Chi ủy khác chi bộ như thế nào năm 2024

(ĐHXIII) – Bạn đọc Bùi Vinh ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hỏi: Chi bộ A có 9 đảng viên, trong đó có 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác. Vậy khi đại hội chi bộ, đại hội có tiến hành bầu chi ủy hay không?

Chi ủy khác chi bộ như thế nào năm 2024

Đại hội Đảng bộ xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: CPV)

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Bùi Vinh được quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ thể, Khoản 4, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:

"... Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên”.

Căn cứ quy định này, chi bộ A có 9 đảng viên chính thức, 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác những vẫn tính là đảng số của chi bộ. Do vậy, về nguyên tắc, chi bộ vẫn được bầu chi ủy.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của chi bộ, đại hội sẽ cân nhắc và quyết định: Bầu chi ủy hay chỉ bầu bí thư, phó bí thư chi bộ. Đến đại hội, chi bộ vẫn phải triệu tập 2 đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác đến dự. Nếu 2 đồng chí đó đến dự đại hội thì vẫn được tính vào tổng số thành viên khi tính kết quả bầu cử.

Thậm chí, trong một số cuộc họp ở tỉnh, nhiều cấp ủy viên vẫn gọi “Ban chấp hành Tỉnh ủy”. Chiếu theo quy định về viết tắt, việc gọi tên như trên là chưa đúng. Theo Điều 9 của Điều lệ Đảng, ban chấp hành đảng bộ, chi bộ được gọi tắt là cấp ủy. Từ điều lệ, Trung ương cũng quy định: ban chấp hành đảng bộ, chi bộ mỗi cấp thì có quy ước viết tắt như: ban chấp hành đảng bộ tỉnh (viết tắt là tỉnh ủy), ban chấp hành đảng bộ huyện (viết tắt là huyện ủy), ban chấp hành đảng bộ cơ sở (viết tắt là đảng ủy), ban chấp hành chi bộ (viết tắt là chi ủy)…

Từ đây, có thể thấy, cách gọi ban chấp hành tỉnh ủy hay ban chấp hành huyện ủy, ban chấp hành đảng ủy, ban chấp hành chi ủy là sai.

Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan;

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động;

Xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

2. Nhiệm vụ của chi bộ cơ sở

Tại khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về chi bộ như sau:

- Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên;

- Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên;

- Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên;

- Thu, nộp đảng phí.

- Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Quy định về việc tổ chức chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

Tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về chi bộ như sau:

- Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên;

Mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức.

Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó;

Tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

- Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập.

Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.

- Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.

4. Quy định về tổ chức chi bộ doanh nghiệp

Tại Mục 2 Chỉ thị 33-CT/TTg quy định về việc tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân như sau:

*Đối với doanh nghiệp có tổ chức đảng:

Các cấp uỷ, tổ chức đảng tiến hành rà soát, nắm chắc số lượng, đánh giá kỹ thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, đề ra giải pháp cụ thể để củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động Căn cứ Quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp để hướng dẫn nội dung, hình thức sinh hoạt đảng phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng loại hình doanh nghiệp.

Hướng dẫn tổ chức đảng tại doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động và quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp;

Trong đó, quy định rõ việc tổ chức đảng tham gia xây dựng, phát triển doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để tổ chức đảng hoạt động, việc phát hiện, giới thiệu, tiến cử đảng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện để xem xét, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp và việc phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của người lao động.

*Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng:

Cấp uỷ cấp huyện và tương đương chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp, nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi khác, nếu có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ.

Nếu chưa đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.

Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên, nhưng có tổ chức công đoàn, cấp uỷ cơ sở nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phân công cấp uỷ viên và đảng viên có kinh nghiệm phối hợp với các đoàn thể trong doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên.

Tăng cường công tác kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề, các cơ sở y tế ngoài nhà nước để bổ sung cả về số lượng và chất lượng đảng viên cho các doanh nghiệp tư nhân.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chi bộ bao nhiêu người thì có chi ủy?

- “Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi uỷ; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi uỷ viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi uỷ viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu phó bí thư” (Điểm 38 - Điều 24 Khoản 4).

Chi ủy Đảng là gì?

Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định (trường hợp chi bộ có dưới 9 đảng viên chỉ có Bí thư và Phó bí thư thì không tạo thành chi ủy. Nhiệm vụ lãnh đạo chi bộ được giao cho Bí thư và Phó bí thư).

Ban chấp hành Chi bộ là gì?

Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

Hoạt động của chi bộ là gì?

Chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở; là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng; là trường học giáo dục, rèn luyện đảng viên; là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên.