Cần tìm người mang thai hộ 2022

Kết hôn từ năm 2008, nhưng vợ chồng chị P.T.H.N. [ngụ tỉnh Đồng Nai] mãi không thể sinh con. Sau khi dành dụm tiền bạc, từ năm 2014, chị N. tìm đến khắp các bệnh viện lớn nhỏ để điều trị hiếm muộn. Các kết quả cận lâm sàng đều cho thấy, chị N. cần phải thực hiện thụ tinh ống nghiệm do có u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng 2 bên rất lớn và lạc nội mạc trong cơ tử cung, ứ dịch nặng 2 ống dẫn trứng. “Cả hai vợ chồng buồn lắm nhưng vẫn động viên nhau quyết định bắt đầu hành trình tìm con bằng tất cả sự nỗ lực”, chị N. kể lại.

Tại Bệnh viện [BV] Hùng Vương, chị N. trải qua cuộc phẫu thuật nội soi cắt bỏ ống dẫn trứng và u nang 2 buồng trứng. Lần đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là năm 2015, chị được BV báo chỉ được một lần chuyển phôi do số phôi tạo được rất ít. Tuy nhiên, may mắn không mỉm cười bởi lần chuyển phôi ấy thất bại. Không nản lòng, chị N. tiếp tục thực hiện chọc hút trứng với hy vọng sẽ đậu thai. Sau 2 lần chuyển phôi liên tiếp thất bại, lần thứ 3 chị đã thành công. Ấy vậy mà, niềm vui của chị chỉ vỏn vẹn 2 tháng, chị bị sẩy thai.

Sau lần đó, bác sĩ khuyên chị nên chọn lựa giải pháp mang thai hộ. Bàn bạc với gia đình, chị may mắn tìm được người thân đồng ý mang thai hộ. Cũng từ đó, hành trình tư vấn pháp lý, làm hồ sơ, chờ đợi hồ sơ xét duyệt... của anh chị bắt đầu và cuối cùng cũng được chấp thuận.

Ngày chuyển phôi của chị vào tử cung người mang thai hộ, anh chị không ngừng cầu nguyện và lo lắng vì đó là một trong hai phôi còn sót lại của mình. Và rồi, anh chị và tất cả nhân viên Khoa Hiếm muộn, BV Hùng Vương vỡ òa niềm vui khi kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thấy phôi thai đã được thụ thai trong tử cung của người mang thai hộ.

Niềm vui nối tiếp niềm vui, em bé dần có phôi thai, tim thai, bắt đầu lớn dần, cử động trong tử cung người mẹ mang thai hộ. Thời gian mang thai rơi đúng vào đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đi lại khó khăn hơn bởi quy định an toàn phòng chống dịch, nhưng cả anh chị và người mang thai hộ đều không nề hà bởi niềm vui đang lớn dần mỗi ngày. Ngày 9-7, sau hơn 13 năm mong chờ đằng đẵng, chị đón nhận “niềm hy vọng” của mình chào đời, đó là một bé gái xinh xắn.

PGS-TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng Vương, cho biết, cháu bé của sản phụ P.T.H.N. là trường hợp đầu tiên ra đời nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại BV Hùng Vương. Kỹ thuật mang thai hộ không khó và nhiều đơn vị hỗ trợ sinh sản có thể thực hiện được, tuy nhiên, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội nên Bộ Y tế có những quy định rất nghiêm ngặt trong việc thẩm định hồ sơ, mục đích... nhằm phát hiện các trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đây là hành vi mà pháp luật không cho phép. Hiện tại, khu vực phía Nam có 3 đơn vị hỗ trợ sinh sản của BV Từ Dũ, Hùng Vương và Mỹ Đức được Bộ Y tế cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em [Bộ Y tế], các BV được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn. Hội đồng gồm nhiều chuyên gia về y tế giúp xác định người nhờ mang thai hộ không thể mang thai; chuyên gia luật xác định tính pháp lý của việc mang thai hộ, để đảm bảo hai bên tự nguyện, cùng huyết thống, cùng hàng và có thỏa thuận giữa hai bên. BV phải có chuyên gia tâm lý để giúp đỡ cho cả người nhờ và người mang thai hộ, tư vấn trước những vấn đề tâm lý có thể diễn ra trong quá trình mang thai, sinh con, hay những rủi ro có thể xảy ra, như tai biến sản khoa, tử vong...

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại BV Từ Dũ vào năm 1998 và đã mang lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ được Bộ Y tế chính thức phê duyệt vào năm 2014, sau khi Luật Hôn nhân gia đình được sửa đổi.

LAM GIANG

Mang thai hộ Bệnh viện Hùng Vương TPHCM

Đường dây mang thai hộ giá tới 750 triệu đồng/lần: Người "đẻ thuê" chủ yếu là sinh viên

[NLĐO]- Công an đang tạm giữ Hoàng Tuệ Tâm để điều tra đường dây mang thai hộ với giá hàng trăm triệu đồng, nếu mang thai đôi thì có giá lên đến 750 triệu đồng/lần. Người mang thai hộ chủ yếu là sinh viên, từ 18-25 tuổi ở nhiều tỉnh, TP khác nhau.

  • Triệt phá đường dây mang thai hộ giá tới 500 triệu đồng/lần

  • Người đàn ông độc thân bỏ hơn nửa tỉ đồng nhờ mang thai hộ

  • Phát hiện nhiều phụ nữ mang thai hộ sống trong 1 căn hộ chung cư

  • Phát hiện đường dây tổ chức mang thai hộ xuyên quốc gia lớn chưa từng có

Ngày 7-1, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên [Hà Nội] đang tạm giam Hoàng Huệ Tâm [SN 1994, trú tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên] để điều tra về các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Hoàng Huệ Tâm [áo đen] tại cơ quan công an

Theo công an, nạn nhân trong vụ lừa đảo này là vợ chồng anh Nguyễn V.H. và chị Nguyễn T.N. [trú tại TP Hà Nội]. Do có nhu cầu sinh con trai, vợ chồng chị anh H. đã đi khám, chữa bệnh ở nhiều nơi, tuy nhiên bác sĩ kết luận chị N. không còn khả năng tự mang thai được nữa. Sau đó, vợ chồng anh H. gặp được Tâm. Tâm đồng ý giúp vợ chồng anh H. tìm người mang thai hộ để sinh con trai.

Ngày 28-7-2018, vợ chồng anh H. ký hợp đồng với Tâm để thuê người sinh con trai với giá tiền trọn gói là 620 triệu đồng. Sau khi đưa cho Tâm 100 triệu đồng lần đầu tiên, vợ chồng anh H. được Tâm đưa đến gặp một người phụ nữ tên N.T.N. [trú tại tỉnh Hòa Bình], giới thiệu là người mang thai hộ... Tuy nhiên, sau khi nhận tiền thì cả Tâm và N.T.N. đều biến mất. Vợ chồng anh H. sau đó đã làm đơn trình báo sự việc đến công an.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Đội điều tra Tổng hợp, Công an quận Long Biên đã vào cuộc điều tra, thu thập lời khai của người bị hại.

Quá trình thực hiện hành vi, Tâm sử dụng các loại giấy tờ giả như hộ khẩu, chứng minh thư, giấy đăng ký kết hôn... để hợp thức hoá việc mang thai hộ mà không bị rào cản thủ tục tại các bệnh viện. Vì thế việc đấu tranh bóc gỡ đường dây của Tâm gặp nhiều khó khăn.

Tiến hành lấy lời khai của N.T.N., người này cho biết quen Tâm qua quan hệ xã hội và do cần tiền tiêu xài nên đã đồng ý lời đề nghị mang thai hộ của Tâm. Tuy nhiên, khi N.T.N. đến khám tại Bệnh viện 16A [Hà Đông] thì phát hiện đã có thai nên không thể nhận đẻ thuê nữa. Sau đó, N.T.N. được Tâm nhờ đi khám thai như lời khai của gia đình vợ chồng anh H..

Công an đang tạm giữ Hoàng Huệ Tâm để điều tra về các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Quá trình vận động, đến 1-11-2020, Hoàng Huệ Tâm đến công an quận Long Biên đầu thú. Tại cơ quan Công an, Tâm đã khai nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt 474 triệu đồng của vợ chồng anh H.. Do không tìm được người đẻ thuê và lại mong muốn có tiền tiêu xài nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

Tâm khai đã sử dụng mạng xã hội tìm kiếm thông tin khách hàng, những người hiếm muộn, muốn sinh con, đồng thời tìm các phụ nữ có nhu cầu mang thai hộ để kiếm tiền. Các phụ nữ này chủ yếu là sinh viên, từ 18-25 tuổi ở nhiều tỉnh, TP khác nhau. Sau đó, móc nối đôi bên và thoả thuận giao dịch. Mỗi phi vụ Hoàng Huệ Tâm hưởng lợi từ 100-200 triệu đồng. Người mang thai hộ hưởng 200-500 triệu đồng tuỳ trường hợp. Sau khi thoả thuận xong, Tâm đưa những người mang thai hộ đi xét nghiệm, cấy phôi thai.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Tâm còn khai nhận việc tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại cho anh N.D.A. trú tại Hà Nội. Trong vụ án này, đối tượng đã môi giới cho N.T.L. [trú tại Nghệ An] đẻ thuê cho N.D.A.. Khoảng cuối năm 2018, Tâm tình cờ đọc được thông tin của anh A. để lại trong nhóm tìm người mang thai hộ nên đã chủ động liên hệ, thỏa thuận với anh N.D.A. về việc tìm người mang thai hộ với giá thai đơn là 650 triệu đồng; thai đôi là 750 triệu đồng... Tâm đồng thời thỏa thuận với L. để đẻ thuê cho N.D.A..

Trong vụ này, L. đã mang thai đôi và đẻ cho N.D.A. 2 người con. Sau khi hợp đồng hoàn tất, N.D.A. đã trả cho Tâm số tiền theo đúng thỏa thuận là 750 triệu đồng. Số tiền trên, sau khi trừ chi phí khám, chữa bệnh và chi trả cho L. là 320 triệu đồng, Tâm được hưởng lợi là 50 triệu đồng.

B.H.Thanh

Video liên quan

Chủ Đề