Chẩn đoán k29 6 là gì

Không bao gồm: viêm dạ dày ưa eosin hoặc viêm dạ dày ruột [ K52.8 ] Hội chứng Zollinger-Ellison [ E16.8 ]

K29.0 Viêm dạ dày cấp tính xuất huyết

Viêm dạ dày cấp tính [ăn mòn] với chảy máu Không bao gồm: xói mòn [cấp tính] của dạ dày [ K25.- ]

K29.1 Viêm dạ dày cấp tính khác

K29.2 Viêm dạ dày có cồn

K29.3 Viêm dạ dày bề mặt mãn tính

K29.4 Viêm dạ dày teo mạn tính

Teo niêm mạc

K29.5 Viêm dạ dày mãn tính, không xác định

Viêm dạ dày mãn tính :. antral. nền móng

K29.6 Viêm dạ dày khác

Bệnh viêm dạ dày tá tràng

K29.7 Viêm dạ dày chưa xác định

K29.8 Duodenitis

K29.9 Viêm dạ dày ruột khác

Liệu tất cả những người phát hiện có HP trong đường tiêu hóa đều có thể bị viêm, loét dạ dày, tá tràng, thậm chí ung thư? Tất cả người có HP đều phải điều trị, hay có thể "chung sống hòa bình" với vi khuẩn này?

Trước hết chúng ta cần hiểu đúng về vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori được phát hiện ra năm 1982, và được viết tắt trong các phiếu khám bệnh là H.Pylori, hoặc khuẩn HP. Đây là một loại khuẩn gram [-] kỵ khí, tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease - chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mạn tính.

Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò sinh bệnh của HP trong các bệnh về dạ dày, tá tràng và những trường hợp nào mới thật sự cần thiết phải làm xét nghiệm chẩn đoán HP, cũng như điều trị triệt để.

Ít ai biết rằng, đến 50% dân số thế giới bị nhiễm HP. Trong số đó chỉ một số người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày, tá tràng, rất ít trường hợp thật sự tiến triển thành ung thư dạ dày.

Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống [đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...] của người bị nhiễm. Hầu hết người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc mắc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.

Để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: Urease test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tùy vào từng bệnh nhân cụ thể.

Diệt trừ HP thường sử dụng phác đồ điều trị 3 thuốc, trong đó có 2 loại kháng sinh và một loại ức chế tiết acid nhóm PPI. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ, cơ địa của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Vì vậy, có trường hợp cần phải điều trị nhiều lần bằng những phác đồ khác nhau.

Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào [đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…], không có những tổn thương nghi ngờ hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày khi đã được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy, hoặc tiền sử gia đình không có người bị ung thư dạ dày… thì việc điều trị diệt trừ HP là không cần thiết, vì điều trị tốn kém, tác dụng phụ cao.

Điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, thực thể và được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

Theo khuyến cáo, một số trường hợp sau cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh: loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP [vì không diệt HP thì ổ loét dạ dày, hành tá tràng có thể tái phát], viêm teo niêm mạc dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, khối u dạ dày như: Adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc, thiếu máu, thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn, ung thư dạ dày đã phẫu thuật, ung thư dạ dày đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi…

Hiện nay y học chỉ ra có 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá rõ nét, đó là qua đường ăn uống và qua phân. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng. Năng tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi.

Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ acid quá cao, tránh rượu bia… bởi nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn bị tái phát.

Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

ICD 10 CM 2019 2018 2017 2016 2015
Mã chưa xác định

Mã bệnh K29.6 là gì? Chẩn đoán K29.6 là bệnh gì? Dưới đây là thông tin chi tiết và cách áp dụng mã K29.6 theo bảng mã bệnh ICD 10 mới nhất 2019

Mã K29.6 là mã bệnh ICD 10 Viêm dạ dày khác.

  • Mã nhóm báo cáo BYT: 184
  • Mã nhóm cần chi tiết hơn: K29.6
  • Có thể áp dụng mã K29.6 với – Viêm dạ dày phì đại khổng lồ
  • Viêm dạ dày hạt
  • Bệnh Ménétrier
  • Mã K29.6 ICD 10 là mã không thể lập hóa đơn/không xác định [Non-Billable/Non-Specific]: mã không thể dùng để xác định tên chẩn đoán cho mục đích hoàn trả [bảo hiểm…]
  • Mã K29.6 thuộc bộ mã danh mục y tế dùng chung [Phiên bản thứ 6] 2019 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2018
  • Mã K29.6 là phiên bản mã bệnh theo danh mục mã bệnh ICD 10 của Việt Nam [ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành]. Các phiên bản quốc tế khác của ICD-10 K29.6 Viêm dạ dày kháccó thể khác nhau

Tham chiếu mở rộng các mã khác cùng mã loại, mã nhóm chính, mã nhóm phụ, mã chương… liên quan đến mã K29.6

  • Mã bệnh K29.6 là mã ICD 10 Viêm dạ dày khác
  • K29.6 thuộc mã loại K29 là mã ICD 10 Viêm dạ dày và tá tràng
  • K29.6 thuộc mã nhóm chính K20-K31 là mã ICD 10 Bệnh của thực quản, dạ dày và tá tràng
  • K29.6 thuộc mã chương K00-K93 là mã ICD 10 Bệnh hệ tiêu hóa
  • K29.6 thuộc Chương XI – Bệnh hệ tiêu hóa

Dưới đây là lịch sử mã bệnh K29.6 ICD 10 qua các phiên bản Mã danh mục dùng chung do Bộ Y Tế ban hành

  • ICD 10 CM 2015 Quyết định 2182/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2015 Phiên bản số 1 [có hiệu lực từ ngày 08 tháng 06 năm 2015]: Bắt đầu được sử dụng
  • ICD 10 CM 2015 Quyết định 5084/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2015 Phiên bản số 2 [có hiệu lực từ ngày ngày 30 tháng 11 năm 2015]: Không thay đổi. Vẫn đang được sử dụng
  • ICD 10 CM 2016 Quyết định 1122/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2016 Phiên bản số 3 [có hiệu lực ngày 31 tháng 03 năm 2016]: Không thay đổi. Vẫn đang được sử dụng
  • ICD 10 CM 2017 Quyết định 3465/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2017 Phiên bản số 4 [có hiệu lực từ ngày 08 tháng 7 năm 2016]: Không thay đổi. Vẫn đang được sử dụng
  • ICD 10 CM 2018 Quyết định 6061/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2018 Phiên bản số 5 [có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2017]: Không thay đổi. Vẫn đang được sử dụng
  • ICD 10 CM 2019 Mới nhất Quyết định 7603/QĐ-BYT – Bộ mã danh mục dùng chung 2019 Phiên bản số 6 [có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2018]: Không thay đổi. Vẫn đang được sử dụng

2019 ICD-10-CM Diagnosis Code K29.6 is ICD 10 CM code for Other gastritis

  • K29 is ICD 10 CM for Gastritis and duodenitis
  • K20-K31 is ICD 10 CM code for Diseases of oesophagus, stomach and duodenum
  • K00-K93 is ICD 10 CM code for Diseases of the digestive system
  • Chapter XI Diseases of the digestive system

K29.6 ICD-10-CM Coding Rules

  • K29.6 should not be used for reimbursement purposes as there are multiple codes below it that contain a greater level of detail.

Xin bác sĩ cho biết viêm dạ dày HP[+] [K29.5] là bệnh gì?

Trả lời

Chào chị Bích,

Chị bị viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính, K29.5 là mã số bệnh lý. Trong trường hợp của chị, nếu điều trị cần tiệt trừ triệt để vi khuẩn Hp bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có thể kết hợp thêm GastimunHP để tăng hiệu quả tiệt trừ, chống HP kháng thuốc. Sau khi điều trị xong, chị cần đi kiểm tra lại để xem vi khuẩn Hp còn không, tránh trường hợp điều trị một thời gian ngắn bị tái phát trở lại.

Chúc chị mạnh khỏe,

Bạn đọc có hỏi: Bị viêm dạ dày tá tràng K29 có nguy hiểm? Những thông tin tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra rõ tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn tốt nhất.

Chào em,

K29 là mã số của bệnh viêm dạ dày tá tràng, mã số bệnh này dựa theo quy định mã bệnh quốc tế ICD mà Bộ Y tế ban hành, chứ không phải ký hiệu bệnh lý ung thư hay bệnh lý nguy hiểm gì cả, em nhé.

Thân mến.

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh có thể cấp hoặc mãn tính tại niêm mạc đường tiêu hoá do mất cân bằng bảo vệ, do vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc [Piroxicam, Aspirin…], do hội chứng Zollinger – Ellison, do ăn uống, stress hoặc do trào ngược mạn tính các chất bài tiết của tụy, mật, acid mật.

Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. Các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm… Không hút thuốc.  Ăn chậm, nhai kỹ. Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.  Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Motnoi.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề