Gia đình, dòng họ em có những truyền thống tốt đẹp nào

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.

Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.

Lời giải:

– Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

– Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.

– Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.

– Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

– Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!

Lời giải:

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.

B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Trang. Thay vì xấu hổ, Trang nên cố gắng học tập thật tốt để mang vinh quang về cho dòng họ.

2/ Em sẽ khuyên Trang không nên cảm thấy xấu hổ mà phải cố gắng nỗ lực tiên phong để mang lại niềm tự hào cho dòng họ.

Câu hỏi:

1/ Theo em, An là người như thế nào ?

2/ Em có tán thành suy nghĩ của một số bạn không ? Vì sao?

Lời giải:

1/ Theo em An là người biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2/ Em không tán thành suy nghĩ của một số bạn vì nghề nào mà làm giỏi, có tín nhiệm thì đều đáng trân trọng, tự hào. Chúng ta cần phải tự hào và công nhận tài năng đó.

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

2/ Hãy nêu cảm nghĩ của em qua tấm gương của dòng họ đó?

Lời giải:

1/ Chi Nhì đã thành lập quỹ khuyến học để đề ra quy chế hoạt động. Hàng năm, khen thưởng cho những em có hoàn cảnh khó khan, vươn lên trong học tập. Cả dòng họ còn giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề giáo dục con cháu, chi nhì đã làm đôi lục bình cỡ lớn ghi danh những người đỗ đạt có học vị cao đặt tại nhà thờ tổ, để ngày ngày con cháu ghi nhớ. Việc làm của chị Nhi là đang phát huy tốt đẹp của dòng họ.

2/ Em khâm phục và ngưỡng mộ việc làm của chị Nhi. Chị có ý thức và trách nhiệm xây dựng truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

indembassyhavana.org – Những năm qua, nhờ kết quả của công cuộc đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ với nhiều chính sách đặc thù cho các tỉnh miền núi, biên giới, đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đã tạo ra cho tỉnh Điện Biên nhiều nét đổi thay rõ rệt. Không chỉ ở việc phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong thời điểm hiện nay.

Page Content
Người dân xã Mường Lói, huyện Điện Biên tham gia ký cam kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở địa phương.

Đang xem: Một số truyền thống về gia đình dòng họ

Nói đến giá trị truyền thống là nói đến các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được hình thành, phát triển gắn liền với sự hình thành, phát triển của gia đình, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là kính trên nhường dưới; kính trọng, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu; kính trọng ông bà, thờ phụng tổ tiên; lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ. Những chuẩn mực, giá trị mang ý nghĩa phổ biến trong gia đình bao gồm: tình nghĩa, thuỷ chung, hoà thuận trong quan hệ chồng – vợ; chữ hiếu trong quan hệ cha mẹ – con cái; hòa thuận, thương yêu, đùm bọc trong quan hệ anh chị em.

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có nhiều dòng họ khác nhau, mỗi gia đình, dòng họ, dân tộc đều có có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, những giá trị truyền thống tốt đẹp tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên. Có thể nói, các gia đình, dòng họ thuộc 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hầu hết đều giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như chung thủy, hiếu nghĩa, kính trên, nhường dưới, yêu thương đùm bọc, phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết… Từ đó góp phần xây dựng lên mối đại đoàn kết dân tộc, là nguồn cội sức mạnh để vượt qua mọi chông gai, thử thách.

Để duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp trong gia đình, làm nền tảng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; những năm qua, tỉnh Điện Biên đã có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình… Đồng thời hướng dẫn thực hiện công tác gia đình và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó xây dựng gia đình văn hóa gắn với giữ gìn, bảo tồn giá trị đạo đức truyền thống; xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc và thực hiện nghiêm túc quy ước ở cộng đồng dân cư.

Từ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước khác đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều gia đình, dòng họ tiêu biểu được tôn vinh. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều gia đình, dòng họ đã hiến hàng nghìn mét vuông đất ở, ruộng, vườn của gia đình, vận động người thân tích cực tham gia đóng góp ngày công lao động, góp tiền của để xây dựng các công trình dân sinh, như trường học, đường giao thông, nhà văn hóa cộng đồng…

Xem thêm: Top 7 Món Đặc Sản Nha Trang Mua Làm Quà Nổi Tiếng Nhất Nha Trang

Có nhiều gia đình, dòng họ hiếu học, đã tích cực phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cháu học tập thành đạt, là những tấm gương sáng, tiêu biểu trong việc phát huy giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ, tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, tiên bộ… Nhiều dòng họ đã xây dựng quy ước của gia tộc, quy định nền nếp, gia phong trong gia đình, cách ứng xử với bà con, xóm giềng, giáo dục con cháu không vi phạm pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính quyền, ra sức lao động, thi đua sản xuất, giữ vững an ninh trật tự … Những quy ước này không chỉ giáo dục đạo đức, lối sống của mỗi người mà còn khơi gợi, tập hợp, đoàn kết bà con trong tộc họ tham gia xây dựng quê hương.

Song bên cạnh đó, bên cạnh những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được bảo tồn, phát triển thì tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình vẫn còn tồn tại, nhiều giá trị đạo đức gia đình truyền thống đang có biểu hiện mai một. Ở một số gia đình, các giá trị đạo đức truyền thống bị xem nhẹ, từ tình cảm cha mẹ – con cái, tình nghĩa vợ chồng, quan hệ anh – em vì lợi ích vật chất đang tạo nên mảng tối trong giá trị đạo đức của gia đình, xã hội. Quan hệ trong nhiều gia đình trở nên gay gắt, tình cảm sứt mẻ, gia đình không còn là tổ ấm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thế lực của các thành viên, đặc biệt là lớp trẻ.

Để nâng cao tính hiệu quả của việc phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong phong trào xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, theo bà Đỗ Thị Nhung – Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình [Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch] cho biết: cần phải đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người và cả xã hội về tầm quan trọng của gia đình, những giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức truyền thông về xây dựng gia đình bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình nhất là cho lớp trẻ; đề cao tính chủ động và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ xây dựng, phát triển gia đình, lồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực gia đình thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành, đoàn thể và địa phương.

Xem thêm: Lễ Hội Hoa Hồng 2018 – : Khách Tham Quan Vô Tư Vượt Rào, Sờ Hoa

Xây dựng gia đình văn hóa cũng chính là xây dựng dòng họ văn hóa, sự kết hợp giữa các dòng họ trong cộng đồng tạo nên một xã hội văn hóa. Trong xu hướng xã hội ngày càng nhận thức được gia đình là nơi gìn giữ, phát huy tốt các giá trị truyền thống tốt đẹp của dòng họ thì việc xây dựng đạo đức của dòng họ và lan tỏa giá trị đạo đức dòng họ đến gia phong của từng gia đình để chung tay gìn giữ đạo đức xã hội đang thật sự cần thiết. Vì thế, cần phát huy vai trò của dòng họ với tinh hoa tốt đẹp trong xây dựng nông thôn mới để từng bước xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn minh nhưng cũng giàu bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống trong thờỉ kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Chủ Đề