Cách trị ra mồ hôi tay chân ở trẻ em

Câu hỏi:

Tôi có con trai 12 tuổi cháu thường xuyên bị ra mồ hôi ở tay và ở chân, rất ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhất là khi đi học cầm bút, vở viết mồ hôi ra ướt hết giấy, đặc biệt cháu cảm thấy mặc cảm khi bị các bạn để ý vì điều này. Trường hợp của cháu nếu bị lâu dài có nguy hiểm đến sức khỏe?

[Nguyễn Văn Khoát – Ninh Bình]

Trả lời – mồ hôi nhiều ở trẻ em 

Mồ hôi nhiều ở trẻ em là hiện tượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn nhu cầu sinh lý của cơ thể trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường. Ở những người bị mắc bệnh tăng tiết mồ hôi ngay cả trong những ngày mùa đông giá rét mồ hôi vẫn chảy ra khiến người bệnh luôn có cảm giác rất lạnh.

Theo tây y tăng tiết mồ hôi là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng giải phóng Acetylcholin, một chất dẫn truyền thần kinh trung ương kích thích bài tiết mồ hôi. Do đó những người bị mắc bệnh tăng tiết mồ hôi thường hay có xúc cảm mạnh, kèm theo cảm giác hồi hộp, lo âu khi đứng trước một công việc hệ trọng như: thi cử, phỏng vấn, gặp gỡ, hay mặc cảm cá nhân và đặc biệt rất ngại giao tiếp

Theo đông y, chứng mồ hôi chảy ra đầm đìa thuộc chứng bệnh hãn. Mồ hôi chảy ra vào ban ngày gọi là tự hãn, mồ hôi ra vào ban đêm gọi là đạo hãn. Nguyên nhân là do dương khí hư, làm cho chất dịch trong cơ thể [mồ hôi] xuất tiết ra ngoài mà không ngăn lại được, bệnh lâu ngày dẫn đến âm hư, tân dịch hao tổn.

Bệnh tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt…người bệnh như: luôn cảm thấy mệt mỏi, khát do cơ thể bị mất nước, cảm giác hồi hộp, lo âu, gây mất vệ sinh cá nhân, đây là môi trường cho một số loại vi khuẩn có hại hoạt động gây nên các biến chứng như viêm da, bong da…bên cạnh đó hằng ngày bệnh nhân phải đối mặt với những khó khăn trong thao tác công việc, chơi thể thao, điều khiển ô tô, xe máy, ngại không dám bắt tay hạn chế giao tiếp xã hội … do hai bàn tay luôn trơn, ướt và lạnh.

Khi bị bệnh tăng tiết mồ hôi một lời khuyên hữu ích đối với các bệnh nhân là cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tăng cường giao tiếp, xóa bỏ những mặc cảm cá nhân. Ngoài ra vệ sinh cá nhân thường xuyên, mặc quần áo thoáng rộng, uống nhiều nước, ăn một số thực phẩm có lợi như: gạo nếp, bí đao, đậu đen…kết hợp với một số phương pháp như: ngâm chân trong nước muối nóng, day bấm huyệt, châm cứu….

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không quan tâm và có những cách để xử lý trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân thì chúng có thể biến chứng nặng hơn. Như vậy sẽ dẫn đến một vài bệnh lý cũng như sau này khiến cho con mất tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm:

  • Tổng hợp các mẹo chăm sóc da cho bé
  • 6 cách dỗ trẻ ngủ hiệu quả bất ngờ
Mẹo cách xử lí trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ra mồ hôi tay và chân. Hầu hết chúng sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, cũng phải để ý và tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh hợp lý.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc trẻ em ra nhiều mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh này ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và đường dẫn khí bị tắc nghẽn. Như vậy, quá trình đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên.

Nguyên nhân thứ hai là do trẻ bị bệnh phong thấp. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mồ hôi tay chân còn là biểu hiện của trẻ mắc phải bệnh còi xương hoặc bị lao.

Cũng có thể việc đổ mồ hôi chân tay là do trẻ có sự thay đổi về mặt cảm xúc, do thời tiết hoặc trẻ hoạt động mạnh. Trong nhà có người bị ra nhiều mồ hôi cung khiến trẻ dễ mắc phải hơn.

2. Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở tay chân có nguy hiểm không?

Việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân quá nhiều có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân cùng với tay chân lạnh thì không phải là biểu hiện bệnh lý nên cha mẹ có thể yên tâm.

Còn nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân liên tục kèm theo các triệu chứng khác nữa. Ví dụ như: rụng tóc, trẻ ngủ thường xuyên bị giật mình thì cha mẹ cần phải chú ý. Lúc này, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác và điều trị.

Việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Xem thêm: 15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

3. Cách điều trị việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân mẹ hãy nghe ý kiến của các bác sĩ nhi khoa có chuyên môn từ đấy sẽ có được phương pháp điều trị khoa học nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo một số cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh sau đây:

3.1. Dùng trà đen

Dùng trà đen hỗ trợ điều trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trà đen có chứa axit tannic với tác dụng ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi chân, tay ở trẻ sơ sinh. Chúng giúp se khít lỗ chân lông, ngăn mồ hôi ra nhiều cũng như hỗ trợ việc điều hòa tuyến mồ hôi. Mẹ có thể dùng 2 cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh sau:

  • Cách 1: Hãm 3 đến 4 túi trà đen với nước ấm sau đó ngâm tay, chân cho con trong thời gian từ 15 đến 30 phút.
  • Cách 2: Cho túi trà đen đã hãm vào lòng bàn tay, bàn chân của con khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó bỏ đi và rửa sạch tay chân.

3.2. Dùng nước cà chua

Dùng nước cà chua giúp hạn chế tiết mồ hôi tay chân ở trẻ

Trẻ bị ra mồ hôi tay chân mẹ cũng có thể dùng nước cà chua để hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra. Đồng thời làm mát và mềm mịn da cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Cắt cà chua thành lát mỏng và thoa nhẹ lên lòng bàn chân, tay của é trong 15 phút. Sau đó rửa sạch tay chân cho con. Ngày thực hiện 1 đến 2 lần.
  • Cách 2: Dùng 1 đến 2 quả cà chua bỏ hạt và ép lấy nước. Sau đó lấy nước thoa lên tay, chân của con 15 phút và rửa sạch.

3.3. Trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Lá lốt cũng được sử dụng để giúp chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Mẹ chỉ cần nhổ cây lá lốt, rửa sạch và đun nước sôi khoảng 15 phút. Đợi cho nước nóng vừa phải và dùng tấm lưới phủ lên nồi. Sau đó ngâm tay chân cho con khoảng 30 phút. Nên dùng 1 lần/ngày và chú ý nhiệt độ để con không bị bỏng.

3.4. Sử dụng muối để xử lý việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Sử dụng muối để xử lý việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Mẹ hãy pha nước muối theo tỷ lệ: 1 thìa muối hạt, 1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và sau đó ngâm tay, chân cho con trong 15 phút.

3.5. Dùng cồn y tế

Dùng cồn y tế giúp hạn chế đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh

Cồn y tế sẽ giúp hạn chế tiết mồ hôi ở trẻ cũng như thu nhỏ lỗ chân lông. Mẹ chỉ cần dùng bông gòn thấm cồn y tế và lau lên tay chân cho con. Tuy nhiên, biện pháp này cần được sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.6. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie, vitamin B

Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie, vitamin B

Vitamin B giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Magie hạn chế đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm sau: đậu phụ, trứng, bơ, chuối, hạnh nhân… Hạn chế thịt bò, bông cải xanh, gan…

4. Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân

Nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân, hãy ghi nhớ những cách chăm sóc sau:

  • Hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt.
  • Không dùng phấn rôm và chất khử mùi cho con.
  • Thường xuyên lau mồ hôi tay chân cho con.
  • Chú ý quan sát, nếu có sự bất thường cần đứa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức.

Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân sẽ gây ra nhiều phiền toái cho con sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý và để giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Video liên quan

Chủ Đề