021 6,139

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=203Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL=20Ω. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong đoạn mạch là 

Xem đáp án » 22/10/2021 5,616

Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng và cuộn thứ cấp gồm 100 vòng, điện áp hiệu dụng giữa hai cuộn sơ cấp là 220 V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 

Xem đáp án » 22/10/2021 4,086

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Trên đoạn thẳng AB có 13 điểm cực đại giao thoa. C là điểm trên mặt chất lỏng mà ABC là tam giác đều. Trên đoạn thẳng AC có hai điểm cực đại giao thoa liên tiếp mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nhau. Đoạn thẳng AB có độ dài gần nhất với giá trị nào sau đây 

Xem đáp án » 22/10/2021 3,717

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cos100πt[V] vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 12πH và tụ điện có điện dung 10−4πF. Để công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì biến trở được điều chỉnh đến giá trị bằng 

Xem đáp án » 22/10/2021 3,640

Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này là 

Xem đáp án » 22/10/2021 3,206

Đặt điện áp u=2202cos100πt+π3[V] vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là i=22cos100πt[A]. Hệ số công suất của đoạn mạch là

Xem đáp án » 22/10/2021 2,984

Đặt điện áp u=20cos[100πt] [V] vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết giá trị của điện trở là 10 Ω và cảm kháng của cuộn cảm là 103Ω. Khi C = C1 thì điện áp giữa hai đầu tụ điện là uC=U0cos100πt−π6[V]. Khi C = 3C1 thì biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là 

Xem đáp án » 22/10/2021 2,797

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1 cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm cách S1 và S2 lần lượt là 6 cm và 12 cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực tiểu là 

Xem đáp án » 22/10/2021 2,678

Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,8 m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hoà với tần số 100 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng ổn định với 6 bụng sóng [coi A, B là hai nút sóng]. Tốc độ truyền sóng trên dây AB là 

Xem đáp án » 22/10/2021 2,079

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng 

Xem đáp án » 22/10/2021 1,769

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động 

Xem đáp án » 22/10/2021 1,522

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,51 và phần vỏ bọc có chiết suất n0 = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới  mặt trước của sợi quang tại điểm O [O nằm trên trục của sợi quang] với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi [như hình bên]. Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án » 22/10/2021 1,255

Trong một khoảng thời gian, một con lắc đơn thực hiện được 6 dao động. Giảm chiều dài của nó một đoạn 16 cm thì trong cùng khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là 

Xem đáp án » 22/10/2021 1,216

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình i=52cos2000t[mA] [t tính bằng s]. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 48 mA, điện tích trên tụ có độ lớn là 

Xem đáp án » 22/10/2021 1,214

Cường độ dòng điện là một trong những đại lượng Vật lý cơ bản, được giới thiệu trong chương trình Vật lý lớp 7. Việc nắm rõ mảng kiến thức này không chỉ hỗ trợ việc tính toán, mà còn giúp việc lựa chọn, sử dụng các thiết bị điện phù hợp với mạch điện, đồng thời kéo dài tuổi thọ các thiết bị. Trong bài viết dưới đây, Điện máy Yên Phát sẽ giới thiệu lại Cường độ dòng điện là gì cùng những kiến thức liên quan, các bạn cùng đón đọc nhé!

Kiến thức tổng quan về cường độ dòng điện

Một số kiến thức cơ bản nhất về cường độ dòng điện mà các em cần nắm như sau:

Khái niệm

Hiểu một cách đơn giản nhất, cường độ dòng điện chính là đại lượng chỉ độ mạnh yếu của dòng điện đang chạy trong mạch. Xét về mặt chuyên môn, cường độ dòng điện còn đại diện cho số lượng điện tử đi qua tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Theo đó, dòng điện càng mạnh thì giá trị của cường độ càng lớn và ngược lại.

Bạn đã nắm được khái niệm cường độ dòng điện là gì chưa?

Ký hiệu cường độ dòng điện

Đơn vị để đo cường độ dòng điện là Ampe hay còn được viết tắt là A. Độ lớn của dòng điện được  ký hiệu là I, chiếu theo hệ đo lường quốc tế SI. 

Đơn vị đo cường độ dòng điện được lấy theo tên nhà vật lý và toán học nổi tiếng người Pháp André Marie Ampère. Ông đã tự tạo ra rất nhiều thiết bị đo lường phục vụ cho thí nghiệm của mình. Những thiết bị này chính là tiền thân của Ampe kế sau này và cũng là dụng cụ đo độ lớn của dòng điện. Chính vì thế nên đơn vị đo được ký hiện dựa vào tên ông.

Một đơn vị Ampe sẽ tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948.1018 điện tử e [tương ứng 1 culong] trong một giây thông qua 1 diện tích dây dẫn. Công thức là 1A = 1C/s.

Những loại ampe kế phổ biến hiện nay có thể kế đến như: ampe kế đo AC/DC, ampe kế đo dòng điện, dòng đo điện trở cách điện, ampe kế đo điện trở đất hoặc miliampe kế hay còn gọi là dòng đo miliampe.

Ký hiệu cường độ dòng điện

Chiều của dòng điện

Như chúng ta đã biết, dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Chính vì vậy, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron mang điện tích âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn.

Dòng điện chạy trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kỳ chiều nào. Vì vậy, khi có 1 dòng điện I trong mạch, hướng của dòng điện quy ước cần được đánh dấu, thường là bằng mũi tên trên sơ đồ của mạch điện. Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện I, nếu dòng điện di chuyển ngược với hướng tham chiếu, thì I sẽ có giá trị âm.

Một số công thức tính liên quan đến cường độ dòng điện

Sau khi nắm được những kiến thức cơ bản về cường độ dòng điện là gì? yenphat.vn sẽ chia sẻ đến các em công thức tính cường độ dòng điện. Hãy lưu ngay vào sổ tay của mình để phục vụ công việc học tập của mình nhé! 

1. Công thức tính cường độ dòng điện dòng không đổi

Công thức:

I = q/t [A]

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện [A]
  • q là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t [s]

Công thức tính cường độ dòng điện dòng không đổi

2. Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

Công thức:

I = U / R

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện [A]
  • U là hiệu điện thế [V] 
  • R là điện trở [Ω]

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch được tính theo định luật ôm:

  • Mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In [A]
  • Mắc song song: I = I1 + I2 + … + In [A]

3. Cách tính cường độ dòng điện hiệu dụng

Công thức:

I=I0/√2

Trong đó: 

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng [A] 
  • I0 là cường độ dòng điện ở cực đại [A]

4. Cách tính cường độ dòng điện bão hòa

Công thức:

I = n.e

Trong đó:

  • n là số electron  
  • e chính là điện tích electron

Công thức để tính cường độ dòng điện bão hòa

5. Công thức tính cường độ dòng điện đối với nguồn điện 3 pha

Công thức:

I = P/[√3 x U x cosφ x hiệu suất]

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện
  • P là công suất động cơ
  • U là điện áp sử dụng

Cách đo cường độ dòng điện bằng ampe kế hoặc đồng hồ vạn năng

Sử dụng Ampe kế hoặc đồng hồ vạn năng có thể đo được cường độ dòng điện 1 chiều DC hoặc dòng xoay chiều AC.

Đo cường độ dòng điện 1 chiều [DC]

DC là dòng điện một chiều, được tạo ra bởi sự dịch chuyển đồng hướng của các hạt mang điện. Chúng ta có thể điều chỉnh độ lớn dòng DC mà không cần thay đổi chiều của nó. Cách xác định cường độ dòng DC như sau:

  • Chuẩn bị Ampe kế, cắm que đổ vào cực dương, que đen còn lại vào đầu COM.
  • Điều chỉnh chuyển mạch của đồng hồ tới vị trí hiển thị DC.A-250mA.
  • Sử dụng đầu còn lại của que đen và que đỏ nối lần lượt với cực âm và cực dương của nguồn điện, sau đó bật nguồn điện cho mạch.
  • Đồng hồ sẽ hiển thị giá trị cường độ dòng điện đo được.

Đo cường độ dòng điện xoay chiều [AC]

Dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Khác với dòng DC, dòng điện AC có chiều và cường độ dòng điện thay đổi liên tục tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Chúng ta sẽ sử dụng đồng hồ vạn năng để đo cường độ dòng điện xoay chiều, với cac thao tác tương tự bên trên.

Ứng dụng thực tiễn của cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện đã được đưa vào ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, cụ thể:

Dùng để duy trì độ bền cho các thiết bị điện

Độ lớn dòng điện đã được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ứng dụng phổ biến nhất chính là dùng để đo độ lớn hoặc nhỏ của các dòng điện.

Mỗi thiết bị điện sẽ có một giới hạn nhất định về độ lớn của dòng điện. Trong khoảng an toàn đó thì đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ hoạt động an toàn và đảm bảo nhất. Đo độ lớn của dòng điện giúp ta có thể điều chỉnh thiết bị điện về mức độ ổn định nhất, kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí.

Thiết bị đo độ lớn của dòng điện khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến ổn áp hay còn gọi là aptomat. Thường thiết bị này sẽ được lắp trong nguồn điện của gia đình, nó sẽ đo cường độ và tự động ngắt khi giá trị cường điện vượt qua ngưỡng cho phép.

Ứng dụng trong y học

Dòng điện này thường được dùng trong y học như điện di, châm cứu,...Nếu không thể xác định được cường độ thì dòng điện mạnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc tính toán độ lớn của dòng điện giúp ta xác định được chính xác dòng điện thấp và an toàn trong quá trình sử dụng.

Cường độ dòng điện được đưa vào ứng dụng trong y học

Như vậy chúng ta đã làm rõ những kiến thức liên quan đến cường độ dòng điện. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên, các bạn đã biết được cường độ dòng điện là gì, cách tính cũng như ứng dụng của cường độ dòng điện. Để xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa hơn nữa, các bạn hãy truy cập website yenphat.vn của chúng tôi mỗi ngày nhé!

Video liên quan

Chủ Đề