Hoạt động dịch vụ là gì

Hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, dạy nghề cho người lao động,.. Đây là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Tổ chức dịch vụ việc làm là tổ chức có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập, cung cấp thông tin về thị trường và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết  khách hàng cần quan tâm khi hoạt động trong lĩnh vực này.

1.Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp

–  Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm:

a] Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

b] Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;

c] Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.

– Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

a] Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;

b] Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c] Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

– Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.

– Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

2.Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm

– Thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động và người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.

– Thực hiện đúng các chế độ tài chính, các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và bồi thường các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng theo quy định của pháp luật.

– Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì theo dõi tình trạng việc làm của người lao động trong 12 tháng.

– Niêm yết công khai Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại trụ sở.

-. Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3.Hoạt động ký quỹ của doanh nghiệp

– Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng [ba trăm triệu đồng] tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật. Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.

– Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.

– Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

a] Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;

b] Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.

– Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.

4.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a] Vănbản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

b] Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định

c] Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định

>>> Xem thêm Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp

>>> Xem thêm Nghị định số 52/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động  dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

>>> Xem thêm  Nghị định số 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.

Dịch vụ có nghĩa là gì và nó có những đặc điểm và loại hình nào? Bài viết dưới đây TheBank sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển như hiện nay, dịch vụ là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Dịch vụ xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ khoảng thời gian nào và chúng ta chính là người đang sử dụng các dịch vụ đó hàng ngày, hàng giờ. 

Dịch vụ là gì?

Dịch vụ được định nghĩa như thế nào

Những đặc điểm của dịch vụ 

Các loại hình dịch vụ phổ biến tại Việt Nam 

Xét theo phương pháp loại trừ gồm có:

  • Thương mại.
  • Vận chuyển, phân phối, lưu kho.
  • Dịch vụ y tế.
  • Ngân hàng, bảo hiểm.
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Bưu chính viễn thông.
  • Kinh doanh bất động sản.
  • Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền.
  • Dịch vụ đào tạo, trông trẻ.

Xét theo mức độ liên hệ với khách hàng gồm có:

Các loại dịch vụ thuần túy:

  • Dịch vụ Khách sạn.
  • Dịch vụ Đào tạo.
  • Dịch vụ Giao thông công cộng.
  • Chăm sóc sức khỏe.
  • Dịch vụ Nhà hàng.

Dịch vụ pha trộn:

  • DV Chi nhánh văn phòng.
  • Dịch vụ ngân hàng.
  • Dịch vụ về bất động sản.
  • DV máy tính.
  • Bưu điện.
  • Dịch vụ tang lễ.
  • Du lịch.

Dịch vụ bao hàm sản xuất:

  • Dịch vụ Hàng không.
  • Dịch vụ khối công quyền.
  • Dịch vụ sửa chữa.
  • Dịch vụ thương nghiệp..

Ví dụ về các loại hình dịch vụ

Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là những dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, máy móc gia dụng. Hoặc sửa chữa nhà cửa hay các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước và vệ sinh đô thị. Cũng có thể là những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.

Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về “Dịch vụ là gì?” và hiểu hơn về đặc điểm của dịch vụ cũng như các loại dịch vụ phổ biến hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề