Thời điểm phun thuốc trừ sâu cho lúa

Phun thuốc trừ sâu vào lúc nào là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ phía bà con nông dân. Sử dụng thuốc trừ sâu là cách bảo vệ cây trồng, mùa màng hiệu quả nhất và tiết kiệm công sức nhất hiện nay. Tuy nhiên với cách dùng tràn lan như hiện nay thì thuốc hiệu quả không cao, sâu bệnh kháng thuốc ngày càng nhiều. Muốn thuốc trừ sâu phát huy hiệu quả tối đa thì bà con phải biết phun thuốc đúng lúc và đúng cách. Sau đây Agri.vn sẽ hướng dẫn cho bà con nên phun thuốc trừ sâu vào lúc nào trong ngày để đạt được hiệu quả, cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!

Phun thuốc vào lúc trời râm mát như sáng sớm và chiều muộn là tốt nhất.

Khi phun vào lúc nắng gắt thì nhiệt độ cũng làm giảm hiệu lực của thuốc bởi lúc đó thuốc bay hơi nhanh, sâu bệnh trốn vào các khe kẽ lá tránh nắng thuốc phun không thể tới được. Bên cạnh đó cũng không được phun vào lúc trời sắp mưa có thể rửa trôi thuốc dễ dàng. Như vậy thuốc vừa không có tác dụng, vừa lãng phí chi phí thuốc, công phun.

Thời điểm phun thuốc trừ sâu thích hợp nhất trong ngày là sáng sớm và chiều tối  

Lựa những ngày không có gió to để phun thuốc. Nếu có gió to thì thuốc sẽ bị thổi bay đi không bám dính trên cây, không có tác dụng với sâu bệnh.

Do vậy, cần chọn thời điểm mát, đứng gió phun thuốc thì sâu bệnh sẽ bị ngấm thuốc nhanh hơn, dễ chết hơn.

Phun thuốc khi cây mới bị sâu bệnh tấn công, trứng vừa nở thành sâu con là tốt nhất.

Để biết được thời điểm mới bị sâu thì đòi hỏi bà con phải thường xuyên kiểm tra thăm cây trồng để phát hiện bị sâu. Thực tế, khi cây mới bị sâu với mức độ, mật độ thưa thì hoàn toàn không cần phun thuốc mà có thể dựa vào thiên địch để diệt sâu hiệu quả. Chỉ khi cây bị nhiều sâu, mật độ dày thì mới cần dùng thuốc.

Thời điểm nên phun thuốc trừ sâu cho cây có thể là lúc sâu bệnh đang tấn công

Các loại cây trồng chỉ nên phun thuốc vào thời kỳ cây đang phát triển, không phun thuốc vào thời điểm sắp thu hoạch.

Khi cây chuẩn bị cho thu hoạch thì mọi loại thuốc phun lên đều chưa thể bị hòa tan tiêu biến hoàn toàn mà vẫn tồn đọng trong hoa, quả lá…rất nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc diệt sâu thì phải cách ly theo quy định nhà sản xuất nhằm đảm bảo thuốc đã bị tiêu hoàn toàn, an toàn cho người sử dụng.

Mọi loại thuốc và thời điểm dùng thuốc bà con nên dựa theo khuyến cáo của nhà sản xuất và tư vấn của kỹ thuật viên nông nghiệp.

Tuỳ vào thời điểm phát triển của cây trồng mà bà con xác định phun thuốc trừ sâu cho phù hợp

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nếu không phải là thuốc sinh học thì đều độc hại cho người sử dụng, nhất là người dùng, người phun trực tiếp động vào. Thành phần hóa học trong thuốc có thể dẫn đến ung thư, bệnh tật nặng, dị dạng ở người. Nếu nhẹ thì cũng bị bệnh ngoài ra. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn khi phun thuốc là tốt nhất.

Hiện nay, các đơn vị trồng cây nông nghiệp chuyên nghiệp đã đầu tư vào máy phun thuốc vô cùng hiện đại. Chỉ cần cho thuốc vào máy và bật chế độ thì máy sẽ phun hiệu quả hơn, diệt sâu bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, với nền nông nghiệp vẫn còn thiếu nguồn đầu tư như ở nước ta thì bà con vẫn còn tự phun thuốc là phổ biến. Lúc này cần đảm bảo các yếu tố an toàn khi phun thuốc. Cụ thể như sau:

Đồ bảo hộ gồm có quần áo không ngấm nước, thuốc, mũ nón bảo vệ đầu, găng tay, tất chân bịt kín và cả khẩu trang, mắt kính khi phun thuốc. Những đồ này nhằm giúp thuốc khi phun ra sẽ không bay ngấm vào người.

Hiện nay có nhiều loại bình phun thuốc khác nhau nhưng dùng bình phun thuốc bằng máy sẽ giảm được sức lực của người phun, thuốc phun được ra đều hơn. Nên kiểm tra bình cẩn thận, đảm bảo không rò rỉ khi đổ thuốc, nước vào.

Khi pha thuốc bà con phải đeo găng tay cẩn thận tránh để tay chạm vào thuốc. Pha đúng tỉ lệ của nhà sản xuất, không pha chung hay phối hợp với rượu hay dầu theo truyền tai nhau vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Bà con cần đảm bảo áp dụng đúng kỹ thuật pha thuốc trừ sâu an toàn

Khi phun thuốc bà con chú ý là phun xuôi theo chiều gió để giảm khả năng thuốc bay bám vào người khi phun.

Để đảm bảo an toàn cho người và môi trường thì bà con nên thu gom bao bì, vỏ lọ đựng thuốc trừ sâu bỏ vào nơi quy định. Không vứt bừa phứa xuống ruộng, ao kênh ngòi sông vì sẽ làm phát tán thuốc độc ra môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài tới nguồn đất, nước, sức khỏe con người và vật nuôi.

Chúng tôi mong rằng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ nắm rõ hơn kỹ thuật phun thuốc trừ sâu và thời điểm sử dụng phù hợp nhất. Cảm ơn bà con đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Mấy năm vừa qua nghe người ta nói nhiều đến việc không nên phun thuốc trừ sâu sớm để trừ sâu ăn lá ở giai đọan đầu của cây lúa. Vì ở giai đọan này sâu ăn lá không gây ảnh hưởng đến năng xuất của cây lúa. Ở chỗ chúng tôi có người tin, nhưng cũng có nhiều người tỏ ra còn lấn cấn chưa biết nên như thế nào. Đề nghị cho biết điều đó có đúng không? Tại sao lại như vậy?

Nguyễn Văn Bé Tư, và một số bà con

trồng lúa ở Long Thành [Đồng Nai]

Trả lời: Điều các bạn nghe nói là hòan tòan đúng đấy các bạn ạ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế [IRRI] thì việc dùng thuốc trừ sâu sớm để trừ sâu ăn lá ở giai đọan đầu của cây lúa [30 ngày sau khi cấy hoặc 40 ngày sau khi sạ] là không cần thiết, vì sâu ăn lá ở giai đọan này không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo nghiên cứu của tác gỉa Miyashita vào năm 1985 cho thấy số lá lúa bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra có thể lên đến 67% cũng không ảnh hửơng đến năng suất lúa. Còn theo kết qủa nghiên cứu của Gref vào năm 1991 thì  sâu cuốn lá nhỏ có thể lên đến 16 con / một bụi lúa  cũng chỉ có thể làm giảm 1% năng suất lúa. Theo họ sở dĩ  như vậy là do ở giai đọan đầu [từ khi gieo sạ đến đẻ nhánh] cây lúa có khả năng tự phục hồi bằng cách ra những lá mới, chồi mới để bù đắp những mất mát do sâu ăn lá gây ra đối với những lá, những chồi trước đó, từ đó chúng có thể giữ vững được năng suất. Ngòai ra các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng nếu dùng thuốc trừ sâu sớm [nhất là những lọai thuốc có phổ tác động rộng] thì ngoài con sâu thuốc còn tiêu diệt cả tập đòan thiên địch trên đồng ruộng, từ đó dễ làm bùng phát các dịch sâu rầy ở giai đọan sau, đặc biệt là rầy nâu. Đấy là chưa kể bà con còn tốm kém thêm tiền mua thuốc, thuê công phun xịt và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm nặng nề của chúng ta.   

Chính vì những lý do trên đây mà các nhà khoa học đã khuyên bà con nông dân không nên dùng thuốc trừ sâu sớm ở giai đọan đầu của cây lúa để bảo vệ “những người bạn tốt của nộng dân” tức bảo vệ tập đòan thiên địch trên đồng ruộng và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên việc khuyến cáo này không hề đơn giản vì bà con nông dân ở các nước trồng lúa nói chung và nông dân Việt nam nói riêng đã có tập qúan thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu ngay từ khi cây lúa mới mọc ra những lá đầu tiên. Vì thế để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật này cho nông dân Việt Nam, từ vụ lúa Đông Xuân 1991-1992 đến vụ Đông Xuân 1992-1993 Viện IRRI đã phối hợp với ngành Bảo vệ thực vật nước ta tổ chức  tập huấn hướng dẫn cho gần 100 nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL tham gia chương trình “Nông dân tham gia thí nghiệm” [FPR: Farmer Participatory  Research], bằng cách làm rất mới, đó là: với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trên chính mảnh ruộng của gia đình mỗi nông dân, chừa lại một diện tích khỏang 200 m2 [phần này gọi là ruộng thí nghiệp-RTN], ở phần RTN tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu  trong thời gian 30 ngay đầu sau khi cấy [ hoặc 40 ngày sau khi sạ]. Sau thời gian quy định trên bà con vẫn được phun thuốc trừ sâu bình thường như ở phần ruộng còn lại của nông dân [gọi là ruộng nông dân-RND]. Tất cả các biện pháp về kỹ thuật canh tác và chăm sóc khác  đều tiến hành giống nhau ở cả hai bên. [RTN và RND]. Cuối vụ, kết qủa tổng kết  trên gần 100 ruộng của  những nông dân tự nguyện tham gia chương trình FPR đã cho thấy: ở RND  số thuốc dùng trong mỗi vụ cao gấp 6 lần so với RTN, thế nhưng năng suất lúa ở RTN vẫn bằng RND. Như vậy trên ruộng không dùng thuốc trừ sâu sớm [RTN] đã giảm được khá nhiều chi phí so với ruộng sản xuất theo tập qúan cũ của nông dân [RND]. Ngòai ra còn bảo vệ được sức khỏe của người nông dân, do số lần phải đi phun xịt thuốc ít hơn, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được quần thể thiên địch trên ruộng lúa, từ đó giữ được cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, giảm nguy cơ bùng phát các dịch sâu rầy sau đó.

Như vậy “không dùng thuốc trừ sâu sớm” là một tiến bộ kỹ thuật  của ngành BVTV thế giới, đã được thử nghiệm thành công tại Việt Nam. Được sự tài trợ, giúp sức của Viện IRRI, sự giúp đỡ về tài chính của các địa phương, sau những thí nghiện trên diện rộng ở ĐBSCL, chúng ta đã mở rộng chương chình FPR “không phun thuốc trừ sâu sớm”  cho bà con nông dân ở vùng sâu và các vùng trọng điểm lúa trong cả nước. Với kết qủa có tính thuyết phục rất cao trong các thí nghiệm tự tay nông dân tiến hành trên chính mảnh ruộng của gia đình mình, đến nay bà con đã có xu hướng thay đổi dần tập qúan phun thuốc trừ sâu sớm và nhiều lần trong một vụ lúa của mình. Chính vì những lý do trên mà các cơ quan chuyên môn  trong những năm gần đây đã khuyến cáo bà con nông dân “không nên phun thuốc trừ sâu sớm ở giai đọan đầu của cây lúa” như các bạn đa õnghe./.


 

Video liên quan

Chủ Đề