Bệnh viện Nhi đồng 2 thuốc tuyến nào

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng – Phường Bến nghé, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh, là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Bệnh viện được bắt đầu xây dựng từ 1867 và bắt đầu nhận bệnh từ 1873. Ban đầu bệnh viện mang tên bệnh viện Hải quân, sau đó là bệnh viện Quân đội, phục vụ chiến tranh Đông Dương. Bệnh viện được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam từ năm 1976. Từ 1- 6 - 1978 bệnh viện được giao nhiệm vụ khám và chăm sóc điều trị cho trẻ em và mang tên bệnh viện Nhi Đồng 2. Là bệnh viện hạng I, cùng với bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị cho bệnh nhân thuộc thành phố và các tỉnh phía Nam. Từ 2-9-2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ đã sử dụng trên một trăm năm.

Hiện tại bệnh viện đang có dự án sữa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học Oxford và Wellcome-Trust tài trợ. Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở thực tập và đào tạo sinh viên, Bác sĩ sau đại học của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam, cử nhân Quản trị bệnh viện của đại học Hùng Vương. Trong năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đoán, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Dù nhiệm vụ chính là công tác chuyên môn khám và chữa bệnh, nhưng bệnh viện luôn hướng về cộng đồng, thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám bệnh từ thiện và phát thuốc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Long An, Bình Dương.

  • Cơ Xương Khớp
  • Nhi
  • Nội tiết
  • Thần kinh
  • Tiêu hóa - Gan mật
  • Tim mạch
  • Ung bướu

Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT và Công văn số 978/BYT-BH của Bộ Y tế ban hành ngày 25/02/2016, những cơ sở y tế sau đây được xác định là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương:

- Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;

- Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Nhà hộ sinh khu vực, Phòng khám chuyên khoa tư nhân;

- Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

- Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, người dân được đi khám chữa, bệnh BHYT tại bệnh viện tuyến huyện không phân biệt đúng tuyến hay trái tuyến thì đều được hưởng như trường hợp đúng tuyến.

Xem thêm: Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh mới nhất


Cách xác định cơ sở khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh

Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh và tương đương theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT và hướng dẫn bởi Công văn số 978/BYT-BH gồm:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;

- Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II; Bệnh viện chuyên khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

- Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, Bệnh viện hạng I thuộc các Quân khu, Quân đoàn thuộc Bộ Quốc phòng.

Năm 2021 tới đây, khi chính sách thông tuyến tỉnh BHYT được triển khai, người dân có thẻ BHYT có thể khám chữa bệnh ở bất kì bệnh viện tuyến tỉnh nào trên phạm vi cả nước mà không cần phải xin giấy giới thiệu. Đồng thời, khi khám chữa bệnh điều trị nội trú, người bệnh còn được Qũy BHYT thanh toán 100% mức hưởng BHYT đúng tuyến.

Xem thêm: Thông tuyến BHYT 2021: Điều trị nội trú trái tuyến tỉnh hưởng như đúng tuyến

Do cơ sở vật chất cũng như chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trung ương nên nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế này rất lớn. Điều 6 Thông tư 40/20215 đã liệt kê các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT tuyến trung ương và tương đương gồm:

- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa hoặc không có Phòng khám đa khoa [theo Công văn số 978/BYT-BH];

- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế  đã niêm yết công khai danh sách 34 bệnh viện thuộc tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế gồm:

1. Bệnh viện Bạch Mai

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

3. Bệnh viện C Đà Nẵng

4. Bệnh viện Châm cứu Trung ương

5. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

6. Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ

7. Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

8. Bệnh viện E

9. Bệnh viện Hữu Nghị

10. Bệnh viện Trung ương Huế

11. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

12. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

13. Bệnh viện K

14. Bệnh viện Phổi Trung ương

15. Bệnh viện 74 Trung ương

16. Bệnh viện Mắt Trung ương

17. Bệnh viện Nhi Trung ương

18. Bệnh viện Nội tiết

19. Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

20. Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quỳnh Lập

21. Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa

22. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP. Hồ Chí Minh

23. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

24. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

25. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

26. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

27. Bệnh viện Thống Nhất

28. Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới

29. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

30. Bệnh viện Việt Đức

31. Bệnh viện 71 Trung Ương

32. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

33. Bệnh viện Lão khoa Trung ương

34. Bệnh viện Da liễu Trung ương

Cùng với đó, Thông tư 46/2016/TT-BQP cũng công bố các bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng gồm:

1. Bệnh Viện 108

2. Bệnh viện quân y 175

3. Viện Y học cổ truyền Quân đội

4. Bệnh viện quân y 103

5. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến tại các bệnh viện nói trên, người bệnh sẽ được hưởng 100%, 95% hoặc 80% chi phí tùy thuộc vào đối tượng. Nếu trái tuyến, người có thẻ BHYT sẽ chỉ được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đúng tuyến.

Trên đây là những thông tin về cách xác định các tuyến bệnh viện để người dân được biết và lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp để được hưởng các mức BHYT có lợi cho mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> 3 điểm mới về chính sách BHYT từ năm 2021

1. CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ KHI KHÁM BỆNH BHYT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

- Thẻ BHYT [nếu trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT cần có bản chính Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh kèm theo hộ khẩu mẹ]

- Thẻ học sinh hoặc giấy xác nhận của địa phương có dán ảnh và dấu giáp lai đối với trẻ trên 6 tuổi.

- Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy hẹn khám lại tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

2. THẾ NÀO LÀ BHYT HỢP LỆ?

* NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG BHYT ĐÚNG TUYẾN NẾU CÓ:

- Thẻ BHYT hợp lệ.

- Giấy chuyển tuyến hoặc giấy hẹn khám lại hợp lệ hoặc nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

* THẾ NÀO LÀ THẺ BHYT HỢP LỆ?

- Thẻ BHYT: còn hạn sử dụng theo tra cứu trên cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế, đúng mã số thẻ, họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân rõ ràng.

- Trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT: có thể sử dụng giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh kèm theo hộ khẩu mẹ.

- BHYT cho trẻ trên 6 tuổi [bao gồm đối tượng học sinh, hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ…] quy định như sau:

+ Thẻ BHYT có dán hình, có dấu giáp lai.

+ Trường hợp thẻ BHYT không có hình: xuất trình thẻ BHYT kèm theo thẻ học sinh có dán hình, có dấu giáp lai, có chữ ký Hiệu trưởng và dấu nhà trường hoặc giấy xác nhận của địa phương có dán hình và dấu giáp lai.

* THẾ NÀO LÀ GIẤY CHUYỂN TUYẾN ĐẾN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 HỢP LỆ?

- Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế [theo mẫu số 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP] có số lưu trữ và có ghi chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1.

- Mã số thẻ, họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân đúng với thẻ BHYT.

- Giấy chuyển tuyến có giá trị trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.

- Lý do chuyển tuyến: khoanh tròn vào lý do chuyển tuyến phù hợp sau đây:

[1] Đủ điều kiện chuyển tuyến [đúng tuyến].

3. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KHÁM BHYT

* BƯỚC 1: [tại quầy phát số]

- Lấy số thứ tự đăng ký khám tại quầy phát số.

- Ngồi ghế theo dõi màn hình tivi đến lượt số thứ tự vào quầy tiếp nhận BHYT [ô cửa số 1,2,3].

* BƯỚC 2: [tại quầy tiếp nhận BHYT [ô cửa số 1,2,3]]

- Đăng ký tại quầy tiếp nhận BHYT [ô cửa số 1,2,3].

- Xuất trình bản chính thẻ BHYT, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ có liên quan để giải quyết BHYT.

- Nhận số thứ tự vào phòng khám.

* BƯỚC 3: [phòng khám chuyên khoa]

- Khám bệnh tại phòng khám theo số thứ tự.

* BƯỚC 4: [tại quầy tiếp nhận BHYT [ô cửa số 1,2,3]]

- Hoàn tất thủ tục đồng chi trả chi phí khám bệnh [nếu có]

- Nhận lại thẻ BHYT, các chứng từ khác [nếu có]

* BƯỚC 5:

- Lãnh thuốc tại quầy phát thuốc BHYT

- Ra về

4. NGƯỜI BỆNH TÁI KHÁM BHYT

- Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

- Đối với bệnh mạn tính: giấy chuyển tuyến được sử dụng một năm dương lịch [tính theo năm dương lịch]. Qua năm mới hoặc cấp lại thẻ BHYT thân nhân phải xin giấy chuyển tuyến mới.

- Đối với các bệnh khác: giấy chuyển tuyến có giá trị 1 tháng hoặc 3 tháng tùy theo từng loại bệnh cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề