Công nghệ và kỹ thuật khác nhau như thế nào năm 2024

Ngành kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin được rất nhiều bạn quan tâm, thắc mắc. Để tìm tiểu và phân biệt rõ hơn 2 ngành này, tìm hiểu thêm các thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.

.jpg)

Kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin có nhiều điểm khác nhau

\>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Chi tiết ngành Ngành Kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật phần mềm - Làm chủ ngành học “hot” nhất hiện nay
  • Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm - Nên chọn học ngành nào?

Ngành công nghệ thông tin

Khác với tất cả các ngành khác, ngành công nghệ thông tin (CNTT) cực kỳ rộng lớn, và cũng là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, nhanh đến mức mỗi ngày trôi qua bạn có thể đã trở nên lạc hậu so với hôm trước.

Hiện nay, cuộc sống thay đổi rất nhiều nhờ vào ngành Công nghệ Thông tin. Sự phát triển càng nhanh các thiết bị công nghệ càng rẻ tiền như smartphone (điện thoại thông minh) có mặt khắp mọi nơi.

Ngay cả việc giảng dạy trên bảng truyền thống đã chuyển thành trình chiếu trên máy tính, không còn liên lạc qua thư tay mà đã dùng thư điện tử, tất cả mọi người được kết nối dễ dàng với nhau thông qua ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo… ngày càng dễ dàng.

Doanh nghiệp nếu muốn phát triển, mở rộng, chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ của ngành CNTT trong việc tạo ra các website, quảng cáo, quản lý con người, lợi nhuận….

Những người làm việc trong ngành CNTT thường được gọi là dân IT (Information Technology). Ở nước ngoài ngành CNTT được gọi là Computer Science, còn ở Việt Nam thường gọi là Information Technology. Thật ra 2 khái niệm này khác nhau nhưng vì sự khác nhau trong ngữ nghĩa nên đều chung quy về tiếng Việt là ngành “công nghệ thông tin”.

Ngành Công nghệ Thông tin là gì? Đơn giản thì đây là ngành làm việc với máy tính và các thiết bị, công nghệ liên quan đến máy tính, với mục đích “cải thiện thế giới và con người”. Để theo đuổi ngành CNTT cần nhiều yếu tố khác nhau.

Thích thì thích nhưng không phải ai cũng có thể học ngành này. Để theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin đòi hỏi bạn cần có sự đam mê, kiên trì, tư duy, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính, thậm chí là cả sự may mắn. Bởi chỉ cần thiếu một trong những yếu tố trên cũng đủ khiến bạn tụt hậu so với người khác.

Thế giới ngành công nghệ thông tin là một cánh cửa khổng lồ, cao vời vợi, đầy rẫy những chông gai khiến bạn dễ chùn bước. Một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất với rất nhiều bạn là lập trình.

Kỹ thuật phần mềm (công nghệ phần mềm)

Kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành mà sinh viên theo học nhiều nhất, vì khả năng tìm được việc làm dễ hơn.

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm này phù hợp với những bạn nào yêu thích lập trình thuần túy. Mỗi ngày bạn cứ lập trình code suốt ngày là ổn.

Sau khi lập trình xong, sản phẩm được tạo ra được gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Phần mềm xuất hiện khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Firefox, trình duyệt web Chrome, trình duyệt web CocCoc… các chương trình vẽ như Photoshop… mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram… Tất cả đều là phần mềm.

Trong chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm còn chia thêm nhiều nhánh nhỏ như: lập trình ứng dụng desktop, web, mobile mà rất nhiều bạn thích đi theo.

.jpg)

Công nghệ thông tin không ngừng "hot" những năm gần đây

Các phần mềm máy tính bình thường, hoặc một trang website, ứng dụng di động Android, iOS, hay lập trình ở mức độ sâu bên dưới về phần cứng, rất rộng mà bạn có thể tạo ra.

Tuy nhiên, chỉ lập trình không thì vẫn chưa đủ để tạo ra phần mềm tốt cho khách hàng. Bởi để tạo ra phần mềm tốt, có chất lượng đòi hỏi phải có một quy trình. Và trong quy trình luôn có nhiều việc khác nhau, lập trình viên được xem là quan trọng nhất.

Để có sản phẩm tốt cần nhiều yếu tố như: xã giao, làm quen với khách hàng, trò chuyện với họ để thu thập thông tin cần thiết. Mỗi khách hàng nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng của họ (về y tế, giao thông, kinh doanh…). Công việc của người lập trình là hệ thống và chuyển thể những ngôn ngữ của khách hàng thành những đoạn code để tạo ra sản phẩm mong muốn. Trong quá trình này sẽ phát sinh lỗi không như ý và cần liên tục khắc phục để sản phẩm hoàn thiện nhất.

BA (Business Analyst) là người có khả năng giao tiếp, vừa hiểu được nghiệp vụ khách hàng vừa hiểu được cơ bản ngành công nghệ thông tin. BA sẽ phân tích, mổ xẻ các yêu cầu khách hàng để bào giao cho lập trình viên. Nhờ đó lập trình viên sẽ phân tích, lập trình tạo ra phần mềm.

Tester thì ít lập trình, họ có các công cụ, kỹ năng để kiểm tra phần mềm. Tester là người trải nghiệm, sử dụng phần để tìm ra lỗi, tìm được lỗi là lập trình viên sửa lỗi.

Trong quá trình làm việc, sẽ có một người gọi là quản lý dự án (project manager) quản lý các lập trình viên, lên kế hoạch, bảo đảm tiến độ và là cầu nối giữa lập trình viên, BA, tester…. Họ không phải là người lập trình giỏi, không phải là người tài nhất nhưng họ là người có khả năng kích thích, tăng sự hưng phấn, tăng thêm nguồn động lực để tất cả mọi người hoàn thành dự án.

Cao hơn nữa còn có CIO, Technical Architect (kiến trúc sư phần mềm), QA, QC…

.jpg)

Kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin vẫn có những điểm tương đồng

\>>> Xem thêm:

  • Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm - Bước đi làm chủ thời đại 4.0
  • Kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin có gì khác?
  • Sinh viên kỹ thuật phần mềm ‘hiến kế’ quản lý hoá đơn điện tử

Rất nhiều người nhầm lẫn về ngành kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với những sự khác nhau đã nêu trên hy vọng rằng những bạn chuẩn bị lựa chọn chuyên ngành, hay mong muốn học 2 ngành trên sẽ hiểu rõ hơn.

Sau khi lựa chọn được ngành học việc của tiếp theo là lựa chọn trường. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin. Trường ĐH FPT TP. HCM là một trong những cơ sở uy tín, có chất lượng đào tạo cao, được nhiều sinh viên theo học.

Bạn đang tìm kiếm ngôi trường để theo đuổi đam mê công nghệ, không thể bỏ qua trường ĐH FPT TP. HCM - ngôi trường hàng đầu đào tạo các ngành Trí tuệ Nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Truyền thông Đa phương tiện, Thiết kế Đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc. Với sứ mệnh của Đại học FPT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước.