Chiến lược phát triển theo chiều sâu là gì

Mô hình tăng trưởng kinh tế là các thức xác định tăng trưởng kinh tế qua từng giai đoạn. Hoạt động kinh tế cần được xác định lộ trình và khả năng nhằm triển khai có hiệu quả và đồng bộ trên thực tế. Các mô hình thể hiện tốc độ tăng trưởng phản ánh trong chiến lược của doanh nghiệp. Trong đó, các nguồn lực được điều chỉnh và tác động nhằm đạt được mục đích trong phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế, các kinh nghiệm hoạt động hiệu quả được phản ánh trong phân loại và các mô hình cụ thể. Doanh nghiệp có thể xác định mô hình phù hợp cho nhu cầu và đòi hỏi của mình.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?

Mô hình tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Models of Economic Growth.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là mô hình được thiết kế với các biện pháp mang tính chiến lược. Phản ánh cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực. Tác động đến nền kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm, với một tốc độ hợp lí. Dựa vào mô hình để điều chỉnh các tính chất và mức độ của hoạt động trên thực tế. Nhằm hướng đến thực hiện các nhu cầu của từng giai đoạn tương ứng. Mô hình được xác định với các điều kiện, tiêu chí và yêu cầu cho từng giai đoạn tương ứng.

Trong hoạt động của doanh nghiệp, các mong muốn trong phát triển và ổn định bền vững hoạt động luôn là mối quan tâm đầu tiên. Từ đó mà các nhà lãnh đạo phải xác định các mô hình tăng trưởng cụ thể. Nó xác định mục tiêu, cũng là các hoạt động mà các thành viên cần tiến hành để đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh là xem xét các nguồn lực và tiềm năng, lợi thế phát triển của doanh nghiệp. Các tổ chức, huy động hay sử dụng nguồn lực được tính toán và cân đối.

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng. Được phản ánh thông qua các hiệu quả nhận được trong nền kinh tế. Trong đó, mô hình thể hiện toàn diện các yếu tố tác động và cần thiết được áp dụng trong hoạt động kinh tế. Công cụ để xác lập các mối liên hệ và mô tả diễn biến của tăng trưởng kinh tế, các nhân tố chi phối quá trình tăng trưởng, các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng cả về số lượng. Mô hình là cách tốt nhất để doanh nghiệp tiến hành các chiến lược kinh tế hiệu quả. Cũng như xác định yêu cầu cho từng giai đoạn kinh doanh.

2. Phân loại và các mô hình tăng trưởng:

2.1. Phân loại:

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

Được thể hiện với các tăng trưởng xác định mục tiêu mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập,… Phản ánh đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất. Nhờ vào các nguồn lực tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Mô hình phản ánh nhu cầu cho tìm kiếm lợi nhuận nhưng không mang đến các lợi thế đón đầu hay phát triển bền vững. Các nguồn vốn phải được huy động lớn. Nguồn lực lao động phổ thông, thiếu năng lực và kinh nghiệm. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác được xem là nguồn nguyên liệu có sẵn và lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp.

Sử dụng các nguồn lực chưa khoa học và hiệu quả. Chưa khai thác được các giá trị tuyệt đối hay tối đa hóa các lợi nhuận. Thường được áp dụng ở các giai đoạn đầu của nền kinh tế. Có nhiều hạn chế: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm… Các sáng tạo của người lao động cũng không được khai thác và phản ánh.

Xem thêm: Tàng trữ, vận chuyển bao nhiêu gam heroin thì bị tử hình?

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

Được các nước đang phát triển và nước tiên tiến áp dụng. Hướng đến các mục đích trong tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế. Với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại. Gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội…

Chiến lược phát triển theo chiều sâu xác định chắc chắn các yếu tố làm gốc. Đó là cá ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại cải tiến hoạt động sản xuất. Từ đó mang đến thuận lợi và phản ánh hiệu quả lâu dài. Phản ánh đối với:

– Khai thác hiệu quả và triệt để các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động. Thông qua tăng công suất hoạt động của máy móc, cải tiến kỹ thuật, thực hiện mô hình sản xuất tinh gọn. Bên cạnh nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp.

– Khai thác triệt để các lợi thế và tiềm năng trong ngành. Xác định các hướng phát triển phù hợp với xu hướng tiến bộ của thị trường. Bắt kịp các lĩnh vực hay ngành nghề có giá trị gia tăng. Chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao. Mở rộng thị trường tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

2.2. Các mô hình tăng trưởng:

– Mô hình Harrod – Domar.

Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế dạng đơn giản. Được đưa ra bởi hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ dựa vào tư tưởng của Keynes. Các nghiên cứu được tiến hành độc lập. Nhằm giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Bởi các tăng trưởng thường gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hóa. Do đó lao động chủ yếu là các kỹ thuật viên.

Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Tiến hành xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn. Với các hiệu quả trong sử dụng vốn trong vận hàng sản xuất. Cũng như các khoản vốn cố định đầu tư dài hạn trên máy móc, thiết bị.

Xem thêm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực là gì? Công thức tính và ví dụ?

Mô hình này coi đầu ra của bất kì đơn vị kinh tế nào đều phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Tính chất phụ thuộc phản ánh các lợi nhuận lớn được tìm kiếm với các tiềm lực lớn về vốn. Cho dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế.

– Mô hình Solow – Swan.

Mô hình đã được phát triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956. Thay thế cho mô hình hậu Keynesian Harrod-Domar. Đây là mô hình tăng trưởng ngoại sinh thiết lập dựa trên nền tảng của kinh tế học tân cổ điển.

Mô hình này nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số. Và cả sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Mang đến tính chất phản ánh chung cả theo chiều rộng và theo chiều ngang trong thiết lập mô hình tăng trưởng. Đưa đến những yếu tố gần như đầy đủ cần thiết và chi phối đến tăng trưởng kinh tế. Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, cho phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô”. Tuy nhiên trên thực tế, các chuyển dịch cơ cấu trong nghiệp hóa, hiện đại hóa hoàn toàn có thể phản ánh hiệu quả tăng trưởng.

– Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ.

Đây cũng là tính chất được phản ánh với mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Với các tiến bộ được nghiên cứu và ứng dụng. Tiến bộ công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong lí thuyết tăng trưởng kinh tế. Các áp dụng tiến bộ trong sản xuất được phản ánh hiệu quả rõ nét nhất. Khi các chất lượng và giá cả sản phẩm được điều chỉnh về mức hiệu quả nhất. Ngoài ra là các ứng dụng điện tử trong quản lý và tham gia vào thị trường giao dịch. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả và tiện ích. Đáp ứng các đòi hỏi cũng như cung cấp phương tiện giao dịch ngày càng tiện ích.

Nhờ tiến bộ công nghệ mà các nền kinh tế của nhiều quốc gia đã phát triển nhanh. Kinh tế phát triển thường được phản ánh dưới các ứng dụng khoa học hay kỹ thuật. Tuy nhiên phải dựa trên các nghiên cứu và ứng dụng phù hợp, hiệu quả. Về mặt lí thuyết, nếu không có tiến bộ công nghệ, khó giữ được các giá trị tối đa trong tích lũy.

– Các mô hình tăng trưởng nội sinh.

Xem thêm: Luật sư tư vấn quy định các tội phạm về ma tuý trực tuyến

Vớ tính chất của mô hình này, nhiều nhà kinh tế đưa ra quan điểm đối với các yếu tố nội sinh. Được phản ánh thông qua yếu tố con người và tiến bộ công nghệ. Trong khi ở các mô hình trình bày phía trên, đây lại được coi là các yếu tố ngoại sinh.

Nội sinh được thể hiện với các tác động trực tiếp đến tăng trưởng nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế, bắt buộc phải đổi mới và thay đổi phương thức hoạt động của nền kinh tế. Thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để có được các nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và đào tạo chuyên môn cao, kết hợp với sự sáng tạo. Tức là cần phải có sự tổ chức đào tạo bài bản và chuyên nghiệp đối với đội ngũ lao động. Và để ứng dụng phù hợp, linh hoạt các nghiên cứu, cần đội ngũ lãnh đạo tài giỏi. Bên cạnh các nhân viên kỹ thuật và đội ngũ lao động sáng tạo, tâm huyết.

Do đó, hai yếu tố này được nhận định là yếu tố nội sinh. Như vậy một nước khó khăn trong phát triển kinh tế không chỉ đến từ nguồn vốn mỏng. Nó còn là hiệu quả trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Các mô hình tăng trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:

+ Mô hình học hỏi [Learning-by-doing model] của Kenneth J.Arrow [1962].

+ Mô hình R&D [Research and Development Model].

+ Mô hình Mankiw-Romer-Weil.

+ Mô hình AK.

Xem thêm: Quy định về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

+ Mô hình ” Học hay làm” [Learning-or-doing model].

Đây là mô hình thể hiện các tư duy tiến bộ nhất trong các mô hình được nghiên cứu.

Video liên quan

Chủ Đề