Cách tính lượng mưa trung bình nhiều năm năm 2024

Đơn vị đo mưa được tính bằng mm có nghĩa là trên 1 đơn vị diện tích có 1 lít nước mưa rơi xuống hoặc trên đơn vị diện tích đó lớp nước mưa có bề dày 1mm.

Khi ta nghe bản tin dự báo thời tiết có phần lượng mưa tại một nơi nào đó là 1.0mm thì có nghĩa là ở nơi đó trên 1m2 diện tích có 1 lít nước mưa rơi xuống.

Dự báo mưa gồm có 2 phần: dự báo diện mưa và dự báo lượng mưa.

Thuật ngữ trong dự báo diện mưa:

- Mưa vài nơi: nghĩa là mưa chỉ xảy ra dưới 1/3 diện tích khu vực dự báo (KVDB).

- Mưa rải rác: nghĩa là diện mưa xảy ra từ 1/3 đến 2/3 diện tích KVDB.

- Mưa nhiều nơi: nghĩa là diện mưa xảy ra trên 2/3 diện tích KVDB.

Thuật ngữ trong dự báo lượng mưa:

- Mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể: lượng mưa < 0,3 mm/12 giờ.

- Mưa nhỏ: lượng mưa < 3.0mm/12 giờ hoặc < 6.0mm/24 giờ.

- Mưa: lượng mưa từ 3.0mm đến dưới 8.0mm/12giờ hoặc 6.0-15.0mm/24 giờ.

- Mưa vừa: lượng mưa từ 8.0-25.0mm/12giờ hoặc khoảng 16.0- 50.0mm/24giờ.

- Mưa to: lượng mưa từ 25.0-50.0mm/12giờ hoặc 51.0-100.0mm/24giờ.

- Mưa rất to: lượng mưa trên 50.0mm/12 giờ hoặc trên 100.0mm/24 giờ.

Ví dụ: Khi nghe bản tin DBTT có đoạn: “Khu vực phía Đông tỉnh An Giang có mưa nhiều nơi, có nơi mưa vừa đến mưa to,…”, ta có thể hiểu là: khả năng mưa sẽ xảy ra trên 2/3 diện tích khu vực phía Đông tỉnh An Giang và trong đó sẽ có nơi mưa từ 8.0-25.0mm trong 12giờ hoặc có thể đến trên 25.0-50.0mm trong 12giờ.

Hoặc: “Khu vực phía Đông tỉnh An Giang có mưa vài nơi, mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể” thì ta hiểu là: Khả năng mưa xảy ra chỉ dưới 1/3 diện tích ở khu vực phía Đông tỉnh An Giang, lượng mưa dưới 0,3mm trong 12 giờ.

- Mưa và dông, mưa dông hay mưa và có lúc có dông với lượng mưa từ 3.0mm - 25.0mm/12giờ và kèm theo dông.

- Mưa vừa và dông hay mưa vừa và có lúc có dông với lượng mưa từ 8.0mm - 25.0mm/12giờ và kèm theo dông.

- Mưa to và dông hay mưa to và có lúc có dông với lượng mưa từ 25.0mm - 50.0mm/12giờ và kèm theo dông.

- Mưa rất to và dông hay mưa rất to và có lúc có dông với lượng mưa trên 50.0mm/12giờ và kèm theo dông.

Trong chương trình dự báo thời tiết, các biên tập viên thường nói lượng mưa khoảng vài trăm hay vài chục milimét (mm). Vậy, tại sao người tà lại dùng milimét để đo lượng nước mưa mà không dùng mét (m), centimét (cm), việc đo lượng mưa diễn ra như thế nào?

Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa rơi xuống tại một địa điểm nào đó. Nếu trong chương trình dự báo thời tiết, người ta thông báo “đo được lượng mưa khoảng 300mm”, thì điều đó có nghĩa, đường sẽ ngập khoảng 300mm nước sau cơn mưa nếu đất không ngấm nước. Tuy nhiên trong thực tế, đất sẽ ngấm nước và lượng nước đó lại chảy ra các sông, suối… nên chúng ta sẽ không thể cảm nhận trực tiếp được lượng nước mưa.

Với một cơn mưa có lượng mưa 200mm và cái sân 100m2 sẽ thu được 20m3 nước. Vì vậy, nếu mưa trên diện tích lớn ở nhiều tỉnh thành phố, lượng nước chảy về các sông suối sẽ cực kỳ lớn.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định lượng nước mưa lớn hay nhỏ căn cứ theo số liệu dưới đây.

Mưa vừa: Từ 16 đến 50mm/24h, hoặc 8 đến 25mm/12h

Mưa to: Từ 51 đến 100mm/24h, hoặc 26 đến 50mm/12h

Mưa rất to: > 100mm/24h, hoặc > 50mm/12h

Theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa, từ cấp mưa to (51-100 mm/24h) trở lên đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

TUY NHIÊN TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC MƯA SẼ TÍNH THEO GIỜ VÀ DỰA THEO CƯỜNG ĐỘ MƯA

Cách tính lượng mưa trung bình nhiều năm năm 2024

TỔNG LƯỢNG NƯỚC 1H = (Cường độ mưa/giờ) X Diện tích bề mặt (m2)

Ví dụ: cường độ mưa 100mm/h (0,1m/h), diện tích 20m2 thì công thức tính như sau:

Tổng lượng nước mưa 1 giờ = (0,1×20) = 2m3/1 giờ = 2000 lít/1 giờ = 33, 33 l/1 phút

  • THEO TÍNH TOÁN CÓ THỂ SỬ DỤNG VAN XẢ Q3, Q5, Q6

TUY NHIÊN THỰC TẾ SẼ CÓ RÁC VÀ NƯỚC TỪ NƠI KHÁC ĐỔ VỀ NÊN SẼ PHẢI TƯ VẤN CHUYỂN SANG VAN Q8 HOẶC DÙNG 2 THOÁT SÀN VAN NHỎ

* Cường độ mưa

Mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 10, 11, tuy nhiên cũng có năm mưa lớn xuất hiện vào tháng 5, 6 nhưng tần suất xuất hiện rất nhỏ. Ở trong tỉnh mưa thường xảy ra trên diện rộng, mưa với cường độ lớn và tập trung trong một vài ngày nên rất dễ gây nên lũ quét và sạt lở đất vùng núi và xói lở bờ sông. Điển hình là đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999, mưa toàn tỉnh phổ biến 1500-2300mm, mưa tập trung chủ yếu vào ngày 02-04/11/1999

Đặc biệt tại Huế mưa trong 1 giờ đạt 120mm, A Lưới là 96mm

trong 24 giờ lượng mưa tại Huế đạt 1422mm (từ 6h ngày 02 đến 6h ngày 3) và tại A Lưới là 891mm (từ 11h ngày 01 đến 11h ngày 02). Đợt mưa này đã gây nên lũ lịch sử cho vùng trung và hạ lưu các sông thuộc Thừa Thiên Huế.

VỚI LƯỢNG MƯA LỚN NHẤT THEO GIẢ ĐỊNH 120MM + NƯỚC TỪ TRÊN MÁI ĐỔ XUỐNG, TỔNG LÀ 200MM (0,2M), SÂN RỘNG 20M2

+ Tính trung bình ngày: Là tổng lượng mưa trong này hôm đó chia cho số lần đo. VD: (lần đo 1 + lần đo 2 + lần đo 3): 3

+ Tính trung bình tháng: Tổng các lượng mưa của các ngày trong tháng chia số ngày trong tháng.

+ Tính trung bình năm: Là tổng lượng mưa các tháng trong năm chia 12 tháng.

Kiến thức mở rộng về lượng mưa

1. Định nghĩa về lượng mưa

- Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa (giáng thủy) rơi tại một địa điểm nào đó. Nếu trong chương trình dự báo thời tiết, người ta thông báo "đo được lượng mưa khoảng 300mm", thì điều đó có nghĩa, đường sẽ ngập khoảng 300mm nước sau cơn mưa nếu đất không ngấm nước. Tuy nhiên trong thực tế, đất sẽ ngấm nước và lượng nước đó lại chảy ra các sông, suối… nên chúng ta sẽ không thể cảm nhận trực tiếp được lượng nước mưa.

- GIải thích: Nếu lấy một dụng cụ có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa. (Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn).

Ví dụ:

- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 1,5cm, có nghĩa là lượng mưa 15mm.

- Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 5cm, có nghĩa là lượng mưa 50mm.

2. Đơn vị của lượng mưa

Đơn vị của lượng mưa thường được sử dụng là milimet (mm) và tính số lẻ đến 0,1mm.

3. Đặc điểm của mưa lớn

- Lượng mưa lớn hay nhỏ là một quá trình xảy ra trên diện tích rộng tùy từng khu vực . Mưa lớn trên diện tích rộng , có thể xảy ra trọng một ngày , hai ngày thậm chí vài ngày . Có thể xảy ra ở một khu vực , hay nhiều khu vực cùng một lúc hay khác lúc . Chúng có thể mưa liên tục trong nhiều giờ , nhiều ngày cũng có thể mưa ngắt quảng từng trận khác nhau . Người ta thường căn cứ vào lượng mưa thực tế trong một ngày tại các trạm quan sát khí tượng thủy văn để mà phân tích các cấp độ mưa khác nhau . Theo quy định của tổ chức khí tượng trên thế giới , mưa lớn được chia làm 3 loại cụ thể như sau :

Lượng mưa đo được Mưa vừa Từ 16 đến 50mm/24h, hoặc 8 đến 25mm/12h Mưa to Từ 51 đến 100mm/24h, hoặc 26 đến 50mm/12h Mưa rất to > 100mm/24h, hoặc > 50mm/12h

4. Dụng cụ đo mưa

Dụng cụ đo mưa còn được gọi là vũ lượng kế. Có rất nhiều loại vũ lượng kế, có thể tạm phân các loại vũ lượng kế như sau:

- Vũ lượng kế đơn giản;

- Vũ lượng kế tự ghi;

- Vũ lượng kế tự động.

Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vũ lượng kế như sau:

4.1. Vũ lượng kế đơn giản

Nguyên lý đo: Đo thủ công (do người đo trực tiếp).

Dụng cụ chính gồm: Thùng đo mưa và cốc đo mưa.

  1. Thùng đo mưa

- Vũ lượng kế đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất là thùng đo mưa.

- Thùng đo mưa làm bằng tôn, gồm hai ngăn, được thông nhau bằng một cái phễu hình nón, có tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc.

- Diện tích miệng thùng đo mưa: 200cm2.

- Chiều cao thùng đo mưa: 40cm.

- Miệng thùng đo mưa đặt cách mặt đất: 1,5m.

- Thùng đo mưa phải đặt cách xa các vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản.

Miệng thùng đo mưa hình tròn. Vì vậy, đường kính miệng thùng đo mưa có chiều dài xấp xỉ 16 cm.

  1. Cốc đo mưa

- Khi đo lượng mưa, người ta không đo trực tiếp trong thùng đo mưa mà dùng cốc đo mưa để đo lượng mưa (có tác dụng phóng đại lớp nước mưa nhằm làm giảm sai số đo).

- Có 2 loại cốc đo mưa: P200 và P500.

- Loại cốc đo mưa thường được sử dụng là cốc đo mưa P200 (Loại cốc đo dành cho thùng đo mưa có diện tích miệng thùng S = 200cm2).

4.2. Vũ lượng kế tự ghi

- Nguyên lý hoạt động: chao lật, cảm ứng từ và tự ghi lượng mưa trên giản đồ.

- Các loại vũ lượng kế tự ghi hiện nay thường được sử dụng là SL3, SL1, SL 3-1.

4.3. Vũ lượng kế tự động

- Nguyên lý hoạt động: chao lật và tự động ghi lượng mưa trên các thiết bị điện tử (Thường được đo kết hợp với các yếu tố khí tượng khác).

- Tự ghi lượng mưa, lưu lại trong bộ nhớ và khi cần thì truy xuất dữ liệu mưa bằng các phần mềm chuyên dụng.

Lượng mưa trung bình năm được tính thế nào?

Lượng mưa trung bình năm bằng: tổng lượng mưa cả năm/12 tháng.

Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng bao nhiêu mm?

Giải thích: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng 1.500 - 2.000 (mm).

Lượng mưa của Việt Nam là bao nhiêu?

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm.

Lượng mưa trung bình trên biển Đông khoảng bao nhiêu mm?

-Lượng mưa: sở dĩ lượng mưa trên biển thấp hơn trên đất liền và ven biển, chỉ đạt khoảng 1200mm/ năm thấp hơn nhiều so với lượng mưa trên đất liền khoảng trên dưới 2000mm/ năm.