Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là gì

Tranh chấp hợp đồng thương mại [hay nói ngắn gọn là tranh chấp thương mại] được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động thương mại.

Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng thương mại là gì? những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì? những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại thường có các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Có quan hệ hợp đồng thương mại tồn tại giữa các bên;
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ [hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ] của một bên trong quan hệ đó;
  • Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm;
  • Tranh chấp hợp đồng thương mại thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

Vấn đề cần đặt ra ở đây là làm sao để có thể nhận diện và tiên liệu được các rủi ro nhằm ngăn ngừa các khả năng, nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại. Để làm được điều đó, các bên cần lưu ý những vấn đề sau đây về tranh chấp hợp đồng thương mại:

Thứ nhất, các bên là chủ thể có quyền cao nhất để tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp [trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước]. Điều này thể hiện ở việc các bên có thể lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp theo ý chí của mình, trong đó có thể kể đến các hình thức sau đây:

  • Thương lượng: Là hình thức giải quyết tranh chấp không cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Luật sư có thể tham gia với vai trò tư vấn cho các bên về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu trong đàm phán để từ đó các bên có thể tự gặp gỡ và thỏa thuận, trao đổi giải quyết các vấn đề bất đồng.
  • Hòa giải: Là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột một cách ổn thỏa. Điểm khác cơ bản giữa thương lượng và hòa giải là trong hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách người trung gian đứng ra dàn xếp việc giải quyết xung đột giữa các bên.
  • Tổ chức tài phán: Khi thương lượng và hòa giải không có kết quả, các bên có thể tiến hành khởi kiện vụ việc ra một cơ quán có thẩm quyền để giải quyết. Hiện nay, ở Việt Nam có hai cơ quan chủ yếu thường xuyên thụ lý và giải quyết các tranh chấp về thương mại là:
  • Trọng tài: Là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, được tiến hành bởi một hội đồng trọng tài. Theo Khoản 5 Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết, nếu không, mặc nhiên các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án có thẩm quyền;
  • Tòa án: Là cơ quan tư pháp của nhà nước Việt Nam có chức năng xét xử. Theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại. Khác với cơ chế giải quyết bằng trọng tài, theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, một vụ án được giải quyết tại tòa án sẽ phải trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Theo đó, bản án hoặc quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để tiếp tục xét xử phúc thẩm.

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của tranh chấp thương mại mà các bên có thể chủ động cân nhắc những phương án nói trên để phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà vốn dĩ không ai có quyền thay thế định đoạt.

Có chăng việc các bên thứ ba khác tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp chỉ mang tính chất hỗ trợ và làm “xúc tác” để dung hòa các mâu thuẫn đang hiện hữu trong quan hệ hợp đồng, không thể chi phối quyền quyết định cuối cùng của các bên trong hợp đồng thương mại.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng thương mại luôn gắn liền với lợi ích của các bên. Đây là hai phạm trù không thể tách rời nhau bởi lẽ tranh chấp thương mại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan như chiến lược và mục tiêu kinh doanh của các bên thay đổi, sự mất cân bằng về tài chính của doanh nghiệp, … hoặc các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, sự kiện bất khả kháng, tác động của sự thay đổi chính sách pháp luật, … dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện hợp đồng thương mại không thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn của các bên tham gia. Điều này làm nảy sinh các xung đột về lợi ích và tiềm ẩn khả năng trở thành tranh chấp thương mại nếu không được kịp thời giải quyết.

Thứ ba, cơ quan và địa điểm giải quyết tranh chấp là một trong những vấn đề mà các bên thận trọng cân nhắc. Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, các bên tham gia sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Do đó, trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp luôn là vấn đề gây ra tranh cãi bởi lẽ, các bên khó có thể am hiểu được pháp luật của một quốc gia khác để tự bảo vệ cho quyền lợi của mình trước bên đối tụng.

Ngoài ra, việc địa điểm giải quyết tranh chấp thuộc lãnh thổ của một quốc gia khác còn gây tốn thời gian và hao tổn chi phí cho việc di chuyển, tham gia tố tụng, những khoản tiền này thậm chí có thể nhiều hơn giá trị lợi ích mà các bên có thể đạt được khi tranh chấp được giải quyết.

Hiện nay pháp luật quốc tế cũng đã phát triển hơn với hệ thống các điều ước quốc tế song phương và đa phương giải quyết phần nào các quan hệ thương mại mang tính chất đa quốc gia. Song, pháp luật quốc tế nhìn chung cũng chỉ điều chỉnh những vấn đề chung nhất, không thể điều chỉnh cặn kẽ mọi khía cạnh pháp lý của từng hợp đồng thương mại cụ thể.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại, theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 2 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm.

Do đó, khi phát sinh tranh chấp, các bên cần lưu tâm đến vấn đề thời hiệu để kịp thời tiến hành khởi kiện vụ án ra các cơ quan tài phán, tránh trường hợp để kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

Có thể bạn quan tâm: 4 lý do nên thuê luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại

4 lý do nên thuê luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề Hợp Đồng Thương Mại, xin vui lòng liên hệ với các luật sư thành viên của chúng tôi qua email ; hoặc liên hệ trực tiếp đến số: +84 28 3622 3522

Mã Download: 5408

Summary

Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại [Ảnh minh họa]

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo đó, tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn [bất đồng] giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Hình thức giải quyết tranh chấp

Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 như sau:

2.1. Thương lượng giữa các bên.

Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. 

Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

2.2. Hoà giải 

Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

* Nguyên tắc hòa giải

Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:

- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

* Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. 

Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

2.3.  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:

- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

* Điều kiện giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. 

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2.4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:

- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

* Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại

Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

>>> Xem thêm: Quy định về áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ như thế nào?

Xuân Thảo

Video liên quan

Chủ Đề