Cách nhận biết công thức hóa học của muối

Công thức hóa học của muối ăn là gì? muối hóa học là gì? hãy cùng tìm hiểu về những công thức của muối trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay : Công thức hóa học của đường Saccarose, Glucose, Fructose là gì?

– Muối có từ trong biển nước mặn [biển chứa muối]. Chính vì thế mà người ta đã chưng cất nước biển trong các ruộng muối để chúng bay hơi và muối sẽ đọng lại.

– Vậy thì sau đây hãy cùng tìm hiểu về những công thức hóa học của muối ăn và muối hóa học nhé.

Muối ăn là gì?

– Clorua natri, còn gọi là natri clorua, muối ăn, muối, muối mỏ, hay halua, là hợp chất hóa học với công thức hóa học NaCl. Clorua natri là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và của chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào.

– Là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm.

Thông tin chi tiết

  • Công thức: NaCl
  • Điểm nóng chảy: 801 °C
  • ID IUPAC: Sodium chloride
  • Mật độ: 2,16 g/cm³
  • Khối lượng phân tử: 58,44 g/mol
  • Phân loại: Muối
  • Có thể hòa tan trong: Nước, Amoniac, Methanol, Glyxêrin, Axit formic, Propylene Glycol, Formamid

Xem ngay : Tính chất và công thức hóa học của rượu là gì? Etanol là gì?

Tính chất của muối ăn

  • Cấu trúc phân tử: Dạng tinh thể.
  • Vị: mặn.
  • Mùi: Không mùi.
  • Màu: Không màu hoặc màu trắng.
  • Khả năng hòa tan: Tan hoàn toàn trong nước.
  • Dạng tồn tại: Rắn, lỏng.

Công dụng của muối ăn

– Muối ăn không chỉ dùng để ăn mà còn dùng cho các việc khác trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành hóa chất:

2NaCl + 2H2O [điện phân dung dịch có màng ngăn]-> 2NaOH + H2 + Cl2

  • NaOH dùng làm điều chế xà phòng, công nghiệp giấy. H2 làm nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất axit. Cl2 sản xuất chất dẻo, chất diệt trùng và sản xuất HCl

NaCl [điện phân nóng chảy] -> Na + 1/2Cl2

  • Na điều chế hợp kim, chất trao đổi nhiệt,chất tẩy rửa

2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O

  • NaClO là chất sản xuất tẩy rửa, diệt trùng

NaClO + H2O + CO2 -> NaHCO3 + HClO

  • NaHCO3 dùng để sản xuất thủy tinh, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp.

Xem ngay : Tính chất hóa học và tính chất vật lý của Oxi

Muối hóa học là gì?

– Muối hóa học là tên gọi chung của rất nhiều loại muối khác nhau, được chia làm 3 nhóm là muối axit, muối bazơ và muối trung hòa. Một số công thức muối hóa học thường gặp như: CaCO3, MgCl2, CuSO4, Na2CO3…

Tính chất của muối hóa học

– Tính chất hóa học chung của các loại muối hóa học phải kể đến là khả năng làm đổi màu chất chỉ thị: giấy quỳ tím.

  • Muối axit [cation kim loại yếu kết hợp với anion axit mạnh]: Giấy quỳ đổi từ màu tím thành màu đỏ.
  • Muối bazơ [cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit yếu]: Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu xanh.
  • Muối trung hòa [cation kim loại mạnh kết hợp với anion axit mạnh]: Giấy quỳ không chuyển màu.

Còn phải tùy vào mỗi loại muối cụ thể để có những tính chất riêng cũng như có những ứng dụng khác nhau trong đời sống và sản xuất.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Muối là phần kiến thức đóng vai trò quan trọng trong chương trình hóa vô cơ lớp 11. Chỉ khi nắm rõ các kiến thức liên quan đến muối, các em học sinh mới có thể dễ dàng giải quyết những dạng bài tập liên quan đến dung dịch điện li, nhận biết các chất hay loại bài tập chuỗi phản ứng hóa học. Các em hãy cùng Team Marathon Education tìm hiểu về tính chất hóa học của muối qua bài viết bên dưới đây nhé.

Khái quát về muối

Muối là gì?

Muối là gì? [Nguồn: Internet]

Khi nhắc đến muối, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến muối ăn trong bữa ăn hằng ngày. Công thức hóa học của gia vị này là NaCl [Natri Clorua].

Tuy nhiên, ở khía cạnh hóa học, muối còn có nhiều “biến thể” khác nhau. Muối thường được tạo thành từ một hoặc nhiều nguyên tử kim loại [Cu, Al, Mg,…] hay cation NH4+ liên kết với một hoặc nhiều gốc axit khác nhau [SO42-, Cl–, PO43-,…].

Thành phần hóa học của muối

Thành phần hóa học của muối [Nguồn: Internet]

Muối là danh từ chỉ chung cho những hợp chất hóa học gồm có 2 thành phần chính là nguyên tử kim loại hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với gốc axit. Vì thành phần khác nhau nên tên gọi của các loại muối cũng có sự khác biệt. Các em học sinh cần phân biệt được thành phần và xác định đúng tên gọi các hợp chất muối.

Công thức gọi tên các loại muối:

Tên muối = Tên kim loại [kèm theo hóa trị nếu kim loại thuộc dạng có nhiều hóa trị] + Tên gốc axit

Tên gọi của những gốc axit thông dụng:

  • –Cl: clorua
  • =S: sunfua
  • =SO3: sunfit
  • =SO4: sunfat
  • =CO3: cacbonat
  • ≡PO4: photphat

Một số ví dụ cụ thể:

  • Fe[NO3]3: sắt [III] nitrat
  • Na2SO4: natri sunfat
  • Mg[NO3]2: magie nitrat

Phân loại muối

Dựa theo thành phần hóa học, có thể chia muối thành 2 loại cụ thể như sau:

  • Muối trung hòa: Gốc axit của loại muối này không chứa nguyên tử H có thể thay thế được bằng nguyên tử kim loại. Điển hình là một số loại muối như Na2CO3, CaCO3,…
  • Muối axit: Trong gốc axit cấu tạo nên muối vẫn còn tồn tại nguyên tử H chưa được thay thế bằng kim loại. Ví dụ như NaHSO4, K2HPO4,…

Lưu ý: Ở muối axit, hóa trị của gốc axit sẽ trùng với số nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. 

Tính chất hóa học của muối

Sau khi đã nắm vững các lý thuyết trên, hãy đi sâu vào phần tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới

Một trong những tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại. Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tạo thành kết quả như trên lý thuyết. 

Phản ứng chỉ xảy ra trong điều kiện kim loại tham gia [trừ các kim loại tan trong nước như Na, K, Ba, Ca, Li] mạnh hơn kim loại trong hợp chất muối. Một số ví dụ cụ thể như:

  Liên Kết Ion Là Gì? Sự Hình Thành Liên Kết Ion Như Thế Nào?

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag↓

Để xác định tính mạnh yếu của kim loại, áp dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại dưới đây:

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

>>> Xem thêm: Khái Quát Về Kim Loại Và Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại

Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới

Muối còn có thể tác dụng với dung dịch axit. Tương tự như khi tác dụng với kim loại, axit mới tạo thành phải yếu hơn axit tham gia. Đồng thời, muối mới cũng không tan trong axit tạo thành.

Công thức chung để viết phương trình hóa học: muối + axit → muối mới + axit mới

Ví dụ cụ thể như sau:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

>>> Xem thêm: Axit Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Axit

Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Một tính chất hóa học của muối khác là khả năng phản ứng với dung dịch bazơ [các bazơ tan] để tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ:

Na2CO3 + Ba[OH]2 → 2NaOH + BaCO3↓

NaOH + FeSO4 → Fe[OH]2 + Na2SO4

>>> Xem thêm: Bazơ Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Bazơ

Tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới

Muối có khả năng tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 loại muối mới [sản phẩm có thể là dung dịch muối hoặc kết tủa muối]. Điều kiện để phản ứng xảy ra:

  • Muối tham gia phải tan.
  • Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa.

 Ví dụ:

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi của muối [Nguồn: Internet]

Ngoài các tính chất hóa học của muối trên, muối còn có 2 loại phản ứng thường gặp khi giải bài tập:

  • Phản ứng trao đổi: 2 hợp chất tham gia phản ứng sẽ trao đổi các thành phần hóa học với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra với điều kiện sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc chất kết tủa.

Lưu ý: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố tham gia luôn được giữ cố định.

Ví dụ cụ thể về phản ứng trao đổi: 

K2SO4 + NaOH → phản ứng không xảy ra

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

  • Phản ứng trung hòa: Phản ứng này thường xảy ra giữa axit – bazơ và thu được muối với nước sau phản ứng.

Ví dụ cụ thể về phản ứng trung hòa

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Phản ứng phân hủy

Ở điều kiện nhiệt độ cao, một số loại muối sẽ tự phân hủy. Ví dụ như KMnO4, KClO3, CaCO3,…

Ví dụ về phương trình hóa học của phản ứng phân hủy:

\footnotesize 2KClO_3 \xrightarrow{t^\circ} 2KCl +3O_2\\ CaCO_3\xrightarrow{t^\circ}CaO+CO_2

Bài tập về tính chất hóa học của muối

Bài tập 1: Hãy nêu tên một dung dịch muối khi tác dụng với các chất khác thì sẽ tạo ra các chất dưới đây và viết phương trình phản ứng

a. Chất khí

b. Chất kết tủa

Lời giải:

a. Để tạo ra chất khí, ta có thể cho các muối cacbonat [CaCO3, Na2CO3, NaHCO3] hoặc các muối sunfit [Na2SO3] tác dụng với các dung dịch axit [HCl, H2SO4 loãng].

Phương trình phản ứng:

  Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Khái Quát Về Phân Loại Oxit

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2↑ + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

b. Để tạo ra chất kết tủa, ta có thể cho các dụng dịch muối Bari [BaCl2, Ba[NO3]2,…] tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra BaSO4 kết tủa hoặc với các dung dịch muối cacbonat [Na2CO3, K2CO3] tạo ra BaCO3 kết tủa.

Phương trình phản ứng:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ba[NO3]2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

Ba[NO3]2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KNO3

Bài tập 2: Cho 2 dung dịch muối Mg[NO3]2 và CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với các chất dưới đây và viết phương trình phản ứng nếu có.

a. Dung dịch HCl

b. Dung dịch NaOH

c. Dung dịch AgNO3

Lời giải:

a. Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl

b. Cả 2 dung dịch muối Mg[NO3]2 và CuCl2 đều tác dụng với dung dịch NaOH.

Mg[NO3]2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành Mg[OH]2 kết tủa.

Mg[NO3]2 + 2NaOH → Mg[OH]2↓ + 2NaNO3

CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành Cu[OH]2 kết tủa.

CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2↓ + 2NaCl

c. Chỉ có dung dịch muối CuCl2 đều tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành AgCl kết tủa.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu[NO3]2

Bài tập 3: Cho bảng tổng hợp những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu [x] nếu có phản ứng, dấu [o] nếu không và viết phương trình phản ứng ở ô có dấu [x].

 Na2CO3KClNa2SO4NaNO3
Pb[NO3]2    
BaCl2    

Lời giải:

  Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb[NO3]2  x x x o
BaCl2  x o x  o

 Pb[NO3]2 + Na2CO3 → PbCO3↓ + 2NaNO3

 Pb[NO3]2 + 2KCl → PbCl2↓ + 2KNO3

 Pb[NO3]2 + Na2SO4 → PbSO4↓ + 2NaNO3

 BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

 BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

Bài tập 4: Hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch muối CuSO4, AgNO3, NaCl đựng trong 3 lọ không nhãn bằng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.

Lời giải:

Bước 1: Lấy mẫu thử từ 3 lọ dung dịch và đánh số thứ tự từng mẫu thử

Bước 2: Cho dung dịch NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử

  • Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là dung dịch AgNO3.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

  • 2 mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch CuSO4 và NaCl.

Bước 3: Cho dung dịch NaOH có sẵn trong phòng thí nghiệm vào 2 mẫu còn lại

  • Mẫu thử có kết tủa xuất hiện là dung dịch CuSO4.

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2↓ + Na2SO4

  • Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch NaCl.

Bài tập 5: Cho 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 tác dụng với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.

a. Cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng

b. Tính khối lượng chất rắn sinh ra

c. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng biết rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lời giải:

\begin{aligned} & \small a. \\ & \small \text{Hiện tượng quan sát được: Phản ứng tạo thành kết tủa trắng [AgCl] và lắng xuống đáy cốc.} \\ & \small \text{Phương trình phản ứng: } CaCl_{2 \ [dd]} + 2AgNO_3 → 2AgCl↓_{\ [trắng]} + Ca[NO_3]_{2 \ [dd]} \\ & \small b. \\ & \small \text{Số mol } CaCl_2 \text{: } n_{CaCl_2} = \frac{2,22}{111} = 0,02 \ mol \\ & \small \text{Số mol } AgNO_3 \text{: } n_{AgNO_3} = \frac{1,7}{170} = 0,01 \ mol \\ & \small \text{Ta có: } \frac{n_{CaCl_2}}{1} > \frac{n_{AgNO_3}}{2} \left[ \frac{0,02}{1} = 0,01 > \frac{0,01}{2} = 0,005 \right] \\ & \small ⇒ AgNO_3 \text{ phản ứng hết, } CaCl_2 \text{ dư.} \\ & \small \text{Theo phương trình phản ứng ta có: } n_{AgCl} = n_{AgNO_3} = 0,01 \ mol \\ & \small \text{Khối lượng chất rắn sinh ra: } m_{AgCl} = n.M = 0,01.143,5 = 1,435 g \\ & \small c. \\ & \small \text{Sau phản ứng, dung dịch còn lại 2 chất: } Ca[NO_3]_2 \text{ và } CaCl_2 \text{ dư.} \\ & \small \text{Số mol } CaCl_2 \text{ dư: } n_{CaCl_2} = 0,02 - 0,005 = 0,015 \ mol \\ & \small \text{Số mol } Ca[NO_3]_2 \text{: } n_{Ca[NO_3]_2} = n_{AgNO_3} = 0,005 \ mol \\ & \small \text{Thể tích dung dịch sau phản ứng: } V_{dd} = 0,03 + 0,07 = 0,1 \ l \\ & \small \text{Nồng độ mol các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng: } \\ & \small C_{M_{CaCl_{2 \ dư}}} = \frac{n_{CaCl_{2 \ dư}}}{V_{dd}} = \frac{0,015}{0,1} = 0,15 M \\ & \small C_{M_{Ca[NO_3]_2}} = \frac{n_{Ca[NO_3]_2}}{V_{dd}} = \frac{0,005}{0,1} = 0,05 M \end{aligned}

Học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education

Marathon Education là nền tảng học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Với nội dung chương trình giảng dạy bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Marathon Education sẽ giúp các em lấy lại căn bản, bứt phá điểm số và nâng cao thành tích học tập.

  Phenol Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và Ứng Dụng Của Phenol

Tại Marathon, các em sẽ được giảng dạy bởi các thầy cô thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc Sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục. Bằng phương pháp dạy sáng tạo, gần gũi, các thầy cô sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Marathon Education còn có đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình học tập của các em, hỗ trợ các em giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.

Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn đảm bảo đường truyền ổn định chống giật/lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Nhờ nền tảng học livestream trực tuyến mô phỏng lớp học offline, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên dễ dàng như khi học tại trường.

Khi trở thành học viên tại Marathon Education, các em còn nhận được các sổ tay Toán – Lý – Hóa “siêu xịn” tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng và chỉn chu giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Marathon Education cam kết đầu ra 7+ hoặc ít nhất tăng 3 điểm cho học viên. Nếu không đạt điểm số như cam kết, Marathon sẽ hoàn trả các em 100% học phí. Các em hãy nhanh tay đăng ký học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn lớp 8 – lớp 12 năm học 2022 – 2023 tại Marathon Education ngay hôm nay để được hưởng mức học phí siêu ưu đãi lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K.

Trên đây là những chia sẻ của Marathon Education về thành phần hóa học cũng như các tính chất hóa học của muối. Mong rằng thông qua bài viết này, các em sẽ học nắm vững được những kiến thức này và có thể áp dụng thật tốt khi làm những dạng bài tập liên quan. Chúc các em có học tập thật tốt và hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề