Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt virus dùng hay sai

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, chúng diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng cũng diệt cả vi khuẩn có lợi của cơ thể. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây tác dụng phụ hay nhờn thuốc, không phải bất cứ khi nào ốm dùng thuốc kháng sinh cũng khỏi bệnh.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Chỉ khi có bệnh con người mới cần dùng thuốc, do vậy phải kiểm tra tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, có cần sử dụng thuốc kháng sinh hay không. Nếu là các bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng.

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, chúng diệt vi khuấn gây bệnh, nhưng cũng diệt cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể không cần mà uống vào thì gan, thận phải làm việc nhiều để thải độc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Nếu bệnh không khỏi, người mệt mỏi, ăn uống kém và kèm theo rất nhiều tác dụng phụ khác do kháng sinh gây nên.

Thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi, khi sử dụng nên có chỉ dẫn có thầy thuốc

Sử dụng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

Việc không tuân thủ sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh không hết hẳn, dễ tái phát khiến người bệnh đáp ứng với điều trị kém hơn, tăng thể bệnh nặng và dễ có biến chứng. Từ đó, chi phí bỏ ra tốn kém hơn do phải điều trị, nhập viện và phải đổi sang kháng sinh khác thường đắt tiền hơn.

Do suy nghĩ muốn bệnh khỏi nhanh mà dùng kháng sinh liều cao, phối hợp nhiều loại với nhau dễ khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong do sốc phản vệ.

Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

Khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, đúng phác đồ. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, 5 đến 7 ngày, còn như phác đồ điều trị lao thì phải kéo dài 6 tháng. Vì vậy cần phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng kháng sinh đúng, đủ liều

Khi chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh thấy sức khỏe tốt hơn, triệu chứng bệnh giảm nên nghĩ đã khỏi nên liền bỏ thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể chỉ mới bị tiêu diệt một phần, yếu đi chứ chưa hoàn toàn bị loại trừ. Do đó, nếu không dùng đủ thuốc rất có thể chúng sẽ phục hồi, tiếp tục gây bệnh và làm nhờn thuốc.

Dùng lại kháng sinh thừa từ các đợt kê toa trước

Bệnh nhân thấy dùng thuốc kháng sinh hiệu quả từ đợt kê toa trước nên khi có những triệu chứng bệnh gần giống liền đem số thuốc còn thừa ra sử dụng. Nguyên tắc là thuốc thừa nên loại bỏ, không giữ lại sử dụng cho lần sau.

Kê toa hoặc uống thuốc của người khác

Khi bị bệnh, nhiều người uống thuốc theo kinh nghiệm hoặc đọc trên mạng thấy những triệu chứng tương tự thì mua thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn. Uống kháng sinh không đúng có thể gây biến chứng, nặng thêm tình trạng bệnh và làm khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, khiến tình trạng kháng thuốc thêm trầm trọng.

Dùng thuốc kháng sinh hợp lý để điều trị dứt điểm bệnh và không gây nhờn thuốc

Không đỡ thì đổi thuốc

Kháng sinh cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng khi người bệnh uống, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều người uống thuốc mới được một, hai bữa, thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm đã yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, vì sẽ gây nhờn thuốc.

Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể...

Sử dụng kháng sinh hợp lý là yếu tố để loại trừ nguy cơ kháng thuốc và thất bại trong điều trị. Kết quả đó chỉ có được khi kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

Tại sao khó tìm ra thuốc chữa trị virus corona?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã tuyên bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm kháng virus để tiếp sức cho sự phát triển các loại thuốc kháng virus mới.

Tại buổi họp báo ở Phố Downing, ông nói: "Đa phần các ý kiến khoa học ở đất nước này vẫn kiên quyết giữ quan điểm rằng sẽ có một làn sóng Covid khác xảy ra vào lúc nào đó trong năm nay."

Ông hy vọng thuốc kháng virus sẽ có trước mùa thu để giúp dập tắt làn sóng thứ ba.

Vi khuẩn ăn thịt người lan tràn Melbourne, Úc

Quảng cáo

Lý do khiến một số người không bao giờ mắc Covid-19

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Mặc dù đã có những loại thuốc chống viêm giúp giảm nguy cơ tử vong do Covid-19, chẳng hạn như dexamethasone và tocilizumab, nhưng chúng chỉ được dùng cho những bệnh nhân Covid-19 nặng phải nhập viện.

Nhưng ông Johnson muốn có các loại thuốc có thể sử dụng tại nhà, ở dạng thuốc viên, để ngăn chặn việc các bệnh nhân cần phải dùng đến máy thở trong bệnh viện.

Virus đa dạng

Thường phải mất nhiều năm để phát triển và phê chuẩn các loại thuốc kháng virus mới, vì đây là một quy trình nghiên cứu rất vất vả nhằm xác định các hợp chất hóa học tấn công virus, rồi sau đó kiểm nghiệm độ hiệu quả và tính an toàn của chúng.

Do đó, các nhà khoa học cũng đang xem xét tới việc sử dụng các loại thuốc đã có, vốn đã được phê duyệt để đối phó các virus khác hoặc bệnh khác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thuốc kháng virus Tamiflu 'khóa' protein lên bề mặt các tế bào bị nhiễm bệnh để không cho các hạt cúm thoát ra

Nếu như thuốc kháng sinh có phạm vi sử dụng rộng, có thể được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thì các loại thuốc có hiệu quả trước loại virus này lại hiếm khi công hiệu trong điều trị các loại virus khác.

Nipah, virus chết người mới lại đe dọa Châu Á

Covid-19: Các biến thể mới có 'qua mặt' được vaccine?

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Chẳng hạn thuốc remdesivir vốn lúc đầu được phát triển để chữa viêm gan C và đã có lúc được đề xuất như một phương pháp điều trị Covid-19, nhưng các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng nó chỉ có tác dụng khiêm tốn trước virus corona.

Lý do có rất ít loại thuốc kháng virus đã được phép sử dụng rộng có công hiệu là bởi virus đa dạng hơn vi khuẩn nhiều, bao gồm cách chúng lưu trữ thông tin di truyền [một số ở dạng DNA, trong lúc một số ở dạng RNA].

Không giống như vi khuẩn, virus có ít khối tạo lập protein riêng mà thuốc có thể nhắm vào được.

Để công hiệu, thuốc cần phải tiến đến 'giáp lá cà' được mục tiêu. Điều này đặc biệt khó khăn đối với viru, bởi virus nhân bản bên trong tế bào người bằng cách chiếm đoạt bộ máy tế bào của chúng ta.

Thuốc cần phải vào bên trong các tế bào bị nhiễm và phát huy tác dụng trên các quá trình cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể con người.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi việc này thường gây hại cho các tế bào người, thể hiện dưới các hình thức tác dụng phụ.

Nhắm vào các virus bên ngoài tế bào - để ngăn chúng chiếm được chỗ trước khi có thể nhân bản - là điều tuy khả dĩ nhưng khá khó khăn, do tính năng của vỏ virus.

Trong quá trình virus 'công thành', tiến chiếm vật chủ, lớp vỏ hết sức chắc chắn, mạnh mẽ của nó kháng cự được các tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài. Chỉ khi virus tới được mục tiêu, vỏ của nó mới phân rã hoặc đẩy phần bên trong - vốn chứa thông tin di truyền của virus - ra khỏi lớp vỏ.

Giai đoạn 'xuất binh' này là một điểm yếu trong vòng đời của virus, nhưng các điều kiện để dẫn tới việc việc virus thoát ra khỏi vỏ là rất cụ thể. Và tuy các loại thuốc nhắm vào vỏ virus nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một số loại thuốc vẫn có thể độc hại đối với con người.

Bất chấp những khó khăn này, các loại thuốc điều trị virus như cúm và HIV đã được phát triển.

Một số loại thuốc này nhắm vào các quá trình nhân lên và ráp vỏ của virus. Các mục tiêu đầy hứa hẹn trên virus corona, được cho là đích ngắm để thuốc tấn công, cũng đã được xác định.

Nhưng để làm ra loại thuốc mới sẽ phải mất nhiều thời gian trong khi virus biến đổi nhanh chóng.

Vì vậy, ngay cả khi một loại thuốc được phát triển, thì với việc không ngừng tiến hóa, chẳng bao lâu virus sẽ đạt được khả năng kháng thuốc.

Virus ngủ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số biến thể HIV đã tiến hóa để trở nên nhờn thuốc đối với một số loại thuốc kháng virus [ARV] vốn được phát triển từ cuối thập niên 1980

Một vấn đề nữa trong việc đối phó virus là một số loại virus - chẳng hạn như HIV, virus papilloma và virus mụn rộp - có thể chuyển sang chế độ ngủ.

Ở trạng thái này, virus đã khu trú trong các tế bào bị nhiễm sẽ không sản sinh ra bất kỳ virus mới nào. Thông tin di truyền của virus là nội dung duy nhất của virus hiện diện trong các tế bào.

Thuốc khi đó sẽ không tìm được dấu hiệu gì làm cơ sở để can thiệp vào quá trình nhân bản của virus hoặc để tấn công vào vỏ virus, do vậy, virus sẽ vẫn 'bình an vô sự' mà không bị thuốc công phá.

Và bởi không để lộ ra manh mối gì khiến các loại thuốc có thể can thiệp, công phá vào quá trình nhân lên hoặc nhắm vào vỏ virus, virus vẫn tồn tại.

Khi virus ngủ hoạt động trở lại, các triệu chứng nhiều khả năng sẽ tái phát và khi đó, việc dùng thuốc để điều trị bổ sung sẽ là cần thiết.

Điều này làm tăng cơ hội hình thành khả năng kháng thuốc, vì virus đã có được một thời gian dài hơn để hình thành ra các biến thể kháng thuốc.

Mặc dù chúng ta vẫn chỉ mới bắt đầu hiểu vòng đời của virus corona, nhưng có những dấu hiệu cho thấy chúng có thể tồn tại trong thời gian dài, đặc biệt ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến một vấn đề nữa là sẽ xuất hiện các chủng virus kháng thuốc hơn.

Nghiên cứu về cách thức hoạt động của virus corona đã đi được một chặng đường dài trong thời gian ngắn, nhưng khi nói về phát triển thuốc kháng virus vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề