Thuốc ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

‍Trẻ 2-3 tháng bị ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Tuỳ từng biểu hiện ho của con mà cha mẹ cần áp dụng cách điều trị và chăm sóc bé khác nhau. Bài viết này sẽ giúp giải mã từng loại ho thường gặp ở trẻ và hướng dẫn cách điều trị cụ thể. Trang bị đủ những kiến thức này, mẹ sẽ không còn lúng túng mỗi khi trẻ họ nữa.

Sở dĩ bé 2-3 tháng tuổi bị ho là do sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt, chưa hoàn thiện. Vì vậy, đường hô hấp của trẻ rất dễ bị đe dọa bởi các tác động từ bên ngoài như vi rút, vi khuẩn, khói thuốc, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi... Từ đó trẻ dễ bị mắc các bệnh ho thường gặp như ho khan, ho sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm... 

Vậy trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho phải làm sao? Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị từng loại ho thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy áp dụng để giúp bé yêu mau chóng bình phục nhé.

Trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho khan

Ho khan là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi. Ho khan thường gây rát, ngứa họng, không tiết chất nhầy, nếu để nặng có thể gây khản giọng hoặc mất tiếng.

Trẻ bị ho khan thường do các nguyên nhân phổ biến như cảm cúm, nhiễm virus RSV, dị ứng, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản.

Cần đưa trẻ đi khám khi thấy các biểu hiện sau:

  • Trẻ thở nhanh, khó khăn hơn
  • Trẻ ho kèm sốt cao từ 38 độ
  • Trẻ ho kéo dài quá 3 ngày
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ

Có nên cho trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho khan dùng thuốc?

Đối với 3 tháng tuổi, mẹ không nên tùy tiện cho trẻ dùng thuốc trị ho khan. Bất kỳ loại thuốc không được kê đơn nào cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ. Mẹ cần đưa trẻ đi khám trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc nào cho con.

Không nên tự ý cho trẻ sơ sinh bị ho dùng thuốc trị ho

Một số bài thuốc dân gian trị ho khan cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ chớm bị ho và ho ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc an toàn cho trẻ sơ sinh dưới đây:

Húng chanh và quất chưng đường phèn

Lấy 4-5 quả quất và 15-16 là húng chanh đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm một lượng đường phèn vừa phải rồi hấp cách thuỷ trong khoảng 15-10 phút. Để nguội hỗn hợp rồi cho trẻ uống từ 1-2 lần mỗi ngày.

Lá hẹ chưng đường phèn

Tương tự như với húng chanh và quất, mẹ có thể dùng lá hẹ xay nhuyễn, chắt lấy nước rồi chưng với đường phèn. Mỗi ngày cho bé uống từ 2-3 lần, mỗi lần nên uống 2-3 thìa.

Lá húng chanh, quất và lá hẹ đều có dược chất kháng khuẩn rất mạnh, an toàn với trẻ sơ sinh. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong thay thế cho đường phèn.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho khan

  • Cho trẻ bú nhiều hơn: Sữa mẹ có khả năng làm dịu cổ họng và chữa ho cho trẻ rất hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, sữa giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài nhanh hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí giúp trẻ thở dễ dàng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng phục hồi.
  • Vệ sinh cá nhân và giữ gìn môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với chất bẩn, ngậm đồ chơi nhựa.
  • Mẹ cần tăng cường sử dụng thực phẩm giàu protein như trứng, các loại hạt, sữa, hải sản, thịt nạc, bông cải, rau chân vịt và thực phẩm giàu sắt như cá hồi, cá chép để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Tham khảo thêm: Thuốc xịt họng giảm ho cho bé tốt nhất

Trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi

Trẻ bị ho và nghẹt mũi thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể trẻ bị lạnh. Mẹ không nên vội vàng cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định mà nên ưu tiên các biện pháp chăm sóc dưới đây. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn điều trị.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Trẻ 2-3 tháng bị ho sổ mũi gây khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng bú của trẻ. Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1-2 lần mỗi ngày để làm giảm lượng dịch nhầy, giảm sưng đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở cho trẻ.

bé 2-3 tháng tuổi bị ho không thể tự đẩy dịch mũi ra ngoài nên mẹ hãy giúp trẻ lấy dịch ra ngoài bằng dụng cụ hút mũi.

Cách sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh

Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý trẻ em vào mũi trẻ. Chờ khoảng 1 phút để chất nhầy được làm loãng. Sau đó dùng tay bóp bóng dụng cụ và nhẹ nhàng đưa đầu hút vào mũi trẻ. Nhả bóng và đưa dụng cụ hút mũi ra ngoài vệ sinh sạch sẽ. Làm tương tự với mũi bên kia. Mẹ lưu ý cần thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp đường thở thông thoáng

Tăng cữ bú cho trẻ

Tăng cữ bú sẽ giúp bé 2-3 tháng bị ho bổ sung nước, làm giảm chất nhầy và thở dễ dàng hơn.

Nâng cao đầu khi nằm

Việc nâng cao đầu khi nằm sẽ giúp trẻ 2-3 tháng tuổi bị sổ mũi giảm cơn ho và thở dễ hơn.

Xem thêm: Cách chữa ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh không cần thuốc

Trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho có đờm, ho khò khè

Trẻ 2-3 tháng tuổi bị ho khò khè, có đờm có thể là biểu hiện của bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khò khè kéo dài cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân có dị vật trong đường thở.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

  • Trẻ ho kèm theo thở khò khè là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện tiếng thở của trẻ bất thường, cần đưa trẻ đi khám ngay để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
  • Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức khi có các biểu hiện như người tím tái, khó thở, ngủ li bì, vật vã...
  • Trẻ ho khò khè trên 4 tuần cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi hô hấp, chụp CT lồng ngực, siêu âm, chụp X quang...

Cách chữa ho cho trẻ 2-3 tháng tuổi có đờm, thở khò khè

Hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc

Bé 2-3 tháng tuổi có đờm trong cổ, thở khò khè thường kèm sốt cao do viêm phổi. Mẹ nên liên tục chườm ấm để trẻ hạ sốt nhanh. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, mẹ cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc nếu chưa được thăm khám và kê đơn.

Vỗ rung long đờm giúp loại bỏ đờm trong phế quản hiệu quả

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi bị ho có đờm là do chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp. Trẻ sơ sinh không thể tự khạc đờm ra khỏi cổ họng nên mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung long đờm để giúp bé tống chất nhầy ra ngoài. Đây là cách trị ho cho trẻ 2-3 tháng tuổi có đờm rất hiệu quả.

Hướng dẫn vỗ rung long đờm đúng kỹ thuật
  • Thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ vào sáng sớm, khi trẻ vừa ngủ dậy và chưa ăn gì. Đây là thời điểm thích hợp nhất bởi trẻ chưa ăn gì, có thể tránh được nôn trớ. Đồng thời lúc này lượng dịch nhầy cũng tích tụ nhiều nhất.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang trái hoặc phải, hoặc cúi đầu về phía trước.
  • Khum bàn tay vỗ từ vùng phổi [ngang lưng], vỗ theo chiều từ dưới lên trên để dẫn đờm lên miệng.
  • Mỗi lần thực hiện từ 10-15 phút.

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ nắm được cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi. Mẹ không nên chủ quan và xem nhẹ bất kỳ biểu hiện ho nào của trẻ vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ rất yếu, dễ bị các mầm bệnh tấn công. 

Chữa ho cho trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ của cha mẹ nhằm xác định đúng nguyên nhân nhờ vào các biểu hiện ho. Việc phát hiện sớm sẽ giúp trị ho cho trẻ 2-3 tháng tuổi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

31 Tháng 03, 2020

Do thay đổi thời tiết đổi, sức đề kháng của trẻ yếu, kèm theo đó là một số bệnh thường gặp như cảm cúm cảm lạnh có thể khiến trẻ bị ho. Ngoài việc áp dụng các biện pháp cơ bản phòng ngừa và điều trị cho trẻ tại nhà, mẹ cũng cần lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ. Nhiều người thường thắc mắc có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh không. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này thông qua một số thông tin cơ bản về tình trạng ho của trẻ sơ sinh.

1. Biểu hiện ho ở trẻ sơ sinh

Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh không phải dựa vào các biểu hiện và nguyên nhân ho của trẻ. Trẻ ho là một điều thường thấy, không quá nghiêm trọng nếu mẹ thường xuyên quan sát các triệu chứng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đối với một số trường hợp, ho giúp tống đờm và virus ra bên ngoài, trẻ sẽ cảm thấy đỡ khó chịu hơn. test

Nếu trẻ không ho, trẻ sẽ rất dễ bị suy hô hấp, khó thở gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, phản xạ ho chưa rõ ràng, khó nhận biết. 

Mẹ nên biết nguyên nhân gây ho cấp tính là do viêm hô hấp cấp tính, tình trạng này có thể kéo dài 3 tuần. Nếu thời gian nhiều hơn, mẹ phải đưa trẻ đi khám để tìm rõ nguyên nhân và cách điều trị. 

Khi trẻ bị ho mà tiếp xúc với gió, nhiệt độ thay đổi, độ ẩm trong không khí không ổn định, trẻ sẽ có phản ứng ho nhiều hơn nhưng không ảnh hưởng gì, mẹ không cần quá lo lắng. 

Trẻ sơ sinh bị ho tùy mức độ nặng nhẹ mà mẹ nên có phương án điều trị hợp lý [Ảnh Internet]

► Tham khảo thêm: 

2. Chữa ho cho trẻ tạm thời

Hầu hết các gia đình đều áp dụng cách chăm sóc trẻ bị ho ở nhà đơn giản với các cách sau:

2.1. Cho trẻ bú mẹ và uống đủ nước

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc bú mẹ và cho trẻ uống nước cần duy trì đều đặn thường xuyên kể cả khi trẻ bị ho. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguồn thuốc tốt nhất dành cho trẻ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rằng trong sữa mẹ có nhiều kháng thể có tác dụng làm tan đờm, giúp trẻ nhanh khỏi và khỏe mạnh hơn. 

Đối với những trẻ có thể uống nước, mẹ cũng nên cho trẻ tập thói quen này nhiều hơn vì nước sẽ giúp mũi và cổ họng đỡ bị khô, không bị nghẹt nữa. Trẻ sẽ không bị khó chịu nhờ vào việc nước tống đờm và dịch nhầy ra ngoài nhanh hơn. 

2.2. Rửa mũi bằng nước muối

Duy trì rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp trẻ đỡ bị ho và sổ mũi. Mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà, tuy nhiên cần vệ sinh dụng cụ đảm bảo. Trước khi đặt thắc mắc có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh, mẹ cần phải áp dụng cách đơn giản này giúp trẻ dễ chịu hơn. 

Khi mũi được làm sạch, đường hô hấp thoáng không còn môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, bệnh ho và sổ mũi cũng sẽ được cải thiện tốt hơn. 

2.3. Mát xa cho trẻ

Mẹ có thể dùng dầu tràm để mát xa hoặc trực tiếp mát xa lòng bàn chân cho trẻ, cơn ho sẽ được dịu hơn nhanh chóng. Đôi bàn chân không chỉ cần được giữ ấm mà còn phải chăm sóc một cách cẩn thận duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể. 

Một cách khác giúp trẻ long đờm nhanh hơn mà vỗ nhẹ vùng giữa hai vai, tác động cho trẻ ho mạnh để long đờm. 

2.4. Tắm nước gừng ấm

Trẻ ho có thể do cảm lạnh, cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn đặc biệt là về đêm. Chính vì vậy hãy dùng gừng tắm cho trẻ. Gợi ý là mẹ dùng gừng tươi rửa sạch sau đó nướng qua, chờ nguội thì lột vỏ, cắt  lát và cho vào chậu nước ấm để tắm cho trẻ. 

Trong thời gian tắm nên điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp, không nên quá thấp và cũng không nên qua cao. Tắm xong lau khô để tránh trẻ bị cảm lạnh do nước còn đọng trên người. 

Các cách trên đây là để trẻ có thể đỡ ho tạm thời, tuy nhiên nếu trẻ ho quá ba ngày mẹ nên sử dụng siro cho trẻ nhưng phải được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể. 

Thăm khám bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện nặng và kéo dài, hạn chế tự ý sử dụng thuốc cho bé [Ảnh Internet]

Siro dùng để giảm các kích thích dẫn đến trẻ bị ho, việc uống siro cho trẻ phần nào đó giúp trẻ đỡ mệt do ho nhiều. Đối với các loại ho  nặng, ho do viêm phế quản, viêm phổi, sau khi đi khám bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng siro ho để trẻ ngủ ngon hơn, đau rát cổ họng, khó chịu,  bớt cơn ho, giúp con tránh  con mất ngủ, nôn ói khi ăn.

Tuy nhiên, có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh hay không cần phải có một số lưu ý sau:

- Khi trẻ ho kèm theo dịch mũi, hắt hơi chứng tỏ trẻ đã bị dị ứng mũi, mẹ nên tham khảo dược sĩ loại thuốc dùng cho trẻ sơ sinh sao cho phù hợp. 

- Khi trẻ ho có dịch xanh hoặc vàng ở mũi có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

- Khi trẻ ho ít chưa cụ thể nguyên nhân, mẹ đừng vội dùng siro vì trẻ sơ sinh ít có phản xạ có lợi cho phổi. 

- Mẹ dùng siro cho trẻ trong trường hợp bị ảnh hưởng tới sinh hoạt như nôn trớ, khó ngủ.. 

Sử dụng siro trị ho cho bé và những điều cần biết [Ảnh Internet]

Các mẹ khi muốn cho trẻ uống siro phải đặc biệt chú ý về cách lựa chọn các loại siro cũng như liều lượng đối với từng loại ho của trẻ. Nếu dùng siro sai cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, bất kể khi trẻ có các triệu chứng lạ và không đỡ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. 

Không cho trẻ uống siro trước khi đi ngủ: 

Thời điểm trẻ đi ngủ là khi chất đường bám vào khoang miệng, nếu cho trẻ uống siro vì vị trong miệng và đường trong máu cũng tăng lên chắc chắn sẽ khiến trẻ khó ngủ. 

Không cho trẻ uống siro trước bữa ăn

Uống siro trước bữa ăn sẽ làm ức chế tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt với trẻ đang bú sữa mẹ trẻ sẽ không còn hứng thú với nguồn sữa. 

Cho trẻ uống siro đúng theo chỉ dẫn

Thông thường các bác sĩ, dược sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cho trẻ uống siro bằng thìa đong và tùy từng lứa tuổi. Vì vậy mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống quá nhiều, theo ý thích hoặc thấy trẻ đỡ sau đó thì dừng lại. 

Không nên cất đi cho lần sau dùng

Nhiều mẹ có thói quen nếu thấy trẻ khỏi, vì tiếc lọ siro mà mang đi cất để sau này trẻ bị ốm ho lại mang ra dùng. Đây là một cách làm không tốt vì có thể khiến siro bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, tốt nhất nên bỏ đi, lần sau sẽ tùy vào trạng thái bệnh để mua loại siro khác cho phù hợp. 

Không tự chế siro hoặc cho trẻ dùng các loại siro không rõ nguồn gốc

Nhiều mẹ nghe giới thiệu siro dược liệu sẽ mua cho con dùng tuy nhiên nếu không phải sản phẩm được cấp giấy chứng nhận và kiểm tra, không có nguồn gốc tuyệt đối không sử dụng bừa bãi vì có thể gây hại cho trẻ. 

Như vậy, mẹ đã có thể hết băn khoăn việc có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh hay không thông qua các lưu ý đã được trình bày ở trên. Để đảm bảo an toàn và chính xác nhất, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để trẻ được an toàn, nhanh khỏi ho. 

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề