Chuyển tiền nhờ chi hộ hạch toán như thế nào năm 2024

Bạn chưa biết cách hạch toán thu hộ chi hộ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này, Gpay sẽ cho bạn biết những nội dung hữu ích nhất!

Bạn chưa biết cách hạch toán thu hộ chi hộ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này, Gpay sẽ cho bạn biết những nội dung hữu ích nhất!

Chuyển tiền nhờ chi hộ hạch toán như thế nào năm 2024

Hạch toán thu hộ chi hộ là cần thiết để cải thiện sự hợp tác giữa các bên, bao gồm cả các công ty trong nước và nước ngoài. Cùng tìm hiểu các phương pháp hạch toán thu thu hộ và những lưu ý cần thiết khi hạch toán.

1. Tổng quan về hạch toán thu hộ chi hộ

Các khoản thu, chi hộ yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thu hộ, chi hộ có thẩm quyền. Khi hạch toán thu hộ chi hộ phải có văn bản, giấy tờ thông báo cụ thể.

Dịch vụ thu hộ chi hộ đang trở nên rất phổ biến trên nhiều lĩnh vực, hình thức khác nhau. Một số khía cạnh điển hình của việc sử dụng dịch vụ thu hộ, chi hộ là: Phí bảo hiểm; tiền điện nước phí giữ chỗ; cho vay trả góp; phí thi; học phí;...

Chuyển tiền nhờ chi hộ hạch toán như thế nào năm 2024

Trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, thật dễ dàng để bắt gặp hình thức thu hộ, chi hộ. Chính vì vậy mà luôn cần hạch toán thu hộ chi hộ rõ ràng, cẩn thận.

Khi thu hộ, nộp hộ, cần lưu ý vài điểm sau:

  • Trong trường hợp thu hộ, bên thu hộ cần lập, in các tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT). Sau khi thu tiền hộ, cần lập các phiếu chi.
  • Đối với trường hợp chi hộ, các bên phải cung cấp phiếu chi. Sau khi đã thu được tiền bên đó chi hộ, không phải xuất hóa đơn GTGT.

Khi chi hộ có ghi tên công ty trên hóa đơn GTGT, bên chi hộ phải xuất hóa đơn. Sau đó cần tính thuế GTGT cẩn thận.

2. Một số vướng mắc về hạch toán thu hộ chi hộ

Khi nói đến hạch toán thu hộ chi hộ, bạn sẽ dễ gặp phải một số vấn đề. Nhất là đối với những người mới lần đầu tiên làm hạch toán thu chi hộ.

2.1. Có hay không việc xuất hóa đơn khi thu hộ chi hộ?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng phân tích và theo dõi nội dung sau:

Thu hộ yêu cầu bên thu phải xuất hoá đơn GTGT. Đồng thời khi thanh toán số tiền đã thu hộ, khách hàng sẽ yêu cầu có có phiếu chi.

Khi chi hộ, bên chi cũng phải lập phiếu chi. Sau khi bên chi hộ thu được số tiền đã chi thì không cần xuất hóa đơn GTGT.

Chuyển tiền nhờ chi hộ hạch toán như thế nào năm 2024

2.2. Khi hạch toán thu hộ chi hộ có phải kê khai thuế không?

Theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn của các khoản thu, chi hộ không cần đưa vào kê khai Mẫu số 01-1/GTGT hoặc Mẫu số 01-2/GTGT.

Trong trường hợp hóa đơn chi hộ có tên công ty đã thực hiện chi hộ, công ty đó phải khai thuế.

2.3. Các trường hợp yêu cầu phải hạch toán thu hộ chi hộ

Có nhiều trường hợp cần phải hạch toán thu chi hộ. Dù ở trường hợp nào cũng cần thiết phải tiến hành ủy quyền qua văn bản rõ ràng.

Đối tượng cần hạch toán:

  • Hóa đơn bao gồm các khoản thu, chi hộ được ủy quyền.
  • Các hóa đơn mua bán khoản thu chi hộ, bên thực hiện thu hộ chi hộ sẽ phải hạch toán.

3. Hướng dẫn cơ bản về hạch toán thu hộ chi hộ

Khi thu hộ, đơn vị thu hộ có thể làm người được ủy quyền hoặc thu hộ thay mặt doanh nghiệp. Vì vậy không cần xuất hóa đơn hay kê khai thuế. Đơn vị thu hộ cần tiến hành lập phiếu thu, trong đó có ghi tên doanh nghiệp thu. Sau khi lập xong, cần thanh toán cho khách hàng cùng với hóa đơn liên quan đến việc thu tiền.

Khi chi hộ, đơn vị chi hộ cần phải xuất hóa đơn với tên của công ty thực hiện việc chi hộ. Đồng thời, đơn vị chi hộ cần chuẩn bị thủ tục sau:

  • Lập phiếu chi cho các khoản đã ủy nhiệm.
  • Chuyển hóa đơn, chứng từ cho bên được ủy quyền để tiến hành khấu trừ thuế GTGT.
  • Lập phiếu thu và tiến hành thu lại các khoản đã chi hộ.

Trong quá trình này, đơn vị tiến hành thu chi hộ phải hết sức thận trọng để tránh sai sót. Một số lưu ý của cần biết như sau:

- Bên thực hiện chi hộ không lập hóa đơn cho các tài khoản chi hộ.

- Các bên chi hộ phải lưu các tài liệu, hóa đơn, chứng từ quan trọng liên quan chặt chẽ đến quy trình chi hộ. Việc lưu giữ các tài liệu này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các hồ sơ khi sự cố.

Tổng hợp trên nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về hạch toán thu hộ chi hộ. Đồng thời cung cấp các phương pháp hạch toán thu chi hộ cơ bản cho người mới.

Thu hộ chi hộ là gì, có lợi ích gì trong hoạt động của doanh nghiệp? Khi doanh nghiệp thu hộ chi hộ thì cần hạch toán như thế nào, cũng như quy định xuất hóa đơn của Nhà nước hiện nay về thu hộ, chi hộ ra sao? Hãy cùng ACB tìm hiểu trong bài viết sau.

Thu hộ, chi hộ là gì?

Thu hộ chi hộ là dịch vụ tài chính doanh nghiệp được một cá nhân hay tổ chức ủy thác cho ngân hàng hay tổ chức cung cấp dịch vụ thu hộ chi hộ để thu hoặc chi các khoản tiền theo hợp đồng. Việc sử dụng dịch vụ thu - chi hộ có thể giúp các cá nhân và tổ chức giảm rủi ro về lưu trữ, vận chuyển, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các khoản thu hộ, chi hộ rất đa dạng, từ tiền điện, nước đến lương, thưởng, phí bảo hiểm,... Có thể chia dịch vụ thu hộ chi hộ thành 2 loại chính:

- Trên giấy tờ của các khoản thu hộ mà bên ủy quyền là bên đứng tên.

- Trên giấy tờ của các khoản thu hộ, chi hộ mà bên được ủy quyền là bên đứng tên.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thu hộ chi hộ

Lợi ích đối với khách hàng của doanh nghiệp

Dịch vụ thu hộ chi hộ giúp khách hàng không cần đến trực tiếp doanh nghiệp để thực hiện thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán qua các cổng thu hộ, chi hộ một cách thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản hơn

Dịch vụ thu hộ chi hộ giúp tiết kiệm thời gian, công sức của khách hàng nhờ sự hiệu quả, tiện lợi trong giao dịch

Ngoài ra, dịch vụ thu chi hộ cũng rất an toàn, các bên cung cấp dịch vụ luôn ưu tiên bảo mật thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ. Hiện nay, các giao dịch sẽ được mã hóa nhằm bảo mật các thông tin cá nhân của khách hàng một cách hiệu quả và an toàn hơn.

\>>> Xu hướng sử dụng dịch vụ tài chính của doanh nghiệp

Lợi ích đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

Dịch vụ thu chi hộ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu các nguồn lực cần thiết cho dịch vụ thu chi như nhân sự, cơ sở giao dịch, chi phí thiết bị,... Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình. Dịch vụ thu - chi hộ cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro về quản lý tiền mặt và thanh toán. Các giao dịch sẽ được bên cung cấp dịch vụ thu chi hộ thống kê, báo cáo và thanh toán cho doanh nghiệp một cách minh bạch, an toàn. Ngoài ra, nhờ các dịch vụ thu chi hộ mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng , mở rộng thị trường mà không cần phải mở thêm chi nhánh, văn phòng.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực để tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ

Quy định về xuất hóa đơn đối với các khoản thu hộ, chi hộ khách hàng

Nhà nước quy định ngân hàng, doanh nghiệp, ngân hàng muốn thu chị hộ cần tạo hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT),. ngân hàng sẽ lập ra các phiếu chi cho doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra và đối soát khi cần thiết.

Khi doanh nghiệp chi hộ đối tác

Nếu khoản chi hộ lập theo tên doanh nghiệp thì khi thu tiền từ đối tác hay khách hàng, doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT, phiếu chi và kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế của hàng hóa dịch đó.

Nếu khoản chi hộ đứng tên đối tác thì doanh nghiệp cần lập phiếu chi, khi thu tiền lại từ đối tác không cần phải lập hóa đơn GTGT mà chỉ cần lập phiếu thu.

Doanh nghiệp chi hộ đối tác cần có phiếu chi, hóa đơn thuế GTGT để đối tác hoàn tiền chi hộ

Khi doanh nghiệp thu hộ đối tác

Khi hoạt động bán hàng của doanh nghiệp phát sinh khoản thu hộ, doanh nghiệp cần lập thuế GTGT cho khách hàng. Doanh nghiệp không cần phải kê khai, tính thuế hay nộp thuế cho hóa đơn này do đây chỉ là khoản thu hộ cho đối tác chứ không phải doanh thu của doanh nghiệp. Khi thanh toán lại tiền thu hộ với đối tác doanh nghiệp cần phải lập phiếu chi.

Hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ

Cách hạch toán thu hộ chi hộ

Về bản chất, các khoản thu hộ, chi hộ chỉ ảnh hưởng đến quỹ tiền mặt, tiền ngân hàng mà không ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp thu hộ chi hộ.

Hạch toán chi hộ

- Khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng, ghi:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

- Khách hàng thanh toán tiền chi hộ sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112.

Có TK 1388

Hạch toán thu hộ

- Khi doanh nghiệp thu hộ khách hàng, ghi:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

- Hoàn trả tiền thu hộ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

Trong trường hợp doanh nghiệp chi hộ khách hàng mà hóa đơn được xuất ra lại ghi tên doanh nghiệp thì khoản chi sẽ được coi như đây là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Còn khi thu hộ, doanh nghiệp sẽ được tính đó là doanh thu bán hàng của mình, nên doanh nghiệp cần phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT.

Ví dụ minh họa

Ngày 10/01/2024 công ty A ủy quyền cho công ty B mua hộ 1 lô thiết bị có trị giá là 200 triệu đồng với VAT là 10%. Công ty B thanh toán cho bên bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng. Ngày 15/01/2024, công ty B giao hàng cho công ty A, công ty A sẽ thanh toán lại khoản chi hộ bằng tiền gửi ngân hàng.

Ví dụ thực tế đơn giản về cách hạch toán thu hộ chi hộ

Vì trên hóa đơn mà bên bán xuất ra ghi tên công ty A (bên nhờ chi hộ) nên hạch toán sẽ như sau:

- Công ty B ghi nhận khi chi hộ:

Nợ TK 1388 - 220.000.000

Có TK 112 - 220.000.000

- Công ty B ghi nhận khi thu tiền từ công ty A:

Nợ TK 122 - 220.000.000

Có TK 1388 - 220.000.000

Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ tại ACB

Tại ngân hàng ACB có cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tài chính doanh nghiệp thu hộ chi hộ với những ích lợi vượt trội như tránh rủi ro vận chuyển tiền mặt; tận dụng nguồn vốn, quản lý công nợ, thu hồi doanh thu nhanh chóng; thực hiện đơn giản, nhanh chóng, an toàn tuyệt đối trong các giao dịch.

Với thu hộ, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh thanh toán tiện ích như ACB ONE BIZ/PRO, POS, ATM/CDM hay tại quầy giao dịch của ACB. Khoản tiền thu hộ sẽ được chuyển đến tài khoản doanh nghiệp ngay khi giao dịch thực hiện thành công.

Với phương thức chi hộ, doanh nghiệp có các phương thức như chi hộ tại quầy giao dịch ACB, ACB ONE BIZ, ACB ONE PRO; chi hóa đơn/hoa hồng đại lý/phí trưng bày; chi hộ tiền mặt tại địa điểm chỉ định. Chỉ cần doanh nghiệp có tài khoản tại ACB, hệ thống sẽ trích tiền từ tài khoản doanh nghiệp đến người hưởng thụ chỉ định nhanh chóng và an toàn.

Chỉ cần có tài khoản tại ACB, doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ thu hộ chi hộ cùng các dịch vụ tài chính doanh nghiệp khác

\>>> Tìm hiểu thêm các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp tại ACB

Trên đây là những thông tin về lợi ích, quy định xuất hóa đơn cũng như cách hạch toán thu hộ chi hộ cho doanh nghiệp. Đây là dịch vụ phổ biến hiện nay, mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh, giao dịch giữa các doanh nghiệp. Dịch vụ thu hộ, chi hộ tại ngân hàng ACB là dịch vụ tài chính doanh nghiệp được nhiều công ty lựa chọn vì những lợi ích vượt trội cũng như đơn giản, nhanh chóng, an toàn, giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Hiện nay đã ra mắt tài khoản ACB ONE BIZ/PRO dành cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính doanh nghiệp chất lượng của ngân hàng ACB.