Cách tính nghỉ hưu trước tuổi năm 2022

Lương Hưu giành cho những người đã về hưu hoặc nghỉ hưu theo chế độ và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Dưới đây là cách tính lương hưu được cập nhật mới năm 2022, cách tính đơn giản & chính xác nhất.

1. Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi

Điều kiện: nếu nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Ví dụ: Bà Lan bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

Nếu nghỉ hưu đúng tuổi, bà Lan sẽ được hưởng 45% + 26% = 71% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên, bà Lan lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng [nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng] nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Lan khi nghỉ hưu trước tuổi = 71% - 9% = 62% 

Kết luận: bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

Người lao động đang lãnh lương hưu

Theo luật, đủ điều kiện hưởng lương hưu là người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng [tối đa 75%] x Mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH

Đối với lao động Nam [nghỉ hưu từ 01/01/2020]: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Đối với lao động Nam

VD1: Ông X làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông X có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông X sẽ bằng 65% mức bình quân tiền luong hàng tháng đóng BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

VD2: Giả sử năm 2025, ông Y nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc, ông có 32 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

Kết luận: khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông Y nhận được 69% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

VD3: Ông Z là công nhân khoan nổ mìn [công việc nguy hiểm]. Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 16 năm đóng BHXH còn lại = 16 x 2% = 32%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Vì vậy, hàng tháng, ông Z sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

Đối với lao động Nữ [nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi]: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Đối với lao động Nữ

VD1: Bà Trang làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng BHXH.

Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm đóng BHXH còn lại = 15 x 2% = 30%.

Tổng hợp lại, lương hưu của bà Trang sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

-> Như vậy, Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi và trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu chỉ cách nhau 5 năm

3. Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2022

Mức lương hưu thực tế = Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 [1] + Mức điều chỉnh [2]

Trong đó:

[1]: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

[2]: Được tính bằng mức lương hưu nêu trên nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể bảng dưới đây:

Thời gian đã đóng BHXH % điều chỉnh năm 2020
20 năm 3,64%
20 năm + [01 tháng đến 6 tháng] 3,93%
20 năm 07 tháng - 21 năm 4,21%
21 năm + [ 01 tháng đến 06 tháng] 4,48%
21 năm 07 tháng - 22 năm 4,75%
22 năm + [năm 01 tháng đến 6 tháng] 5,00%
22 năm 7 tháng - 23 năm 5,25%
23 năm + [01 tháng đến 6 tháng] 5,48%
23 năm 07 tháng - 24 năm 5,71%
24 năm [01 tháng đến 06 tháng] 5,94%
24 năm 07 tháng - 25 năm 6,15%
25 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 5,45%
25 năm 07 tháng - 26 năm 4,78%
26 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 4,12%
26 năm 07 tháng - 27 năm 3,48%
27 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 2,86%
27 năm 07 tháng - 28 năm 2,25%
28 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 1,67%
28 năm 07 tháng - 29 năm 1,10%
29 năm + [01 tháng đến 06 tháng] 0,54%

VD: Năm 2020, bà Ngọc 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu bà Ngọc nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2020 được tính như sau:

- Mức lương hưu tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%.

Chỉ với cách tính này, lương hưu bà Ngọc nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng.

- Ngoài ra, với 25 năm đóng BHXH, bà còn được nhận thêm một khoản tiền hỗ trợ với tỷ lệ 6,15% và bằng 6,15% x 3.380.000 đồng/tháng = 207.870 đồng/tháng.

Kết luận, mức lương hưu thực tế của bà Ngọc bằng 3.380.000 đồng/tháng + 207.870 đồng/tháng = 3.587.870 đồng/tháng.

Bên trên là một số bước đơn giản để tính lương hưu năm 2020 đơn giản & chính xác nhanh nhất. Chúc bạn thực hiện thành công

Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân 

Luật sư tư vấn về trường hợp về hưu trước hay về hưu khi đủ tuổi có lợi hơn khi đã có 26 năm đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn : Thưa luật sư! Tôi năm nay đã 48 tuổi [ nữ] và đã tham gia đóng BHXH được 26 năm. Công việc của tôi là giáo viên. Hệ số lương của tôi hiện giờ là 4,65. Tôi có dự định xin nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2017 với lí do hoàn cảnh gia đình. Nếu tôi nghỉ hưu trước tuổi như vậy thì theo nghị định 108 /2014 của chính phủ tôi sẽ được hưởng chế độ về hưu như thế nào? Và nếu so với năm 2022 [ tức năm tôi 55 tuổi là tuổi chính thức tôi được nghỉ hưu] thì việc tôi nghỉ hưu trước tuổi có được lợi nhiều hơn không ạ?. Cám ơn luật sư nhiều!

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 về cách tính lương hưu như sau:

 

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.  

Thứ nhất, nếu như chị nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2017 thì khi đó chị sẽ có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội và lúc này chị đang 50 tuổi [ nghỉ hưu sớm 5 năm] cho nên tỷ lệ lương hưu chị được hưởng sẽ được tính bằng: 45% + 13 x 3 = 84%, nhưng tối đa chỉ được 75% mà chị nghỉ hưu trước tuổi nên bị trừ 10% còn 65%.

  Ngoài ra, nếuchị có đủ các điều kiện được hưởng theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP và có quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi của cơ quan thì mới được hưởng trợ cấp theo nghị định này như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a] Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b] Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c] Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Và mức trợ cấp sẽ được tính bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối [ 60 tháng] trước khi tinh giản.  

Thứ hai, nếu như tại năm 2022 mà chị nghỉ hưu đúng tuổi thì khi đó chị sẽ có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội nên tỷ lệ được chị sẽ được hưởng lương hưu bằng: 45% + 2x18 = 81% [ vì lớn hơn 75%] nên chị sẽ chỉ được hưởng tỷ lệ là 75%.

  Ngoài ra, với cả 2 trường hợp trên vì chị được hưởng lương hưu với số năm đóng bảo hiểm xã hội lớn hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% cho nên chị sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Vậy nên, chị có thể lựa chọn thời gian nghỉ hưu có lợi nhất theo hai trường hợp trên.

Trân trọng. 
Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề