Cách hạn chế sai sót khi làm toán trắc nghiệm năm 2024

Riêng với các môn học Văn Sử Địa: < không phải TN nhưng cũng cho vô luôn =)) >

Môn văn: Dành thời gian ngắn làm dàn ý

Điều quan trọng khi thi môn văn là TS phải đọc đề thật kỹ, hiểu chính xác vấn đề mà đề ra yêu cầu và chỉ làm theo những vấn đề đã được xác định, trả lời đúng, sâu vào trọng tâm câu hỏi. Rất nhiều TS không đọc kỹ đề bài nên bị lạc đề, dẫn dắt vòng vèo, lan man không cần thiết, mất thời gian.

TS không nên viết bài làm ngay vào giấy thi, nên dành thời gian ngắn để làm dàn ý sơ lược vào giấy nháp. Dàn ý này là những gạch đầu dòng với những từ ngữ ngắn gọn nhất cho mỗi câu hỏi. Điều này sẽ giúp TS không quên ý trong lúc mải mê làm bài, dựa vào đó sẽ biết đâu là ý chính, ý phụ để phân bổ thời gian hợp lý, giúp bài thi chặt chẽ và logic hơn. Trong lúc làm bài, nếu chợt nghĩ ra ý nào nên tiếp tục ghi vào giấy nháp để tránh bỏ sót ý.

Đối với mỗi câu hỏi, đều phải viết một đoạn văn hay bài văn hoàn chỉnh, có mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài thường chỉ có nửa điểm nhưng nhiều TS đầu tư vào phần này quá nhiều. Tốt nhất, nên trực tiếp đi thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đặc biệt, TS nên tránh để bài làm dở dang. Nếu nhìn đồng hồ thấy còn 5, 10 phút, dù chưa diễn đạt hết ý chính của phần thân bài, TS cũng phải lập tức dừng lại để chuyển sang phần kết luận. Giám khảo sẽ đánh giá cao một bài làm văn hoàn chỉnh.

Có những ý TS không thuộc hoặc không nắm chắc vấn đề nào đó mà đề thi yêu cầu thì nên bỏ qua và đừng viết điều mình không chắc chắn vào bài làm. Thà không viết thì thôi, chứ đã viết mà sai thì giám khảo sẽ nhớ và trừ điểm.

Một số lỗi về trình bày TS nên tránh là viết hoa bừa bãi, ngoặc đơn, ngoặc kép không chính xác, câu thiếu cấu trúc ngữ pháp... TS cũng đừng nên viết liên tù tì một mạch mà sau mỗi ý nên xuống hàng để trình bày ý tiếp theo. Bài viết đừng nên quá ngắn (trong một tờ giấy thi) nhưng cũng đừng quá dài (3-4 tờ giấy thi), chỉ nên gói gọn trong vòng 2-3 tờ giấy thi là vừa. Mỗi trang giấy thi nên chừa lề, chữ viết không cần đẹp nhưng phải rõ ràng, dễ đọc để gây cảm tình cho giám khảo. TS Nguyễn Thị Hồng Hà (Giảng viên khoa văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM)

Đối với câu nghị luận xã hội, các em phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm khoa học, chính xác, rõ ràng, mạch lạc, có tính hệ thống. Đặc biệt, luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới).

Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.

Phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào.Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.

Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra. Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Môn Địa lý: Thí sinh nên xử lý chính xác các số liệu

“Với hình thức thi tự luận các môn xã hội, nhất là môn địa lý, để đạt được điểm tối đa thì ngoài việc trả lời đúng các đáp án, thí sinh (TS) cũng nên trình bày bài làm đầy đủ ba phần: Đặt vấn đề, giải quyết và tổng kết vấn đề. Với câu hỏi phần thực hành như vẽ biểu đồ, TS cần đọc kỹ yêu cầu của đề ra để xử lý tốt số liệu” - thầy Châu Ngọc Thái, giảng viên khoa Địa lý, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, cho biết.

Theo thầy Châu Ngọc Thái, cách làm bài khoa học nhất, cụ thể nhất là mỗi câu TS nên trình bày theo các bước sau: giới thiệu tổng quan (viết không quá dài); triển khai ý (đưa ra các dẫn chứng, số liệu cụ thể…); đưa ra nhận xét và tổng kết ý. Trình bày bài làm theo hướng này TS không chỉ “lấy lòng” giám khảo mà còn thể hiện được khả năng diễn đạt, tầm hiểu biết và sự sáng tạo của mình. Nhằm tận dụng hợp lý thời gian làm bài và lấy trọn điểm các câu hỏi, phần nào mình biết chắc chắn nên trả lời trước. Nhưng phải đặt trong tổng thể câu, tránh làm “đứt mạch” phần bài làm của mình. Năm nào chúng tôi cũng gặp tình trạng này, đó là TS làm được khoảng một nửa hoặc một phần của câu này, vì quên kiến thức phần còn lại đã bỏ dở giữa chừng rồi “nhảy” sang làm câu khác mà quên chừa khoảng giấy trống hoặc có khi chừa giấy không đủ. Đến lúc nghĩ ra ý trả lời tiếp theo lại trình bày tiếp ở phía dưới các câu khác. Điều này không chỉ làm cho bài thi “mất đẹp” mà còn có thể làm “sót” điểm trong quá trình cộng điểm cho TS. Cũng có những bài làm, đọc vào là biết TS đó sống ở vùng, miền nào. Đó là lỗi chính tả do các em thường “nói sao viết vậy” - TS ở miền Tây Nam bộ thì hay sai chữ “r” thành chữ “g”; ngược lại, TS các tỉnh Bắc Trung bộ thì lẫn lộn chữ “l” thành “n”…

Điều tối kỵ khi làm bài là TS không nên sử dụng số liệu đã quá cũ, mà tốt nhất là lấy số liệu theo sách giáo khoa. Chẳng hạn có năm TS lấy số liệu từ năm1995 trở về trước, trong khi những số liệu về dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế… theo thời gian đã có sự thay đổi rất nhiều.

Đối với đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ, TS nên đọc kỹ yêu cầu của đề ra và xử lý chính xác các số liệu. Theo kinh nghiệm nhiều năm chấm thi tuyển sinh, chúng tôi thấy có nhiều TS mất điểm “oan” vì cứ nhằm thẳng vào số liệu thô của đề ra mà vẽ trong khi theo yêu cầu của đề bài, để vẽ được đúng biểu đồ, TS phải qua thao tác tính toán xử lý số liệu. Ngoài ra TS cần xác định đúng dạng biểu đồ rồi vẽ để tránh trường hợp đúng ra phải vẽ biểu đồ hình tròn, đằng này TS lại vẽ biểu đồ hình cột… Với biểu đồ hình cột, TS phải nhớ ghi đơn vị vào trục tung và trục hoành. Ví dụ: Đơn vị thời gian thường chia theo trục tung là tháng, năm; đơn vị sản lượng công nghiệp theo trục hoành là tấn, triệu tấn… Đây là nguyên tắc cơ bản nhưng khi vào phòng thi TS không để ý hoặc luýnh quýnh do thời gian sắp hết nên không nhớ. Việc chia khoảng cách trên các trục cũng phải đều. Chẳng hạn: dân số năm 2000 là X, năm 2002 là Y, năm 2003 là Z … thì trên trục thời gian nhất thiết không được bỏ sót năm 2001. Phần nhận xét biểu đồ, TS chú ý trình bày đúng trọng tâm, nên gạch đầu dòng những ý lớn, tránh dài dòng, lan man.

Có không ít TS quan niệm, các môn xã hội trong đó có môn địa lý chỉ cần học thuộc bài là làm tốt bài thi. Vì suy nghĩ như vậy nên họ có tư tưởng “học vẹt” mà không hiểu hoặc không nắm kiến thức một cách cơ bản, hệ thống. Vào phòng thi có khi lại nhầm lẫn. Điển hình như đề yêu cầu sắp xếp vị trí các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, có TS lại sắp xếp không đúng, lẫn lộn lung tung. Hoặc khi đề yêu cầu kể tên các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới của Việt Nam, TS kể đúng tên di sản nhưng không xác định được nó thuộc khu vực tỉnh nào…

Môn lịch sử:

Mỗi đề thi thường có bốn câu hỏi: phần chung (ba câu), phần riêng (một câu).

-Trước hết, học sinh cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được lạc đề hoặc thiếu ý.

-Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý. Học sinh có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.

-Dù thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.

-Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng.

-Cần nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử.

-Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm.

-Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.