Cách thức biến đổi của chất là gì

[Last Updated On: 08/12/2021]

Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là qui luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo qui luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau,… Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp lại lặp đi trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

1. Khái niệm chất, lượng

Trong phép biện chứng, khái niệm chất dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

Như vậy, tạo thành chất của sự vật chính là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.

Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tó cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.

Khác với khái niệm chất, khái niệm lượng dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, qui mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng của cụ thể của sự vật.

Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật chỉ có ý nghĩa tương đối; có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.

2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ

Khái niệm độ chỉ tính qui định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác…

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật. Trong thế giới, luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút liên tục, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”

Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, qui mô. Trình độ, nhịp độ của sự vận động và phát triển của sự vật.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sụ thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

– Vì bất kỳ sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính qui định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, cho nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.

– Vì những thay đổi về lượng của sự vật có khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ chuyển hóa thành những thay đổi về chất và ngược lại, cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.

– Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, cho nên trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu qui luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, do đó, cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp qui luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất; hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.

– Hình thức bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Đây là một câu hỏi khá phổ biến trong triết học Mác – Lênin. Hãy để GiaiNgo giúp bạn giải quyết câu hỏi này nhé!

Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau. Nhưng chúng lại có sự tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay thôi nào.

Sự khác nhau giữa chất và lượng

Đầu tiên, để tìm hiểu về sự khác nhau giữa chất và lượng chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của chúng.

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Nhờ đó ta có thể phân biệt chất này với chất khác.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Thuộc tính của lượng chỉ về qui mô, số lượng, trọng lượng, vận tốc… của sự vật, hiện tượng. Còn thuộc tính của chất là sự tiêu biểu của chất đó. Chúng ta có thể dựa vào thuộc tính này để phận biệt với sự vật, hiện tượng khác.

Lượng sẽ biến đổi trước một cách từ từ. Sau khi lượng biến đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của chất. Chất sẽ biến đổi sau lượng và biến đổi một cách nhanh chóng.

Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.

Khi có sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Trạng thái chất của sự vật và hiện tượng sẽ thay đổi. Nhưng chất của sự vật và hiện tượng sẽ từ từ thay đổi vì chất mang tính ổn định tương đối.

Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ.

Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục. Đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng. Lúc này, chất sẽ biến đổi tạo thành chất mới.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Ví dụ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

  • Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 00C đến 10830C chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Khi nhiệt độ đến mức 10830C thì chất thay đổi. Khi này đồng sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • Nước sôi ở 1000C, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn. Khi chưa đạt 1000C, nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 1000C, nước sẽ chuyển sang thể khí. Lúc này, bắt đầu có sự dãn nở, nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn. Các phần tử nước chuyển động nhanh hơn.

Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

Lượng và chất luôn tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi. Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất định thì chất vẫn chưa thể thay đổi.

Ví dụ:

  • Khi lên đại học chương trình học sẽ nặng hơn so với chương trình học lúc phổ thông. Kiến thức sâu rộng hơn đòi hỏi sinh viên đại học phải nghiên cứu, tu duy nhiều hơn.
  • Trong môi trường đại học, đa số thầy cô sẽ dạy theo phương pháp hướng dẫn sơ bộ, sinh viên tự tìm tòi nghiên cứu. Dưới giảng đường là hàng trăm học sinh nên các giáo viên không thể quan tâm đến hết được. Vì vậy, sinh viên phải tự giác, siêng năng, chăm chỉ hơn.
  • Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
  • Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.

­Vận dụng Quy luật lượng – chất vào cuộc sống thực tiễn

Quy luật lượng – chất một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin. Vậy, chúng ta cần phải vận dụng Quy luật này sao cho phù hợp với thực tiễn.

  • Muốn biến đổi về chất cần tìm cách để phần lượng biến đổi đến điểm mút. Nếu không muốn chất của sự vật, hiện tượng biến đổi thì phải kiểm soát lượng trong giới hạn độ.

Ví dụ: nước bắt đầu đóng băng ở nhiệt độ O0C. Do đó, để nước biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn thì chúng ta phải giảm nhiệt độ xuống mức O0C.

  • Khi lượng đã được tích lũy đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy phù hợp. Linh hoạt các hình thức bước nhảy khác nhau sao cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Trong quá trình ôn thi Đại học, chúng ta đã tích lũy một lượng kiến thức để đạt được kết quả thi tốt nhất. Tuy nhiên, kiến thức tốt thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải có phương pháp làm bài hợp lý, phân bố thời gian làm bài cho các câu, thái độ bình tĩnh khi làm bài,…

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Thế là, chúng ta đã cùng nhau trả lời được câu hỏi khá mệt não trong triết học Mác – Lênin rồi đấy. Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề