Hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập

Mục lục bài viết

  • 1.Hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
  • 2. Các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh?
  • 3.Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
  • 4.Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh
  • 5.Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh

Cơ sở pháp lý:

- Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;

- Nghị định 151/2017/NĐ-CP;

1.Hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

a] Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 29 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

b] Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;

c] Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Việc hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;

Đối với việc hình thành tài sản công quytừ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a] Có đề án liên doanh, liên kết, phương án vay vốn, huy động vốn và hoàn trả vốn được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

b] Đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm trả nợ và các chi phí khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết.

2. Các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh?

Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

- Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nướcgiaonhưng chưa sử dụng hết công suất;

- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

Điều 45 Nghị định 151/2017/NĐ-CP:

Điều 45. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh

1. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định chi tiết như sau:

a] Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất là những tài sản được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đúng quy định của pháp luật nhưng chưa sử dụng hết công suất mà không thể áp dụng hình thức thu hồi, điều chuyển;

b] Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

...

3.Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh

Điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy địnhvề đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục kinh doanh như sau:

Điều 44. Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo Mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tài sản có giá trị lớn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với loại tài sản và chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

3. Đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê:

a] Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên [nếu có] xem xét, gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], Sở Tài chính [đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý];

b] Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính xem xét, cho ý kiến thẩm định về: Sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện;

c] Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công phê duyệt. Riêng đối với đề án sử dụng tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ [đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý], Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp [đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý] trước khi phê duyệt.

4. Đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết:

a] Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên [nếu có] xem xét, gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], Sở Tài chính [đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý];

b] Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, báo cáo bộ, cơ quan trung ương để lấy ý kiến Bộ Tài chính; Sở Tài chính xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết;

c] Hồ sơ gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm:

- Văn bản đề nghị kèm theo ý kiến đề xuất của bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính về đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản chính;

- Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản;

- Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị: 01 bản sao;

- Các hồ sơ có liên quan khác [nếu có]: 01 bản sao;

d] Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện;

đ] Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý] chỉ đạo đơn vị có đề án nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý] trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

e] Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án hoàn thiện của đơn vị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý] quyết định phê duyệt đề án theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp đơn vị trong trường hợp không thống nhất với đề án. Riêng đối với đề án sử dụng tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt.

4.Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh

Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh được quy định như sau:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt đề án đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;

- Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án đối với tài sản không thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định cụ thể việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh.

5.Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh

Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động [nếu có], thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề