Cách xử lý khi bị H2SO4 đặc đây vào tay

Khi chẳng may bị dính axit vào da, cần biết cách xử lý đúng để kịp thời cứu chữa và điều trị.

Gần đây trong xã hội hay xuất hiện hình thức tấn công người bằng cách tạt axit khiến nạn nhân, đa số là phụ nữ và trẻ em, bị bất ngờ, không né tránh kịp thời, dẫn đến bỏng nặng, thương tật vĩnh viễn và hủy hoại nhan sắc.

Cuộc sống của những người bị tạt axit sẽ bị hủy hoại. [Ảnh: Internet]

Có 3 loại axit thông dụng nhất hiện nay là axit nitric [HNO3], axit hydrochloric/clohydric [HCl] và axit sulfuric [H2SO4]. Khi dính vào da thịt, chúng sẽ gây ra những tác hại vô cùng đáng sợ. Da thịt bị ăn mòn, có khi ăn mòn đến xương, trường hợp nặng có thể ăn vào xương. Nếu axit dính vào mắt sẽ gây mù vĩnh viễn.

Nạn nhân thường bị chấn động về mặt tâm lí, hủy hoại thân thể và khiến họ không thể hòa nhập với xã hội. Phụ nữ bị tạt axit thậm chí còn đáng sợ hơn. Ngoài việc nhan sắc bị hủy hoại, họ còn rất khó tìm việc làm và lấy chồng.

Chính vì thế, khi bị axit dính vào da, cần xử lí tình huống ngay để vết thương không ăn sâu và lan rộng thêm nữa.

Nếu axit bám vào áo quần thì cần cởi áo quần ra ngay lập tức, không để phần áo quần dính axit tiếp xúc với da. Nếu áo quần đã bị tan chảy và dính vào da thì không được cởi vì nó sẽ làm lột da, gây đau đớn, khó khăn trong việc điều trị và hồi phục. Dùng găng tay hoặc vải sạch khi xử lý tình huống, không để da tiếp xúc trực tiếp với axit.

Rửa sạch vùng da bị dính axit dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút trở lên, làm sao để nước dội axit ra khỏi phần da bị bỏng và không chảy hay dính vào các vùng da khác. Nước không nên lạnh quá, vừa đủ mát để làm dịu dùng da bị bỏng.

Nếu axit dính vào mắt, cũng hứng rửa mắt dưới vòi nước chảy trong ít nhất 30 phút. Nếu chỉ một mắt bị dính, cần cẩn thận không để axit chảy vào mắt còn lại hay dính vào mũi, miệng và các phần thân thể khác. Cách tốt nhất là nghiêng đầu qua một bên để axit và nước chảy ra ngoài ở bên thái dương.

Sau khi rửa sạch axit ở mắt, cần chườm đá lạnh vào mắt để làm giảm tác hại của axit cũng như giảm đau.

Nếu hít phải axit, nhẹ thì có thể gây khó chịu ở mũi và cổ, gây ho, bỏng và hẹp đường hô hấp, khó thở. Nặng thì có thể gây phù phổi, tắc thở. Cần để bệnh nhân nằm ngửa và làm thông đường thở.

Nếu nuốt axit vào bụng, tình huống có thể rất phức tạp, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, ói mửa, bỏng miệng và họng, đau bụng dữ dội vì chảy máu trong và các nội tạng bị hủy hoại. Nếu nặng có thể tử vong trong vòng 90 phút.

Trong tình huống này cần uống thật nhiều nước hoặc sữa tươi để làm loãng axit trong bụng và giảm đau. Đừng cố gắng nôn ra ngoài. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, cần cho uống 100-200ml nước hoặc sữa, đối với trẻ nhỏ không cho uống hơn 100ml.

Ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu trong thời gian rửa axit hoặc chăm sóc nạn nhân. [Ảnh: Wiki How]

Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị vết bỏng bởi axit thì phải làm sao? Hello Bacsi sẽ mách bạn cách sơ cứu khi bị bỏng axit ngay sau đây!

Ngày nay, nhiều vụ việc về tấn công bằng axit đang gây ra nỗi sợ hãi đối với mọi người. Tuy nhiên, không chỉ axit mà các hóa chất trong nhà bạn như chất tẩy rửa cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cho chính bạn và người thân.

Bỏng hóa chất đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức vì hóa chất không chỉ gây hại cho lớp da bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến phần thịt bên trong cơ thể bạn. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cách sơ cứu khi bị bỏng axit và hóa chất bằng các bước sau đây nhé!

Bước 1: Sơ cứu bỏng axit: Tự bảo vệ mình khỏi vết bỏng bởi axit và các hóa chất khác

Trước khi cấp cứu cho người khác, bạn phải chủ động bảo vệ mình để tránh hóa chất lây lan và làm bỏng chính bạn bằng cách mang găng tay, kính bảo hộ hoặc tạp dề nếu có. Đồng thời tránh để hở vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất.

Bước 2: Cách sơ cứu khi bị bỏng axit: Rửa sạch và làm dịu vùng bị bỏng

  • Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút cho đến khi có người đến giúp đỡ. Bạn nên chú ý không xịt trực tiếp bằng vòi nước mạnh, vì sẽ làm vết thương nặng hơn.
  • Không để nước lan đến các phần khác của cơ thể.
  • Trước khi rửa nước, bạn hãy cởi bỏ mọi trang sức kim loại trừ khi nó dính quá chặt vào cơ thể.
  • Sau khi làm dịu vết bỏng axit, bạn hãy đọc và làm theo hướng dẫn sơ cứu trên bao bì của hóa chất đó nếu có.
  • Không bôi thuốc mỡ, thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào bạn cho là sẽ trung hòa được vết bỏng nhằm tránh nguy cơ gây thêm phản ứng hóa học có hại cho bạn.

Bạn nên lưu ý một số ít chất độc hóa học không nên rửa bằng nước ngay lập tức như vôi, phenol và các kim loại nguyên tố khô [ví dụ như natri, kali, oxit canxi, magiê, phốt pho] vì sẽ làm tình trạng nặng hơn.

Bạn nên dùng bàn chải để lấy vôi khô ra khỏi da trước khi làm dịu bằng nước. Các nguyên tố kim loại cũng phản ứng tạo ra các chất độc hại khi tiếp xúc với nước, ví dụ như natri, kali, magiê, phốt pho, lithium, cesium và titan tetraclorua.

Bước 3: Sơ cứu bỏng do axit: Che khu vực bị bỏng lại

Bạn có thể dùng một miếng gạc vô trùng quấn quanh khu vực bị bỏng. Nếu không có gạc, bạn hãy dùng một miếng vải khô và sạch để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương.

Bạn nên lưu ý, đây chỉ là các bước sơ cứu cần thực hiện ngay lập tức. Bạn hãy nhanh chóng liên lạc với số điện thoại cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Bạn có thể quan tâm các bài viết liên quan sau đây:

  • Mối nguy từ phỏng do hóa chất
  • Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt
  • Bạn đã biết hội chứng bỏng rát miệng là gì

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gần đây, xảy ra nhiều vụ tạt axit gây hậu quả đau lòng. Vậy, cần phải làm gì nếu không may bị bỏng axit?


Bỏng axit để lại di chứng nặng nề

Cơ chế tàn phá

BS Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Bỏng của Bệnh viện Chợ Rẫy [TP.HCM] cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận vài chục trường hợp bỏng liên quan đến axit, trong số đó không ít người tử vong hoặc mang sẹo biến dạng suốt đời.

Có rất nhiều loại axit, thông thường, có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric [H2SO4], axit nitric [HNO3] và axit clohidric [HCl]. Đây đều là các axit có tính oxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc, nó sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng nếu tiếp xúc trực tiếp qua da. 

Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể. Khi bị axit dính vào chưa đầy 5 giây người bệnh có thể bị bỏng nặng.

Vì vậy nếu không được sơ cứu kịp thời, axit sẽ tiếp tục làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị đốt cháy hay biến dạng. Lúc này, việc ăn uống, sinh hoạt trở nên vô cùng khó khăn. Nếu axit bị bắn trực tiếp vào mắt thì sẽ gây bỏng võng mạc, nguy cơ mù lòa của nạn nhân là rất cao.

Cách sơ cứu

Có thể vì bất cẩn hoặc lý do không may nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng bỏng axit, bỏng hóa chất. Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.

Nếu hóa chất gây bỏng da gây tổn thương nặng, hãy làm theo các bước sau:

Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa. Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da. Các vùng hoá chất hoặc axit chỉ mới bám vào quần áo thì cần nhẹ nhàng cắt bỏ.

Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không. Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

Đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay.

Việc cần tránh trong sơ cứu

Không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng. Vì như thế đau đớn, làm lột phần da thịt theo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng do đó việc rửa sạch vết thương cần thực hiện dưới dạng vòi nước không ngâm trực tiếp trong nước.

Không được sử dụng đá chườm lên vết thương. Nó có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép do đang ở trạng thái nhiệt độ mô quá nóng giờ chuyển sang lạnh đột ngột.

Không sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương.

Không bóp hay làm vỡ các bong bóng nước vì sẽ làm tăng nhiễm trùng cho người bị bỏng.

Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng kể cả xà phòng bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đặc biệt không được dùng trà hoặc sút để chế vào vết bỏng vì nhiều người hay lầm tưởng các chất này trung hoà axit, khi chế vào sẽ gây ra nhiều phản ứng hoá học khiến bệnh nhân phỏng nặng thêm.

Xử trí trong trường hợp axit bắn vào mắt

Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt sẽ khá nguy hiểm, đặc biệt gây đau đớn và hoảng loạn cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn.

Tuyệt đối không được dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt dẫn đến tăng nguy cơ mù loà.

Không cho bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa vào mắt. Tốt nhất hãy đến vòi nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ nhẹ liên tục trong thời gian ít nhất là 15 phút, sau đó chuyển đến bệnh viện gần nhất.

Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

Nếu bạn hoặc người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra ngay.

Video liên quan

Chủ Đề