Chạy xe grab car thu nhập bao nhiêu năm 2024

Khi làn sóng thất nghiệp gia tăng, chạy xe công nghệ là nghề được nhiều công nhân tìm đến, nhưng đây cũng là lựa chọn bấp bênh không kém.

Chạy xe grab car thu nhập bao nhiêu năm 2024
Tài xế liên tục kiểm tra điện thoại chờ nhận cuốc. Ảnh: Hữu Chánh

Thu nhập không như kỳ vọng

Anh Huỳnh Tiến Đạt, từng làm công ty giày da ở Bình Dương chuyển sang chạy GrabBike nhiều tháng qua ở TPHCM sau khi công ty cắt giảm nhân sự.

Khi mới bắt đầu chuyển sang chạy xe ôm, nam tài xế 30 tuổi vẫn kỳ vọng đây là công việc có thể cứu nguy cho mình sau 2 năm bấp bênh với công việc trong nhà máy may.

Dắt xe ra khỏi nhà trọ từ 5h sáng, nhưng đến 9h, anh Đạt mới chỉ được nhận 1 cuốc xe ngắn với thu nhập 30 nghìn đồng.

"Thời gian đầu mới vào nghề, mỗi ngày chăm chỉ chạy từ 12 tiếng trở lên, thu nhập dao động trong khoảng 400 đến 500 nghìn đồng một ngày. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng trở lại đây, mỗi ngày cùng lắm cũng chỉ kiếm được khoảng 300 nghìn đồng, có những ngày chỉ hơn 100 nghìn đồng" - anh Đạt nói.

Nguyên nhân được anh Đạt chỉ ra là do nhiều tài xế mới xuất hiện, lượng khách đi ít hơn, thu nhập cũng theo đó mà giảm sút.

"Thu nhập bình quân mỗi tháng từ chạy xe hiện nay cũng không khá hơn so với hồi tôi còn làm trong nhà máy, chỉ dao động từ 8 đến 10 triệu đồng" - anh Đạt ngán ngẩm.

Khi làn sóng thất nghiệp gia tăng, chạy xe công nghệ là nghề được nhiều công nhân nghĩ tới đầu tiên. Ảnh: Hữu Chánh

Hai tháng trước, công ty của anh Nguyễn Trọng Hảo (28 tuổi) ở Bình Dương cũng rơi vào tình cảnh ít việc. Không có tăng ca, thu nhập của anh chỉ còn hơn 8 triệu đồng/tháng. Dù đã cố gắng chắt bóp chi tiêu, song mức thu nhập trên không đủ trang trải cuộc sống, anh Đạt quyết định nghỉ việc ở công ty sau 5 năm gắn bó.

Người đàn ông quê Nghệ An chọn GrabBike làm công việc chính với hy vọng có nguồn thu ổn, khoảng trên 12 triệu đồng/tháng để nuôi gia đình. Tuy nhiên, thực tế khác xa với anh nghĩ.

"Dành hơn 12 tiếng mỗi ngày để làm việc, thu nhập cũng chỉ khoảng từ 300 đến 400 nghìn đồng. Nếu trừ đi chi phí xăng xe, ăn uống, sinh hoạt... cũng chẳng còn bao nhiêu" - anh Hảo nói.

Giấc mộng có nguồn thu ổn định từ việc chạy GrabBike vỡ vụn, nam tài xế đang tính đường về quê làm shipper, dù thu nhập thấp hơn nhưng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.

Lựa chọn bấp bênh

Tình trạng thất nghiệp đang gia tăng trong nhiều tháng qua. Riêng quý II năm nay, 217.800 lao động trên cả nước mất việc do doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, tăng khoảng 46% so với quý trước, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, chế xuất như Bình Dương, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trong gần 9.560 doanh nghiệp tham gia khảo sát cuối tháng 4, có 82% cho biết, sẽ giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong nửa năm còn lại.

Hơn 7.300 doanh nghiệp cho hay, vẫn hoạt động song 71% số này có kế hoạch cắt giảm lao động, nhiều nhất ở hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp.

Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), có thể làn sóng sa thải người lao động tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp. Cùng với cắt giảm nhân lực, gần 30% doanh nghiệp cho biết, sẽ giảm một nửa doanh thu, chỉ khoảng 2,5% đơn vị có chiều hướng tăng.

Làn sóng cắt giảm đơn hàng, sa thải lao động ở các doanh nghiệp tăng mạnh, nhiều người tìm đến xe ôm công nghệ như một giải pháp trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, nhiều tài xế cho biết, đây cũng là lựa chọn bấp bênh không kém.

Chạy GrabBike từng là công việc hái ra tiền của lao động phổ thông. Ảnh: Hữu Chánh

Anh Hoàng Văn Công - một tài xế xe công nghệ tại TPHCM - chán nản chỉ sau 2 tháng chạy Grab toàn thời gian, vì lượng công việc có được không như anh hình dung.

"Nghe mấy người bạn bảo chạy Grab thu nhập từ 12-15 triệu đồng/tháng, nhưng mới chạy được thời gian mà thấy bèo quá. Nói chung cũng chỉ đủ ăn tiêu chứ không có dư. Nếu chọn Grab là nghề chính chắc sống không nổi" - anh Công nói.

Từng làm tài xế xe tải cho công ty điện tử ở TPHCM trong 7 năm qua, thời gian vừa rồi, anh Phạm Văn Thắng (35 tuổi, TP Thủ Đức) thất nghiệp vì công ty phá sản. Anh tính sẽ tìm đến Grab như một giải pháp tạm thời trước khi có được phương án chắc chắn hơn. Tuy nhiên, với thu nhập chỉ dao động trong khoảng 300 nghìn đồng mỗi ngày chạy cật lực, anh dự định sẽ lại tiếp tục tìm việc khác để có thu nhập ổn định hơn.

Các hãng xe công nghệ liên tục đưa ra các khoản thu phụ phí không phù hợp áp cho khách hàng và tài xế - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từng từ bỏ công việc chuyên ngành để trở thành tài xế xe công nghệ với hy vọng thu nhập tốt hơn, nhiều tài xế công nghệ, nhất là tài xế xe bốn bánh, cho biết đang tính bán xe để chuyển nghề do thu nhập ngày càng giảm mạnh.

Xe nhiều, thu nhập giảm mạnh

Chống chân dựng xe dưới một gốc cây xà cừ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM), anh H.V.Hiếu, tài xế chạy app một hãng xe công nghệ, uể oải ngồi lướt mạng. Thi thoảng, anh Hiếu lại vào ứng dụng xe lướt lên trượt xuống rồi ngao ngán thoát ra.

Đã gần một giờ dựng xe ngồi chờ nhưng anh Hiếu vẫn chưa nhận được cuốc xe mới nào.

Từ đầu năm tới nay, thu nhập của anh giảm tới 50%.

"Trước đây tôi chạy 8 tiếng/ngày vẫn dễ dàng kiếm 700.000 - 800.000 đồng, thậm chí cả triệu/ngày nhưng giờ chạy tới 13 - 14 tiếng chỉ kiếm 300.000 - 400.000 đồng, có ngày chỉ được 200.000 đồng", anh Hiếu than và cho biết đang tính kiếm việc làm thêm chứ không chạy Grab toàn thời gian nữa.

Ông T.K., một tài xế xe công nghệ tại khu vực đón xe công nghệ ở sân bay Tân Sơn Nhất, cho rằng mức chiết khấu 25% (bao gồm thuế) trên mỗi cuốc xe khiến giới tài xế gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn nữa, khách thường ra khu vực cổng để đón xe thay vì đặt app. Do đó, nhiều tài xế hỏi điểm đến rồi so giá cước trong app để "chào giá" với khách, thỏa thuận chạy ngoài.

"Có khách đồng ý khi mình đưa ra giá hoặc năn nỉ khách ủng hộ để bớt phần chiết khấu với app. Tiết kiệm được vài đồng cũng tốt chứ xăng tăng, giá cước không tăng, tài xế lấy gì mà sống" - ông K. nói.

Khi được hỏi rằng app sẽ định vị theo dõi tài xế khi nhận cuốc ngoài, ông K. cho biết thủ thuật đơn giản là khi so sánh giá, chốt được với khách là tắt định vị, app sẽ không thể tra ra.

Dù vậy, cánh tài xế cho rằng đây chỉ là tạm thời chứ app sẽ nhận biết tài xế không bật app trong một khoảng thời gian sẽ hạn chế phát cuốc. Số cuốc ít sẽ không có khách, tài xế cũng mệt. Tài xế Nguyễn Văn Tuyền (23 tuổi) cho biết số tiền kiếm được từ công việc chạy xe công nghệ đã giảm 1/3 so với trước nên phải cắt giảm chi tiêu mới đủ sống.

Tuy nhiên, Tuyền cho biết không dám nhờ khách hủy chuyến hay nhờ đặt hộ chuyến để lấy điểm thưởng bởi tỉ lệ hoàn thành chuyến cũng là một trong những yếu tố để các tài xế được app phân phối cuốc xe.

"Nếu nhận thấy tài khoản có yếu tố bất thường, ứng dụng sẽ đổ các cuốc xe về ít đi, thậm chí là mất tài khoản", Tuyền giải thích.

Chỉ khổ tài xế

Trong khi đó, các tài xế xe công nghệ và khách hàng đang gánh hàng loạt phụ phí bủa vây trong cuốc xe như phí sử dụng ứng dụng 2.000 đồng/cuốc, phí trung hòa carbon, bảo hiểm 2.000 - 4.000 đồng/cuốc được mặc định trước trong chuyến xe dù khách không có nhu cầu.

Chưa hết, chi phí đặt mua áo, mũ bảo hiểm và tiền "thế chân" với app từ 1,5 - 3 triệu đồng/người để được mở tài khoản, duy trì hoạt động...

Theo đại diện một app công nghệ, bản chất của các app đặt xe công nghệ là đi chung xe, đi nhờ xe để kiếm thêm thu nhập. Khi có quá nhiều người lao vào làm và coi nó là nghề chính sẽ khó đảm bảo thu nhập cao nếu thị trường bão hòa.

"Đây cũng là lý do mà các app mở ra nhiều dịch vụ để tạo thu nhập cho tài xế như giao hàng, chở khách, đi chợ hộ, kinh doanh mỹ phẩm...", vị này nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trung Dũng, đại diện ban quản lý dự án sàn thương mại điện tử quốc gia ECVN (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương), cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào thời kỳ suy thoái, các hãng xe công nghệ cũng không nằm ngoại lệ trong việc phải tối ưu và tìm kiếm thêm các nguồn doanh thu.

Điều này buộc các ứng dụng này - vốn dĩ đi theo hướng super app (siêu ứng dụng) - càng có động lực phát triển thêm các sản phẩm như vận tải hàng hóa, tài chính, đặt đồ ăn, thương mại điện tử, liên kết... dựa trên cơ sở dữ liệu lớn về người dùng. Về cơ bản, những hoạt động này đều đúng pháp luật và được Nhà nước cho phép triển khai.

"Nhưng đâu đó vẫn còn một số hoạt động mà các doanh nghiệp này lợi dụng kẽ hở từ luật, chính sách như bán bảo hiểm (không đăng ký với cơ quan chức năng), thu phụ phí ngoài... Các hoạt động này cần được theo dõi và sớm điều chỉnh trong tương lai bởi các cơ quan chức năng có liên quan", ông Dũng nói.

Khi số lượng xe tham gia lĩnh vực gọi xe công nghệ tăng lên cùng với việc tham gia thị trường này của các hãng xe điện, chi phí đặt xe sẽ bị giảm xuống để tăng tính cạnh tranh.

"Tuy nhiên, nếu các hãng xe công nghệ giảm giá thêm nữa sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động vận tải hành khách vốn đang thiếu dư địa trong việc hạ giá thành", ông Dũng nói.

Mô hình gọi xe công nghệ vẫn còn nhiều dư địa?

Theo ông Lê Trung Dũng, các ứng dụng gọi xe công nghệ thường có mức chi phí thấp hơn so với dịch vụ truyền thống. Đa số các cuốc xe qua ứng dụng đều rẻ hơn khoảng 10 - 30% so với taxi truyền thống tùy theo từng điều kiện.

Nhưng trong từng thời điểm, chi phí đặt xe qua các ứng dụng công nghệ có thể điều chỉnh, thậm chí cao hơn 2-3 lần so với taxi truyền thống. "Dù vậy, các mô hình gọi xe công

nghệ vẫn còn khá nhiều dư địa để phát triển, nhất là khi nhu cầu sử dụng xe công nghệ

ngày càng tăng của giới trẻ ở các thành phố

lớn. Nhiều người trẻ có xu hướng lựa chọn xe công nghệ, phương tiện giao thông công cộng thay cho việc sở hữu phương tiện cá nhân", ông Dũng nói.