Chuẩn bị gì để đi cách ly

Cách ly tại nhà ngoài lợi ích giảm tải cho cơ sở điều trị, còn giúp giảm nhân lực y tế hậu cần và chi phi phí y tế. Việc đầu tiên, để chấp thuận cho bạn là F1, F0 không triệu chứng được phép cách ly tại nhà, các cơ quan chức năng sẽ rà soát đánh giá các tiêu chí về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại, nơi ở có phù hợp cách ly tại nhà hay không. 

Bạn phải cam kết thực hiện các nội quy, đo thân nhiệt và báo cáo trên các ứng dụng sức khỏe điện tử hay trực tuyến hằng ngày theo quy định và thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn. Sau đây là 10 việc bạn cần chuẩn bị nếu là F1, F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà.

1. Bạn cần tạo một kế hoạch hành động, dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khi cách ly tại nhà

Chuẩn bị cho giai đoạn cách ly tại nhà có nghĩa là lập kế hoạch hành động cũng như dự trữ nguồn cung cấp trong suốt thời gian cách ly. Bạn nên có danh sách những cán bộ y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, một kế hoạch liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Bạn có thể lưu ý nhận thức ăn được giao nếu có nhu cầu. Tìm nguồn cung cấp và dự trữ lương thực thực phẩm, vật liệu làm sạch như khăn lau khử trùng và xà phòng trong khoảng 3 - 4 tuần, và các mặt hàng chủ lực cơ bản của gia đình như giấy vệ sinh, khăn giấy và nhu yếu phẩm tối cần. Nên lưu ý những thực phẩm có thể bảo quản tốt và bổ dưỡng như gạo, các loại mì khô, thực phẩm đóng hộp, trái cây sấy khô và tươi, rau quả tươi và đông lạnh. Bạn cũng nên nhớ chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi trong nhà.

Chuẩn bị lương thực thực phẩm đóng hộp, hoa quả khi cách ly tại nhà.

2. Chuẩn bị nguồn nước máy sạch, nước đóng chai và oresol

Nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị. Bạn nên uống đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao. Nếu bị sốt, tiêu chảy và nôn sẽ góp phần làm mất nước nhanh hơn, đồng thời có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể qua chất thải.

Giữ đủ nước cho cơ thể giúp niêm mạc mũi của bạn đủ độ ẩm, giảm kích ứng mũi khi thở hay ho, hắt hơi. Giữ độ ẩm đường hô hấp cũng giúp chữa lành các thương tổn do virus xâm nhập gây ra.

Trong hầu hết các trường hợp, nước máy đun sôi hoặc nước đóng chai đều tốt. Nếu dùng nước đóng chai, bạn nên dự phòng ít nhất 15 ngày. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống oresol để bù nước và điện giải, uống nước ép trái cây, nhất là trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, việt quất…; tăng cường canh, súp trong chế độ ăn hàng ngày.

Nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị khi cách ly tại nhà. Phải uống đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao.

3. Chuẩn bị thuốc giảm đau

Triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt là thường gặp khi mắc COVID-19. Loại thuốc hữu ích và cơ bản an toàn nhất là acetaminophen với các biệt dược như tylenol, panadol chẳng hạn. Khuyến cáo dùng 500 mg acetaminophen mỗi 4 - 6 giờ là liều lượng an toàn cho hầu hết người lớn, chỉ dùng khi sốt quá 38,5 độ hay đau nhức không chịu đựng được, chườm mát cũng là cách làm hay.

Tốt nhất, trước khi dùng thuốc giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của bạn qua trực tuyến.

4. Chuẩn bị vitamin C và kẽm

Vitamin C hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Kẽm làm giảm các triệu chứng của coronavirus và có đặc tính tăng miễn dịch cơ thể. Bạn nên dùng 1 - 2g kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng như thuốc giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn bạn qua trực tuyến trước khi dùng vitamin C và kẽm. Ngoài ra, có chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, tăng cường rau tươi và trái cây.

Khi cách ly tại nhà, nên có sẵn Vitamin C và kẽm để tăng miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên cần được tư vấn thầy thuốc.

5. Chuẩn bị đủ thuốc điều trị bệnh mạn tính đang mắc nếu có

Nếu được phép cách ly tại nhà, sau khi đã khai báo đang mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường…, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị hàng ngày. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị đủ thuốc và một số trang thiết bị y tế đơn giản tự làm trong thời gian cách ly và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị qua trực tuyến.

Dùng thuốc đều đặn và đúng giờ. Bạn nên có máy tự đo huyết áp, máy tự kiểm tra đường máu mao mạch nhanh tại nhà và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn nếu cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo có đủ cơ số thuốc trong 4 tuần.

6. Chuẩn bị khẩu trang, nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy máu và dung dịch sát khuẩn

Chuẩn bị nhiệt kế để đo thân nhiệt, nếu được nên dùng nhiệt kế điện tử dễ sử dụng, an toàn và cho kết quả mau. Hàng ngày bạn phải đo và báo cáo qua các ứng dụng và trực tuyến cho bộ phận theo dõi. Đo thân nhiệt 3 lần mỗi ngày.

Nếu có điều kiện, bạn nên có thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, giúp thuận tiện và chủ động đo và báo cáo, nhất là khi sức khỏe biến chuyển xấu, đo 3-4 lần mỗi ngày. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các bề mặt trong phòng ở. Luôn có sẵn cơ số khẩu trang để sử dụng theo hướng dẫn.

Tất nhiên, các cơ quan chức năng đã giám định phòng của bạn đạt tiêu chí cách ly tại nhà. Bạn cần có phòng ở thông thoáng. Có thùng chứa chất thải lây nhiễm và xử lý theo đúng hướng dẫn. Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm [khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo] để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly. Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly.

Hằng ngày, cần duy trì vận động nhẹ nhàng, như đi bộ trong phòng 30 phút mỗi ngày, hoặc tập yoga vừa sức, thiền định. Bạn cũng có thể đi bộ khoảng 8.000 bước mỗi ngày trong phòng là đạt yêu cầu.

Khi cách ly tại nhà, cần duy trì vận động nhẹ nhàng, như đi bộ trong phòng 30 phút mỗi ngày, hoặc tập yoga vừa sức, thiền định.

8. Vệ sinh cơ thể và phòng cách ly

Rõ ràng, để được phép cách ly tại nhà, bạn phải có phòng riêng và phòng vệ sinh khép kín. Nên duy trì tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày với các xà phòng sát khuẩn thông thường. Chuẩn bị và sử dụng thiết bị vệ sinh nhà cửa dùng riêng cho phòng cách ly để lau chùi sạch sẽ phòng ốc và các bề mặt đồ đạc.

9. Tự học cách đếm tần số thở và đếm nhịp mạch. Ghi lại nhật ký sức khỏe hàng ngày

Bạn phải tạo thói quen ghi lại nhật ký diễn biến sức khỏe hàng ngày, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, bạn nên khai báo nhanh qua các ứng dụng hoặc điện thoại trao đổi với người giám sát theo dõi bạn để được chuyển đến cơ sở cấp cứu khi cần.

Các dấu hiệu diễn xấu, gồm: Đau ngực, khó thở; Không thể nói đầy đủ câu, bị nhầm lẫn về thời gian và không gian; Tần số thở hơn 24 lần mỗi phút; Da xanh, môi nhợt nhạt; Không tự đi, không tự cầm nắm, không tự ăn uống được; Lạnh tái đầu ngón tay, ngón chân; Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Độ bão hòa oxy trong máu dưới 93%.

10. Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn cơ quan chức năng, không được chủ quan trong phòng chống dịch

Đây được xem là sự chuẩn bị mang tính thành bại nhất trước khi bạn bắt đầu thực hiện cách ly tại nhà. Bạn phải nhận thức tính nguy hiểm dễ lây lan với những người xung quanh. Muốn cắt đứt nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bản thân bạn và người nhà phải tuân thủ tuyệt đối những cam kết, đo thân nhiệt và khai báo hàng ngày, thực hiện đúng các hướng dẫn cho đến khi có chứng nhận hết thời gian cách ly.

//suckhoedoisong.vn/10-viec-can-chuan-bi-neu-ban-la-f1-f0-cach-ly-tai-nha-169210719111553707.htm

TS.BS. Lê Thanh Hải [Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế]

7 loại vật dụng cần chuẩn bị khi cách ly, điều trị F0 tại nhà

[ĐCSVN] - Có 7 loại vật dụng phải chuẩn bị khi cách ly F0 tại nhà gồm: Khẩu trang y tế dùng 1 lần đủ dùng cho cả nhà trong 2 - 3 tuần; Găng tay y tế sạch tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 - 3 tuần; Nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử, máy đo huyết áp...

F0 cách ly, điều trị tại nhà cần làm gì và những loại thuốc F0 ngoại trú được sử dụng?

Các F0 có tải lượng virus thấp mới được phép cách ly tại nhà

Bộ Y tế hướng dẫn quản lý điều trị F0 tại nhà

Trường hợp nào mắc COVID-19 phải điều trị tại cơ sở y tế?

Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 [F0] tại nhà do Bộ Y tế vừa ban hành, ngay khi được thông báo về việc F0 cách ly, điều trị tại nhà, các thành viên trong gia đình chuẩn bị các vật dụng tối thiểu sau:

- Khẩu trang y tế dùng 1 lần [đủ dùng cho cả nhà trong 2 - 3 tuần];

- Găng tay y tế sạch [tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 - 3 tuần];

- Nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử, máy đo huyết áp;

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng;

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng; khăn tắm; khăn mặt; chậu tắm, giặt; bộ đồ dùng ăn uống; xà phòng [tắm, giặt]; máy giặt [nếu có]; dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

- Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;

- Các thuốc và đơn thuốc [toa] của bác sỹ đối với người nhiễm [nếu có].

Nhân viên y tế phường 3, quận 8, TP.Hồ Chí Minh đến thăm khám, phát thuốc cho người mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà, ngày 29/8. [Ảnh:Quỳnh Trần]

Ngoài chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như trên, người trong gia đình cần lưu lại các số đường dây nóng phòng, chống dịch, số điện thoại của người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Đồng thời, cả gia đình nên xác định và thống nhất về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm. Nếu cần có thể phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm.

Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế còn lưu ý thêm, khi một người trong nhà mắc COVID-19, những người khác trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Tuy nhiên người mắc COVID-19 và gia đình không cần quá lo lắng tích trữ nhiều thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức sẽ giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.

F0 cách ly, điều trị tại nhà không ăn quá nhiều đồ ngọt

Bộ Y tế nêu rõ việc vận động trong thời gian F0 cách ly tại nhà giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn, tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp, ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.

Trong đó, các bài tập gồm tập thở, vận động tại giường, giãn cơ, thể lực tăng sức bền. Đặc biệt, trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực, F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể.

Nếu các tình trạng này vẫn tiếp tục tăng ngay cả khi đã nghỉ ngơi, bệnh nhân phải báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu F0 cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà phải đảm bảo dinh dưỡng như:

- Ăn đủ 3 bữa chính và tăng thêm các bữa phụ; đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt…

- Không ăn quá nhiều đồ ngọt; không ăn kiêng thực phẩm nếu không bị dị ứng hoặc chỉ ăn theo lời khuyên của bác sĩ; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng…/.

Đỗ Thoa

Video liên quan

Chủ Đề