Uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Không ít người nghĩ rằng triệu chứng của bệnh hết rồi thì cần gì uống thuốc nên đã tự bỏ, rồi chính họ không giải thích được vì sao bệnh tái phát.

Chị Trần Thị Thanh, 45 tuổi, thường thấy ác mộng kèm cảm giác sợ hãi khi ngủ. Khi đi khám, bác sỹ kết luận chị bị trầm cảm và phải điều trị. Sau 12 tuần điều trị, khi tái khám, bác sỹ cho biết triệu chứng trầm cảm của chị đã hết. Nhưng bác sỹ vẫn kê thuốc kéo dài tới 20 tuần. Điều này khiến chị Thu băn khoăn vì hai lẽ. Thứ nhất, triệu chứng bệnh đã hết thì sao phải uống thuốc, phải chăng bác sỹ muốn bệnh nhân mua thuốc để kiếm lợi. Thứ hai, thuốc trầm cảm thường để lại nhiều tác dụng phụ nên chị không muốn uống kéo dài. Tin mình đã khỏi bệnh nên chị đã ngưng thuốc. Sau đó 2 tháng chị lại có những triệu chứng của bệnh. 

Thuốc trầm cảm không giống kháng sinh

BS. Trần thị Hồng Thu, trưởng khoa Lâm sàng, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Hồng Mai, Hà Nội nhấn mạnh, bệnh nhân dù được cho là hết triệu chứng cũng không được tự ý dừng thuốc. Bác sỹ Thu cho biết, thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Bệnh nhân trầm cảm cần uống thuốc liên tục trong thời gian dài [tối thiểu một năm]. Nhiều người phải uống thuốc suốt đời.

Đó là bởi thuốc chống trầm cảm không giống như thuốc kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, khi ta cảm thấy bớt bệnh nghĩa là bệnh nhiễm khuẩn đã hết và không cần uống thêm kháng sinh nữa. Còn với thuốc chống trầm cảm không tác dụng như kháng sinh, mà tác dụng tương tự như viên tylenol chống đau đầu. Khi uống, tylenol làm giảm cơn đau, nhưng nguyên nhân gây đau vẫn còn đó và khi ngưng tylenol thì nhức đầu trở lại.

Trong bệnh trầm cảm, nguồn gây bệnh là thay đổi sinh hóa học ở não và thay đổi này kéo dài. Vì thế cần phải uống thuốc chống trầm cảm lâu hơn, dù triệu chứng bệnh đã giảm.

Tự ngưng sẽ tái bệnh

Bác sỹ Thu khẳng định: “ Nguyên nhân đưa tới tái phát trầm cảm phần lớn do ngưng thuốc quá sớm”. Hiện rất khó tiên lượng bệnh nhân nào không tái phát, bệnh nhân nào sẽ tái phát khi ngừng thuốc. Do đó bác sỹ Thu khuyên bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc từ 6- 9 tháng sau khi đã hết bệnh. Tới lúc này, thay đổi sinh hóa trong não đã trở lại bình thường và người bệnh ít bị tái phát sau khi ngưng thuốc.

Nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát có thể lên tới 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc. Với các trường hợp trầm cảm kinh niên hoặc trải qua nhiều giai đoạn buồn rầu, cần phải uống thuốc lâu hơn vì ở họ, trầm cảm cũng tương tự như các bệnh mạn tính cao huyết áp, cao đường huyết...

Để bệnh nhân hiểu rõ hơn về việc vì sao phải dùng thuốc kéo dài, bác sỹ Thu giải thích thêm: Hầu hết các thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm chậm sự mất mát một vài hóa chất ở não bộ [các chất là serotonin, norepinephrine]. Các chất này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt. Ở người bị bệnh trầm cảm, sau khi được sản xuất, hóa chất chưa kịp tác dụng đã bị tế bào lấy lại [reuptake] quá sớm, do đó dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn và gây ra tâm bệnh. Thuốc chống trầm cảm nhằm chặn sự lấy lại quá sớm các chất này, tăng serotonin ở não và giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn rầu, thất vọng, chán nản. Nhưng thuốc không có tác dụng ngay, mà phải từ 2-4 tuần lễ sau khi dùng mới thấy hiệu quả. Nếu một loại thuốc có tác dụng tốt mà ngưng quá sớm thì thuốc mất cơ hội chữa bệnh.

Để giảm tác dụng phụ thuốc chống trầm cảm                      

Buồn nôn: Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc và cũng là lý do khiến bệnh nhân muốn ngưng thuốc. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử.

Tăng cân: Lên cân có thể là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc chống trầm cảm làm bệnh nhân yêu đời hơn. Ðể tránh tăng cân, nên ăn nhiều rau trái cây và các loại hạt; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên cho bác sỹ biết là đang lên cân để có thể lựa thuốc khác cùng công hiệu mà ít lên cân.

Rối loạn tình dục: Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sỹ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch giao hợp trước giờ uống thuốc. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.

Mệt mỏi, buồn ngủ: Ðể tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.

Mất ngủ: Do đó, có thể uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffeine, thực tập thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu cần, nói với bác sỹ cho uống một chút thuốc an thần vào buổi tối.

Kích động, bồn chồn, lo lắng: Dưới tác dụng của vài thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sỹ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giảm tâm hồn.

Táo bón: Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân.

Theo Tường Vy [Sức khỏe gia đình]

Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!

Qua hàng loạt bài viết trước đây về trầm cảm, chúng ta cũng thấy đây là căn bệnh rất phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bài viết ngày hôm nay sẽ tóm gọn một số thông tin cơ bản để các bạn có thể hiểu được các loại thuốc điều trị trầm cảm sẽ có tác dụng như thế nào, tác dụng phụ của thuốc ra sao nhé.

Thuốc điều trị trầm cảm là gì?

Thuốc điều trị trầm cảm, còn được gọi là thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa bệnh trầm cảm có thể:

  • Giúp bạn cảm thấy tốt hơn và có thể trở lại làm các công việc hàng ngày.
  • Giảm các triệu chứng trầm cảm: trầm buồn, chán nản. mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ,…
  • Giảm bớt lo lắng.

Thuốc chống trầm cảm giúp bạn giảm thiểu những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm hoạt động theo một cách khác nhau. Nhưng nguyên lí chung của nó là giúp làm tăng trở lại các chất dẫn truyền thần kinh [những chất dẫn truyền này bị suy giảm gây nên các triệu chứng của trầm cảm].

Sử dụng khoảng bao lâu thì thuốc bắt đầu có đáp ứng?

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm bắt đầu có hiệu quả trong vòng 2 tuần kể từ khi bạn bắt đầu dùng chúng. Nhưng thường phải mất 4 đến 6 tuần thì mới đạt được hiệu quả đầy đủ.

Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn, hay triệu chứng không thuyên giảm sau 2 đến 4 tuần, hãy hỏi bác sĩ của bạn để bác sĩ  có thể tăng liều thuốc, kê đơn thuốc thứ hai hoặc đưa ra giải pháp khác.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Nếu bạn chỉ bị tác dụng phụ nhẹ khi bắt đầu dùng thuốc chữa bệnh trầm cảm, hãy thử tiếp tục dùng thuốc trong vài tuần. Tác dụng phụ nhẹ thường biến mất sau khi cơ thể bạn quen với thuốc. Nếu tác dụng phụ không biến mất hoặc làm bạn lo lắng, hãy gặp bác sĩ của bạn. Họ có thể đề xuất về cách giảm hoặc xử lý các tác dụng phụ cho  bạn.

Vì mỗi loại thuốc chữa trầm cảm có cấu trúc hóa học khác nhau nên các tác dụng phụ cũng có thể sẽ khác nhau. Nhưng nói chung, tác dụng phụ chung thường gặp của của thuốc chống trầm cảm có thể bao gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn hoặc bứt rứt.
  • Khó ngủ.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Khô miệng.
  • Vấn đề với tình dục [mất hứng thú, hoặc các vấn đề về rối loạn cương dương ở nam giới].
  • Tăng cân.

Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn là những tác dụng phụ của thuốc trị trầm cảm

Trên đây là những tác dụng phụ chung và thường gặp, tùy vào từng nhóm thuốc bạn sử dụng là gì các bác sĩ sẽ khuyến cáo thêm một số tác dụng phụ khác nữa.

Việc cắt giảm rượu và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm.

Tôi phải dùng thuốc trong bao lâu?

Hầu hết đối với người lần đầu tiên mắc trầm cảm thì sẽ được điều trị trầm cảm trong ít nhất 6 đến 9 tháng. Nếu bạn bị trầm cảm lần thứ hai trở lên; có thể sẽ phải dùng thuốc chống trầm cảm nhẹ của bạn trong một năm hoặc hơn. Những người bị trầm cảm tái phát lần thứ 3 trở lên thì khả năng sẽ phải dùng thuốc suốt đời.

Dó đó, để tránh tình trạng tái phát, bạn cần tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc và uống đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tái phát nhiều lần nhé.

Người bệnh không tự ý bỏ thuốc và uống đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu dừng thuốc, tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột nếu bạn đã sử dụng liên tục trong 6 tuần. Vì như vậy rất dễ gây ra hội chứng ngưng thuốc [cảm giác giống như bị cúm, khó ngủ, buồn nôn, mất thăng bằng, cảm giác lo lắng, bứt rứt,…] Nếu muốn ngưng thuốc, bạn phải gặp bác sĩ để bác sĩ ngưng cho bạn, sẽ cần phải giảm dần liều của trong một vài tuần cho cơ thể quen dần rồi sau đó mới ngưng hẳn.

Các loại thuốc chống trầm cảm

SSRIs [thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc]

SSRIs thường là loại thuốc đầu tiên bác sĩ kê đơn cho người bị trầm cảm. Cơ chế chung của thuốc này là làm tăng trở lại chất dẫn truyền thần kinh serotonin [chất dẫn truyền bị giảm trong não và gây ra các triệu chứng trầm cảm]. Nhóm thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả và hoạt động tốt; an toàn và có ít tác dụng phụ hơn so với nhiều loại thuốc khác. Một số ví dụ về SSRIs bao gồm citalopram, fluoxetine, paroxetine và sertraline.

SNRIs [chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine]

SNRIs hoạt động theo cách tương tự như SSRIs là làm tăng chất serotonin. Tuy nhiên nhóm này còn làm tăng thêm chất norepinerphrine [cũng là một chất dẫn truyền thần kinh bị suy giảm gây ra trầm cảm. Các bác sĩ đôi khi sẽ kê toa các loại thuốc SNRIs này khi SSRIs không đáp ứng. Một số ví dụ về SNRI bao gồm duloxetine và venlafaxine. SNRIs có thể làm tăng huyết áp của bạn; vì vậy cần thông báo với bác sĩ của bạn nếu bạn bị huyết áp cao.

Cần thông báo với bác sĩ điều trị trầm cảm của bạn nếu bạn bị huyết áp cao

Thuốc chống trầm cảm không điển hình

Thuốc chống trầm cảm không điển hình bao gồm bupropion và mirtazapine. Những loại thuốc này không có xu hướng gây ra tác dụng phụ liên quan đến tình dục. Vì vậy đôi khi các bác sĩ kê toa chúng cho những người bị tác dụng phụ về tình dục với thuốc chống trầm cảm khác. Bupropion không gây tăng cân. Nó có thể đặc biệt hữu ích cho những người thiếu năng lượng; mệt mỏi nhưng tác dụng phụ của nó có thể gây ra sự bồn chồn. Mirtazapine làm tăng sự thèm ăn và có thể gây tăng cân. Vì vậy đôi khi các bác sĩ đưa nó cho những người có chán ăn, gầy ốm.

TCAs [thuốc chống trầm cảm ba vòng]

TCAs [ Amilaviln] hiện nay không còn được sử dụng nhiều như SSRIs và SNRIs, vì TCAs có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn, chẳng hạn như táo bón và ngầy ngật. Ngoài ra, TCAs có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Ở người cao tuổi, những loại thuốc này cũng có thể gây ngã do hạ huyết áp tư thế; lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ. Mặc dù vậy, TCAs vẫn có vai trò trên một số người bị trầm cảm, đặc biệt là nếu họ không khá hơn với SSRIs hoặc SNRIs. Một số ví dụ về TCA bao gồm nortriptyline và amitryptyline.

Hiện nay, nhiều người thường quan tâm đến việc điều trị trầm cảm không dùng thuốc. Bạn có thể thay đổi lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và suy nghĩ tích cực. Y học cổ truyền cũng là một trong những cách chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc đang được quan tâm.

Trên đây là một số thuốc điều trị trầm cảm cơ bản và thông dụng nhất thời điểm hiện tại. Bạn hãy luôn nhớ rằng, đây là những thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương; nên bạn không được tùy ý sử dụng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc hiểu biết thêm về quá trình điều trị mong rằng sẽ giúp bạn có một sự tuân thủ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề