Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy, biến động các yếu tố môi trường…, từ đó ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi trong ao. Tuy nhiên, việc xử lý rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm là không đơn giản và nếu xử lý không đúng cách cũng khiến tôm nuôi bị sốc, yếu dẫn đến phát bệnh. Do đó, bà con nông dân cần có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định môi trường ao tôm.

Trong nuôi tôm nước lợ, tình trạng các loại rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm, nhất là ao nuôi tôm quảng canh cải tiến như rong nhớt, rong đuôi chồn, rong mền… là rất phổ biến. Trong những ao nuôi tôm ít cải tạo, cải tạo không triệt để hay ao ô nhiễm do chứa nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp tình trạng rong đáy phát triển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mực nước ao nuôi quá thấp (dưới 0,8 m), tảo tàn làm cho nước ao trong khiến ánh sáng chiếu xuống nền đáy ao tạo điều kiện cho rong đáy phát triển mạnh.

Khi rong đáy xuất hiện trong ao tôm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, cạnh tranh dinh dưỡng  làm cho tảo khó phát triển, từ đó làm biến động các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ao nuôi tôm. Mặt khác, nếu rong đáy phát triển quá nhiều thì đến một giai đoạn nào đó rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời thì xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao.

Do đó, để tránh tình trạng rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm cần giữ mực nước cao trên 1m bằng cách bổ sung nước đã xử lý trong ao lắng, cải tạo ao nuôi kỹ trước vụ nuôi mới. Sau khi lấy nước, diệt tạp và diệt khuẩn nước ao cần dùng phân vô cơ, phân hữu cơ hoặc hỗn hợp cám gạo – bột cá theo một tỷ lệ nhất định để gây màu nước giúp tảo phát triển sao cho độ trong nằm trong khoảng 30-40cm để giúp các yếu tố môi trường luôn ổn định.

Trong trường hợp ao nuôi tôm đã có rong đáy phát triển thì không nên dùng các loại hóa chất như Sulphat đồng (CuSO4), BKC, Formol… để diệt rong như cách bà con nông dân thường làm. Bởi nếu dùng các loại hóa chất này diệt tảo chỉ có hiệu quả ngay lúc đó nhưng rong vẫn tiếp tục phát triển sau này. Hơn nửa, khi dùng hóa chất thì rong sẽ chết hàng loạt, bị phân hủy trong ao gây thối nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi nếu không có biện pháp xử lý tốt.

Để khắc phục được nhược điểm này thì phương pháp xử lý rong đáy hiệu quả nhất là dùng phương pháp cơ học. Đầu tiên dùng lưới viền chì kéo rong đáy ra khỏi ao và vớt rong còn sót nổi trên mặt nước để tránh rong phân hủy trong ao tôm. Ngày hôm sau thì tiến hành cấp nước đã xử lý từ ao lắng vào ao tôm đảm bảo mực nước trên 1m và gây lại màu nước để ngăn ánh sáng chiếu xuống tới đáy ao. Nếu duy trì được màu nước ao tôm thì rong đáy thiếu ánh sáng sẽ ngừng phát triển và từ từ tàn lụi. Trong quá trình xử lý rong cần chống sốc cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào thức ăn và sử dụng men vi sinh để xử lý nền đáy ao tôm.

Trường hợp phải cải tạo ao nuôi tôm cũ đã xuất hiện rong đáy trong vụ nuôi trước nhưng không thể phơi ao do thiếu nắng thì có thể ngăn chặn rong phát triển bằng cách lấy nước vào ao khoảng 5-10 cm rồi đánh BKC liều lượng 1ppm, hoặc Formol liều 5 ppm để diệt rong, sau 3 ngày xả bỏ nước đáy ao và tạt vôi nóng (CaO) khắp ao với liều 200-300kg/ha.

Hy vọng với một số kinh nghiệm xử lý rong đáy sẽ giúp bà con nuôi tôm quản lý được các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước, từ đó giúp môi trường ao nuôi ổn định, góp phần quan trọng vào thắng lợi của vụ tôm tới.

Theo , Sở NN&PTNT Tiền Giang, 04/10/2014

Vì người nuôi trồng thủy sản

Kinh nghiệm nuôi thủy sản

Rong đáy phát triển dưới ao nuôi tôm gây nên tình trạng thiếu oxy, biến động các yếu tố môi trường… từ đó gây ảnh hưởng đến tôm nuôi trong ao. Tuy nhiên, việc xử lý các loại rong đáy này không hề đơn giản và nguy hiểm hơn là nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến tôm bị sốc, yếu và dể nhiễm bệnh hơn. Chính vì vậy bà con nuôi tôm cần có cách xử lý phù hợp để ổn định được môi trường ao nuôi tôm.

Rong đáy ao là hiện tượng thường xuyên gặp phải trong quá trình thả nuôi tôm, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái ao nuôi cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi.
Rong đáy phát triển dưới ao nuôi tôm gây nên tình trạng thiếu oxy, biến động các yếu tố môi trường… từ đó gây ảnh hưởng đến tôm nuôi trong ao. Tuy nhiên, việc xử lý các loại rong đáy này không hề đơn giản và nguy hiểm hơn là nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến  tôm bị sốc, yếu và dể nhiễm bệnh hơn. Chính vì vậy bà con nuôi tôm cần có cách xử lý phù hợp để ổn định được môi trường ao nuôi tôm.
Các loại rong phổ biến thường gặp trong nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là mô hình nuôi quảng canh cải tiến đó là: rong nhớt, rong đuôi chồn, rong mền,…

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

hình: Rong đuôi chồn 

Nguyên nhân khiến ao tôm xuất hiện các loại rong đáy này là:

  • Do quá trình cải tạo ao chưa được xử lý kĩ, bùn bã hữu cơ tồn đọng nhiều.
  • Mực nước ao thấp  < 0,8 mét.
  • Tảo tàn, nước trong làm cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đáy ao, tạo điều kiện thích hợp cho rong phát triển mạnh mẽ.

Rong đáy xuất hiện làm biến động môi trường ao nuôi như sau:

  • Hấp thụ oxy gây nên tình trạng thiếu oxy  hòa tan trong ao nuôi tôm.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, bắt mồi của tôm.
  • Cạnh tranh dinh dưỡng làm tảo khó phát triển từ đó làm biến động các yếu tố lý, hóa trong nước ao nuôi.
  • Mặt khác, nếu rong đáy phát triển quá nhiều thì đến một giai đoạn nào đó rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời thì xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao.

Để xử lý được rong đáy hiệu quả bà con nên áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Một lưu ý đầu tiên là Không sử dụng hóa chất diệt rong vì dùng hóa chất khiến rong sẽ chết hàng loạt, bị phân hủy trong ao gây thối nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi nếu không có biện pháp xử lý tốt. không những vậy nếu dùng quá lều có thể gây chết tôm.
  • Nên Dùng lưới kéo bớt rong ra khỏi ao
  • Dùng vợt vớt xác rong chết ở cuối góc ao
  • Sử dụng men vi sinh SL BZT
  • để hạn chế sự phát triển của rong rêu.
  • Bổ sung thêm nước đã xử lý ở ao lắng sang để nâng cao mực nước lên >1m.
  • Gây lại màu nước tạo màng che phủ, ngăn cản sự chiếu sáng tới đáy ao. Nếu duy trì được màu nước ao tôm thì rong đáy thiếu ánh sáng sẽ ngừng phát triển và từ từ tàn lụi.
  • Bổ sung thêm VTM C vào thức ăn cho tôm ăn để tăng cường sức đề kháng.

Facebook

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Tin tức mới

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Thời gian này là thời gian trọng điểm cho các vụ tôm tại nhiều địa phương trên cả nước, tuy ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Bệnh phân trắng diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Việc sử dụng thảo dược trong nuôi tôm ngày càng được phổ biến nhiều hơn bởi tính thiết thực và ...

Sản phẩm mới

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

– Bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm chuyển hóa tốt ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

– Chữa bệnh sưng gan, phù nề gan thận, nhiễm độc tố ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

- Xử lý nước ao nuôi tôm, trại giống tôm, xử lý ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

– Xử lý pH giao động lớn, khí độc nhiều, tảo dày, ...

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

– Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh ...

Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111

Cách xử lý rong nhớt trong ao nuôi tôm

Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA

ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677

Email:

Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013