Chuủ trương nghiên cứu dự án là gì

Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

Chuủ trương nghiên cứu dự án là gì

Thẩm định dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, Kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.

Dịch vụ thẩm định dự án đầu tư của Công ty Cổ Phần Thẩm định giá Hoàng Quân sẽ giúp cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp muốn đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người lập dự án và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án. Thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.

Đối tượng thẩm định

Thẩm định giá Dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, toàn diện tất cả nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án

Mục đích thẩm định

Đánh giá tính hợp lý của dự án biểu hiện trong hiệu quả và tính khả thi ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án

Đánh giá tinh thần khả thi của dự án thể hiện ở việc xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý

Đánh giá hiệu quả của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế xã hội

Chuủ trương nghiên cứu dự án là gì

Hồ sơ thẩm định

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Quyết định giao đất
  • Quy hoạch chi tiết dự án
  • Các bản vẽ quy hoạch dự án

Chuủ trương nghiên cứu dự án là gì

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tuân thủ quy trình thẩm định giá tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 05 ban hành theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày 07/10/2005 của Bộ Tài chính.

Nhìn chung, quy trình thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác, nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá doanh nghiệp.

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp gồm có 6 bước:

1. Xác định vấn đề

Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau:

1.1. Thiết lập mục đích thẩm định giá

1.2. Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,…

1.3. Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá

1.4. Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá

2. Lập kế hoạc thẩm định giá

– Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.

– Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

3. Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu

Trong bước này cần lưu ý:

  • Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
  • Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: Tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh trang, chủ trương của nhà nước,… Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá. Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường.

4. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.

5. Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị doanh nghiệp.

Thẩm định viên và giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá doanh nghiệp. Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.

6. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá

Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:

6.1. Mục đích thẩm định giá

6.2. Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ:

Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản các biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau:

* Loại hình tổ chức doanh nghiệp

* Lịch sử doanh nghiệp

* Triển vọng đối với nền kinh tế của ngành

* Sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng

* Sự nhạy cảm đối với các yếu tố thời vụ hay chu kỳ

* Sự cạnh tranh

* Nhà cung cấp

* Tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình

* Nhân lực

* Quản lý

* Sở hữu

* Triển vọng đối với doanh nghiệp

* Những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp.

6.3. Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định

6.4. Phương pháp thẩm định giá

Các phương pháp thẩm định giá và lý do áp dụng các phương pháp này; những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn hóa hay các yếu tổ thẩm định khác; những lập luận khi tổng hợp những kết quả thẩm định giá khác nhau để có kết quả giá trị duy nhất.

6.5. Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá, những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ.

6.6. Nêu rõ lý do vận dụng trong báo cáo

Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sự vận dụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẫn mà sự vận dụng đó xét thấy là cần thiết và thích hợp.

6.7. Phân tích tài chính

* Tóm lược bảng tổng kết tài sản và bản báo cáo thu nhập trong một giai đoạn nhất định phù hợp với mục đích thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp.

* Những điều chỉnh đối với các dữ liệu tài chính gốc (nếu có).

* Những giả thiết cơ bản để hình thành bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập.

* Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp tương tự.

6.8. Kết quả thẩm định giá

6.9. Phạm vi và thời hạn thẩm định giá

6.10. Chữ ký và xác nhận

Thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm đối với những nội dung thực hiện trong báo cáo.

Trích từ: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá của Cục quản lý giá – Bộ Tài chính