Cộng sản chủ nghĩa là gì

Xã hội cộng sản chủ nghĩa là một kiểu xã hội lý tưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng. Theo quan điểm của Lênin để đạt được đến xã hội cộng sản phải trải qua một quá trình dài và nỗ lực của toàn thể xã hội. Vậy các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là những giai đoạn nào?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Theo Mác và Ăng ghen thì hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai giai đoạn phát triển là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa [hay gọi là giai đoạn chủ nghĩa xã hội] và giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa [hay gọi là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản].

Lênin trên cơ sở kế thừa quan điểm của Mác và Ăng ghen, đồng thời trên cơ sở tính thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và sau này là Liên Xô thì Lênin đã vạch ra hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa có những nấc thang phát triển sau: thứ nhất là những cơn đau đẻ kéo dài [thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thứ hai là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; thứ ba là giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực, đời sống của xã hội, là thời kỳ tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện.

– Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: tất cả các nước nếu muốn đi lên chủ nghĩa xã hội dù là nước tư bản phát triển cao, dù là những nước tư bản phát triển trung bình, dù là những nước thuộc địa nửa phong kiến đều phải trải qua thời kỳ quá độ để xây dựng. Tính tất yêu được thể hiện trên 4 khía cạnh như sau:

+ Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa xã hội là dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, còn chủ nghĩa tư bản lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa xã hội là không còn áp bức, bóc lột bất công, không còn đối kháng giai cấp, còn chủ nghĩa tư bản tồn tại chế độ người áp bức, bóc lột và còn có đối kháng giai cấp.

+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng để cơ sở vật chất phục vụ cho chủ nghĩa xã hội thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần có thời gian để tổ chức, sắp xếp lại. Thời gian tổ chức, sắp xếp lại chính là thời kỳ quá độ.

+ Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không thể tự phát ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản. Các quan hệ xã hội đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo chủ nghĩa xã hội.

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới, khó khăn và phức tạp, nó cần phải có thời gian để công nhân và nhân dân lao động từng bước làm quen với công việc đó. Trong đó nhiệm vụ quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì học cần nhiều thời gian để là quen với nhiệm vụ đó.

Giai đoạn chủ nghĩa xã hội

– Trong giai đoạn này xã hội còn nhiều dấu vết của xã hội cũ [xã hội tư bản và các xã hội trước].

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp với công cụ thủ công là phổ biến, có trình độ cao hơn so với trình độ nền công nghiệp của xã hội tư bản chủ nghĩa.Tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, do đó không còn tình trạng người bóc lột người.

– Trong chủ nghĩa xã hội kinh tế mới phát triển đến một trình độ nhất định nên thực hiện nguyên tắc phân phối là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

Trong xã hội đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xóa bỏ bóc lột con người, con người có điều kiện để phát triển năng lực và bình đẳng về địa vị xã hội. Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội. Ngoài phương thức phân phối theo lao động là phương thức cơ bản nhất, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi xã hội. Bằng thu thuế, những đóng góp khác của xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, đường giao thông.

– Trong chủ nghĩa xã hội còn tồn tại giai cấp, còn tội tại nhà nước.Do giới hạn phát triển của những điều kiện khách quan, sự bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội vẫn chưa đạt tới mức hoàn thiện nên vẫn tồn tại giai cấp, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.

Giai đoạn chủ nghĩa cộng sản

Mác đã chỉ ra điều kiện nếu có điều kiện đó thì có thể xây dựng một xã hội chủ nghĩa cộng sản, đó là ông đưa ra dự báo chỉ khi nào lực lượng sản xuất của xã hội phát triển đến một trình độ rất cao, của cải của xã hội tuôn ra dào dạt thì khi đó xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Lúc này lao động trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy trong giai đoạn này có một số đặc điểm sau:

– Người lao động không phụ thuộc vào phân công lao động xã hội. Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

– Lao động trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.

– Thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là những giai đoạn nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, đặc biệt là hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật về lịch sử.

Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì ?

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Hình thái kinh tế xã hội chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ứng với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng

Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày phát triển đến trình độ xã hội hoá cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc.

Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị – xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành, ngày càng trở nên căng thẳng. Qua thực tiễn cuộc đấu tranh đã dẫn tới giai cấp công nhân nhận thức được muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai cấp mình.

Khi Đảng Cộng sản ra đời toàn bộ hoạt động của Đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản xác lập nhà nước của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Như vậy có thể nói sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.

Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chũ nghĩa [chủ nghĩa xã hội] lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Trong chủ nghĩa xã hội, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

Khi nói về giai đoạn thấp của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, C.Mác đã khẳng định: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần – còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”.

 Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, con người không còn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội: đồng thời, lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người. Khi đó, con người thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

 C .Mác còn khẳng định, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa có thể chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội và Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề