Con người có thể chui qua lỗ bao nhiêu cm

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Sỏi thận chiếm tới 50% những bệnh lý về sỏi. Bệnh rất dễ tái phát, gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là suy thận. Vậy kích thước sỏi thận bao nhiêu mm thì nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên – Trung tâm Tiết niệu – Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Con người có thể chui qua lỗ bao nhiêu cm

Tỷ lệ tự đào thải của sỏi thận như thế nào?

Có đến 70-80% trường hợp sỏi thận mà người bệnh có thể tống sỏi ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, trường hợp tống sỏi ra ngoài khi đi tiểu bình thường chỉ xảy ra với sỏi thận có kích thước nhỏ. Theo PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Giám đốc trung tâm Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, sỏi càng lớn càng có nguy cơ bị mắc kẹt. Thông thường, một viên sỏi kích thước có đường kính nhỏ hơn ≤ 5mm có khả năng tự bài xuất, và chỉ những viên sỏi to, có đường kính lớn hơn > 5mm mới có thể bị kẹt.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và tỉ lệ tự đào thải của sỏi thận: Kích thức sỏi thận và vị trí.

Kích thước sỏi thận

Kích thước sỏi thận là yếu tố chính trong việc quyết định liệu sỏi có thể tự đào thải tự nhiên được hay không. 80% những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn < 4mm đều được hệ tiết niệu đẩy ra ngoài. Thông thường, chúng mất khoảng 31 ngày để di chuyển từ thận, đi qua hết đường tiết niệu.

Với những viên sỏi có kích thước từ 4 – 6mm, người bệnh mới cần điều trị. Tuy nhiên, khoảng 60% sỏi thận có kích thước này vẫn được đào thải một cách tự nhiên. Quá trình này mất trung bình 45 ngày.

Những viên sỏi lớn hơn > 6mm thường cần được điều trị y tế để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Chỉ khoảng 20% sỏi có kích thước này có thể đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian đào thải thường rất lâu, có thể mất đến một năm.

Con người có thể chui qua lỗ bao nhiêu cm

Vị trí

Những viên sỏi nằm ở phần cuối của niệu quản, gần với bàng quang (không phải phần cuối gắn vào thận) có nhiều khả năng tự di chuyển để đào thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu bình thường. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 79% những viên sỏi này sẽ tự di chuyển. 48% viên sỏi ở đoạn cuối niệu quản gần bàng quang sẽ tự di chuyển ra khỏi cơ thể khi đi tiểu mà không cần bất kỳ điều trị y tế nào.

Sỏi thận bao nhiêu mm thì nguy hiểm?

Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động. Nhảy dây là một lựa chọn rất tốt. Sỏi có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi thận đài dưới.

Khi sỏi thận mới hình thành chưa gây ra biến chứng, đường tiểu rộng rãi, không bị dị dạng và hẹp bẩm sinh…, cơ thể có thể đi tiểu ra sỏi 2-3 mm, thậm chí lên tới 8-9 mm. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân dễ tiểu hơn, bằng cách cho uống nhiều nước và thuốc kháng viêm… để nội mạc đường tiểu không phù nề cản trở sỏi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc làm giãn nở ống tiểu để dễ dàng tống sỏi thận ra khỏi cơ thể. Vậy nên, không phải tất cả viên sỏi đều phải phẫu thuật. Rất nhiều trường hợp có thể điều trị bằng thuốc.

Kích thước sỏi thận cần phải phẫu thuật?

Kích thước quả thận của người trưởng thành có chiều dài khoảng 12cm. Vì thế, nếu sỏi thận nhỏ hơn 5mm, người bệnh chỉ cần uống thuốc và uống nhiều nước. Sỏi có thể tự đào thải qua đường tiểu. Sỏi thận 5 – 7mm cũng không phải là vấn đề lớn, chỉ đáng lo ngại khi sỏi thận gây nhiễm trùng, tái phát nhiều lần.

Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiễm trùng cũng có thể gây ra sỏi thận. Do đó, khi người bệnh sỏi thận có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, cần phải điều trị song song cả sỏi thận và nhiễm trùng tiết niệu. Điều này sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Khi điều trị, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc tán sỏi dưới da. Tuy nhiên, người bệnh cần được điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng trước. Vì nếu còn nhiễm trùng, bác sĩ không thể tiến hành phẫu thuật tán sỏi. Mặt khác, nếu như nhiễm trùng tái phát, nguy cơ tán sỏi xong lại tiếp tục sinh sỏi là cao.

Với những viên sỏi kích thước to, mổ hở là phương pháp điều trị thích hợp, giúp lấy hoàn toàn viên sỏi. Phương pháp mổ hở trước đây là tối ưu, gọn gàng và rẻ tiền nhất. Phẫu thuật mổ mở có ưu điểm lấy hoàn toàn sạch sỏi. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật kỹ thuật cao để tán dần dần sỏi ra khỏi cơ thể.

Nếu sỏi thận kích thước nhỏ (chỉ 1cm), và là sỏi cản quang, có độ cản quang không quá cứng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, không phải nằm viện và chi phí khá rẻ. Đôi khi, sỏi thận có thể tán một lần không hết. Người bệnh có thể cần phải thực hiện tán sỏi 2- 3 mới hết.

Khi sỏi thận đã di chuyển xuống niệu quản gần bàng quang, bác sĩ có thể dùng ống nội soi bán cứng và tia laser tán sỏi. Với trường hợp sỏi thận vẫn còn ở trên cao, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm để đưa lên.

Khi sỏi thận ở trung thận, bác sĩ sẽ dùng máy tán sỏi thận xuyên da đâm một lỗ nhỏ trên thận để phá sỏi. Phương pháp nội soi tán sỏi này đang được áp dụng nhiều nhất tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vì ưu điểm ít xâm lấn. Bệnh nhân không đau, ít chảy máu và mau hồi phục. Hơn thế, các màn hình 2D-3D độ phân giải cao, giúp bác sĩ xử lý chính xác và sạch sỏi ngay trong cơ quan.

Có những phương pháp điều trị nào?

Hiện nay, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể điều trị hầu hết các loại sỏi thận với những phác đồ điều trị tiên tiến nhất trên thế giới, theo các phương pháp sau:

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL)

Phương pháp này giúp điều trị sỏi thận ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, người bệnh không cần phải mất nhiều thời gian nằm viện. Quy trình thực hiện khá đơn giản gồm: Bệnh nhân được gây mê toàn thân hay tiền mê giảm đau và đặt phần lưng tương ứng vị trí sỏi tiếp xúc với nguồn phát sóng xung kích, kích hoạt sóng “bắn” xuyên qua da để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ có thể di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài.

Phương pháp mổ nội soi lấy sỏi thận qua da

Bác sĩ sẽ tiến hành xuyên một kim nhỏ qua da ở vùng hông lưng vào thận dưới sự hướng dẫn của tia X-quang hoặc siêu âm và theo đường này nong rộng ra tạo thành một đường hầm để có thể đưa một ống soi nhỏ vào thận, tiến hành tán vỡ các viên sỏi bằng tia laser, xung hơi hoặc sóng siêu âm. Khi phẫu thuật kết thúc, bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn lưu trong thận của bệnh nhân.

Phương pháp nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng

Phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất với sỏi ở vị trí 1/3 giữa và dưới, có tỷ lệ thành công hơn 90%. Quy trình tán sỏi bao gồm: Bác sĩ đặt máy soi trực tiếp dưới hướng dẫn của camera vào bàng quang, tiếp cận lỗ niệu quản, dùng dây dẫn luồn qua miệng niệu quản, đưa máy soi vào niệu quản để tiếp cận sỏi và dùng máy laser tán sỏi thành các mảnh nhỏ. Sau đó, bác sĩ dùng rọ lấy sỏi ra hoặc để bệnh nhân tự bài tiết.

Phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi mềm

Khi thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản đến bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi bằng tia laser rồi lấy ra ngoài. Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, bệnh nhân ít đau đớn, hạn chế sẹo và rút ngắn thời gian nằm viện.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: