Cách khắc phục lỗi mã nhúng vi phạm bản quyền năm 2024

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, giao diện của website và code của website được coi là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.

Cách khắc phục lỗi mã nhúng vi phạm bản quyền năm 2024

Nếu doanh nghiệp sở hữu một website có giao diện đẹp, có nội dung và code tốt, bị một bên thứ 3 vi phạm bằng cách sao chép giao diện, sao chép nội dung và code thì có thể tiến hành xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả.

S&B Law là một công ty luật có uy tín trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ và bảo vệ bản quyền website, có thể hỗ trợ khách hàng trong việc chống lại hành vi vi phạm bản quyền.

Dịch vụ pháp lý S&B Law cung cấp cho Quý công ty:

1. Gửi thư cảnh báo vi phạm bản quyền

Theo biện pháp này, S&B Law sẽ thay mặt Quý công ty gửi thư cảnh báo đến Bên bị nghi ngờ và yêu cầu công ty này ngừng hành vi vi phạm, ví dụ như yêu cầu ngừng sử dụng giao diện sao chép, ngừng hành vi sao chép nội dung trong thời hạn 10 đến 15 ngày làm việc.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc gửi Thư cảnh báo là không bắt buộc, Quý công ty có thể ngay lập tức có công văn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan chức năng xử lý vi phạm bản quyền khuyến khích các bên thực hiện bước này trước khi có công văn yêu cầu xử lý vi phạm.

Việc thực hiện thành công biện pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí của Bên bị nghi ngờ, vì vậy, việc cung cấp chứng cứ ban đầu rất quan trọng để chứng minh hành vi vi phạm bản quyền.

2. Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm

Theo biện pháp này, S&B Law sẽ gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan này thụ lý và xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả.

Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc mà cơ quan chức năng sẽ xử lý đơn yêu cầu xử lý trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.

3. Khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một giải pháp nữa là Quý công ty có thể gửi yêu cầu khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra.

Việc xử lý tranh chấp về bản quyền sẽ theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Tài liệu cần cung cấp.

Để có thể xử lý được hành vi của bên bị nghi ngờ vi phạm, Quý Khách hàng cần gửi cho S&B Law các tài liệu sau đây:

  1. 03 Giấy ủy quyền (theo mẫu của S&B).

ii. Tài liệu chứng minh quyền của Quý công ty đối với website bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu bản gốc hoặc bản sao giao diện website của Quý công ty và các tài liệu chứng minh quá trình, thời điểm tạo ra, công bố và phổ biến giao diện website;

iii. Bản phân tích, so sánh và đánh giá mức độ giống nhau giữa giao diện của website bị nghi ngờ vi phạm với giao diện website của Quý khách hàng;

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc các tác phẩm dễ dàng được sao chép và phân phối trên môi trường số đã gây khó khăn cho việc ngăn chặn, xử lý vi phạm bản quyền. Về cơ bản, các tài liệu, giáo trình kỹ thuật số được biên soạn, trình bày dưới các định dạng tập tin cơ bản: *.docx (Microsoft Word), *pptx (Microsoft PowerPoint) và *.pdf (Portable Document Fomat). Cơ chế bảo mật của các định dạng này gồm hai loại chính: mật khẩu mở tập tin - yêu cầu mật khẩu để xem được nội dung bên trong và mật khẩu chỉnh sửa tập tin - cho xem, nhưng yêu cầu mật khẩu để thao tác chỉnh sửa, sao chép, in ấn…

Với phương pháp bảo mật thứ nhất, nếu người dùng thiết lập mật khẩu đủ an toàn (độ dài từ 10 kí tự trở lên, bao gồm chữ cái, số và kí tự đặc biệt) thì gần như không thể bị truy cập trái phép. Nhưng phương pháp này lại không có tác dụng trong việc chia sẻ cho người khác, hay hạn chế chỉnh sửa, sao chép trong công tác thư viện, nghiên cứu khoa học.

Cách khắc phục lỗi mã nhúng vi phạm bản quyền năm 2024

So sánh bảo mật tập tin, tài liệu bằng DRM và bảo mật tập tin thông thường

Đối với phương pháp bảo mật thứ hai, phục vụ rất tốt trong công tác chia sẻ và bảo vệ tác quyền của tác giả, hạn chế được việc sao chép, in ấn hay sửa đổi thông tin tác giả, tác quyền đối với tài liệu, giáo trình. Tuy vậy, có rất nhiều trang web, dịch vụ hỗ trợ mở khóa những tài liệu này cho dù người dùng có đặt mật khẩu mạnh đến đâu. Nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của kiểu bảo mật này đang tồn tại lỗ hổng không thể khắc phục.

Để vấn đề bản quyền kỹ thuật số được thực thi có hiệu quả, một số giải pháp có thể được thực hiện, bao gồm:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chỉ huy các cấp đối với công tác nghiên cứu khoa học và thư viện.

- Có cơ chế, chính sách bảo vệ quyền tác giả và những biện pháp nhằm xử lý hành vi vi phạm bản quyền, sao chép, đạo văn các tài liệu, giáo trình.

- Áp dụng kiểm soát bằng công nghệ, thông qua một loạt các giải pháp phần cứng kết hợp với phần mềm:

+ Công nghệ Quản lý quyền kỹ thuật số (DRM - Digital Rights Management): là một chuỗi các công nghệ kiểm soát truy cập nhằm hạn chế vi phạm về quyền sở hữu các nội dung số có bản quyền, như: giới hạn quyền sử dụng theo tài khoản, theo địa chỉ IP, MAC; chỉ cho đọc trực tiếp, trực tuyến, không cho phép tải xuống, dùng giải pháp công nghệ hạn chế việc chụp màn hình trang tài liệu hiển thị trên máy tính; chèn thông tin bản quyền trong siêu dữ liệu (metadata) của mỗi tài liệu.

+ Công nghệ Đánh dấu Thủy vân số (Digital Watermarking): nhúng thông tin bản quyền vào trong tài liệu, giúp xác nhận thông tin bản quyền khi có tranh chấp.

+ Công nghệ Ngôn ngữ đánh dấu quyền mở rộng (XRML - Extensite Right Markup Language).

+ Công nghệ chuỗi khối (Block chain).

- Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền cho mọi cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Học viện hiểu rõ tầm quan trọng của bản quyền, liêm chính khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học và công tác thư viện.