Các nhân vật thuốc tầng lớp vương hầu trong Thượng kinh kí sự được miêu tả

Phân tích đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Bài số 1

Lê Hữu Trác là một nhà y học tài năng đã để lại cho đời sau một sự nghiệp y học đồ sộ. Người ta còn biết đến ông với tư cách là một nhà văn nhà thơ xuất sắc, ông đã đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc những tác phẩm văn chương rất quý giá, trong đó phải kể đến đoạn trích vào phủ chúa Trịnh trong tập kí Thượng kinh kí sự của ông.

Thượng kinh kí sự là tập kí viết bằng chữ hác của Hải Thượng Lãn Ông. Tác phẩm ghi chép lại những điều ông mắt thấy tai nghe trong một chuyến đi từ Hương Sơn (Hà Tĩnh), nơi ông sống ẩn dật, đến kinh đô Thăng Long, vào phủ Chúa theo “thánh chỉ” để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm cho ta thấy quang cảnh ở kinh đô, quyền uy thế lực của nhà chúa và cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, đồng thời cũng cho thấy tâm hồn, nhân cách của một vị danh y tài cao, đức trọng. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là môt trong những đoạn văn thể hiện tập trung tư tưởng này.

Đoạn trích đã miêu tả tỉ mỉ quá trình cũng như khung cảnh tác giả được triệu vào khám bệnh cho thế tử. Thời gian được ghi rõ là ngày “mồng một tháng hai”, “sáng tinh mơ”; và nói rõ nguyên cớ sự việc “có Thánh chỉ triệu vào cung: – đó là đặc điểm của thể kí sự. Ở kinh đô được nhìn thấy cảnh giàu sang, xa hoa, Lê Hữu Trác đã tả lại cảnh ấy một cách chân thực bằng cái nhìn khách quan và tâm hồn giàu cảm xúc. Điều đáng lưu ý là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lên như một thiên đường: “Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ của truyền báo rộn ràng”… Tâm hồn tác giả nhảy cảm, giàu tình yêu thiên nhiên, nhưng với cảnh giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa, Hải Thượng Lãn Ông vẫn có môt giọng trào lộng.  Tất cả tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, cùng thái độ trào lộng ấy đều được thể hiện rõ nét trong việc miêu tả và tự thuật. Hải Thượng viết: “Tôi nghĩ: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa…. mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”.

Đứng trước cảnh cung vua trang hoàng xa hoa lộng lẫy, tác giả đã phải thốt lên thành thơ, và miêu tả lại cảnh đẹp nơi chốn cung đình này:

“Lính nghìn cửa vác đồng nghiêm nhặt

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Quê mùa, cung ấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào!”

Mới đọc những lời thơ trên, người đọc dễ nhầm tưởng rằng tác giả đang cảm động trước vẻ đẹp của cảnh vật, nhưng thực chất, trong việc ca ngợi cảnh vật là sự mỉa mai châm biếm đối với vua quan nơi phủ chúa mà tác giả không thể bộc lộ thẳng thắn được.

Cảnh cung đình thật tráng lệ và đẹp mắt, hiện lên như ở cõi tiên với những “lầu son, gác tía”, “hiên ngọc, rèm châu”. Tác giả nói mình là “ngư phủ” lạc vào chốn “đào nguyên” theo tích trong Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm. Nói như vậy không rõ là để ngợi ca phủ Chúa hay là để mỉa mai? Rồi tác giả còn miêu tả cặn kẽ hơn các ngôi điếm và cảnh quan cũng theo cái giọng điệu nửa khen nửa chê ấy: “Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp. Bằng những ngôn ngữ miêu tả hết sức chính xác và chân thực, tác giả đã khéo léo ngầm ý phê phán. Ông lên ác cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa một cách kín đáo.

Hải Thưởng Lãn Ông nhận thấy cuộc sống của muôn dân thì khổ cực, đói rách, nhưng trong phủ chúa thì sống xa hoa, sung túc. Đó là sản phẩm của sự bốc lột, trái ngược với đời sống của nhân dân. Ông diễn đạt điều này một cách khéo léo là “cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”.

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc tài giỏi của dân tộc, việc ông được tiến cử chữa bệnh cho thế tử là một cơ hội để tiếng tăm càng nổi hơn, và quan tước sẽ là điều chắc chắn. Song, với Hải Thưởng Lãn Ông tất cả những thứ danh lợi ấy chỉ là phù phiếm. Ông không muốn vướng vào vòng danh lợi, cũng như những bậc ẩn sĩ thời xưa mà Đào Tiềm là một tấm gương.

Ông không màng danh lợi, không ham muốn cuộc sống xa hoa nơi cung điện mà tìm các tránh được việc phải ở lại làm quan. Thực ra thì sự đấu tranh tư tưởng đã diễn ra trong tâm trạng của Hải Thưởng Lãn Ông. Nhưng đó không phải là sự đấu tranh của cái danh lợi với sự trong sạch của tâm hồn, mà là giữa đạo “trung” của kẻ bề tôi với lòng ham “về núi” của kẻ sĩ thời loạn. Và cuối cùng ta thấy lòng ham “về núi” của kẻ sĩ thanh cao đã thắng: ông đã thật sự thoát được khỏi vòng danh lợi, dũng cảm và thông minh để từ chối việc chữa bệnh cho Trịnh Cán, một thế tử trẻ con, ốm yếu, bệnh hoạn…

Khi vào đến phủ chúa, tài năng của ông đã làm cho thái y và quần thần kính nể. Song ông tự nhận thấy rằng, tài năng của ông không được sử dụng để phục vụ cho chốn vua chúa xa hoa, càng không phải để phục vụ việc mưu cầu lợi ích riêng cho mình, mà là để phục vụ cho nhân dân, những người lam lũ và nghèo khổ.

Với tấm lòng vì nước vì dân và tài năng phi thường, qua ngòi bút của mình, Lê Hữu Trác đã tái hiện lại cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa và qua đó, ta thấy hiện lên tâm hồn và nhân cách của Hải Thưởng Lãn Ông: đó là một tâm hồn trong sạch, một nhân cách lớn của một nhà y thuật tài ba và giàu y đức.

Phân tích đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Bài số 2

Thời xưa những người tài giỏi thì thường chúa ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”

Có thể nói rằng sự lánh đục tìm trong ấy là cách xuất xử của biết bao nhiêu bậc nho sĩ, người tài. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng vậy, chúng ta được biết đến ông là một người lười làm quan, biếng danh lợi. Về ở ẩn ông không những là một người thầy thuốc giỏi mà còn là một nhà văn. Tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là tác phẩm vào phủ chúa Trịnh. Trong tác phẩm này Lê Hữu Trác đã phê phán những thói ăn chơi xã đọa của bậc vua chúa. Nơi đây không khác gì cho những bậc thánh ở.

Xem thêm:  Nghị luận ngắn về vấn đề được – mất trong xã hội

Đoạn trích được rút trong tập thượng kinh kí sự, là một quyển cuối cùng trong  bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, đánh dấu sự phát triển của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký). Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn.

Vào phủ chúa trịnh ghi lại thời điểm: Sau khi ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này.

Nhà văn đi vào chữa bệnh cho thái tử Trịnh cán và thu vào mắt mình cái quang cảnh và cung cách trong phủ chúa Trịnh.

Trước hết là quang cảnh trong phủ chúa Trịnh, thu vào mắt tác giả là những quang cảnh của cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm. quả thật đây là một nơi sang trọng bậc nhất thiên hạ.  Vào phủ chúa phải trải qua biết bao nhiêu là cửa sự trang nghiêm nơi đây thật sự khiến cho người ta rụt rè chân bước “ Hậu mã quân thúc trực” để cho chúa sai việc. Bên trong cửa phủ thì có những “đại đường”, “quyền bổng”, “gác tía” với kiệu son, võng nghi lộng lẫy. tất cả mọi thứ đều được mạ vàng. Từ những chiếc cột cho đến những mâm bát chén cũng đều như được dát vàng. Ở đây ta thấy được những cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Không hiểu tại sao sống trong cảnh giàu sang vinh hoa ấy mà Trịnh Cán lại có thể bị bệnh cơ chứ.

Cái sự sang trọng ấy được nhà văn miêu tả và nhận xét là “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Đến nội cung của Thế tử thì phải qua biết mấy lần trướng gấm. Trong căn phòng của thế tử cũng có nhiều thứ rất sang trọng mà người đời mấy ai được xem qua. Nào là trướng là gấm rồi lại đến những sập cũng sơn son thiếp vàng, ghế rồng hương hoa bay ngào ngạt. Có thể nói đây chính là thiên đường trên mặt đất không đâu sánh bằng cái vẻ nguy nga lộng lẫy ấy. Thật sự là khiến cho người ta đau lòng vì khi nhân dân thì đang khổ sở với cuộc sống thì chúa cái người mà đứng ra cai quản lại có thể ăn chơi xa đọa trước những vất vả của nhân dân như vậy. Thử hỏi rằng triều đại ấy cái trị được bao nhiêu lâu, ngồi mát ăn bát vàng không lo cho dân chúng thì liệu có bền được không?.

Không chỉ quang cảnh mà đến cung cách trong cung cũng được nhà văn chú ý miêu tả. nào là “đầy tớ chạy trước hết đường”, rồi lại đến “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Quả thật đây đúng là một chốn lao xao mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói. Lời nói của mọi người khi nhắc đến thế chúa và thế tử đều rất cung kính, lễ độ. Riêng chúa Trịnh lúc nào cũng có những cung tần mĩ nữ xung quanh để hầu hạ. Chúa giống như những bậc thánh khiến cho nhà văn cũng không được gặp mặt chúa mà chỉ làm theo chỉ dẫn để vào cung thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán mà thôi. Khi xem bệnh xong thì không được trao đổi với chúa mà phải viết giấy khai đưa lên. Còn riêng phần thế tử thì khi bị bệnh lại có rất nhiều tầm bảy, tám ngự y thúc tục vây quanh. Không những thế nếu muốn khám bệnh cho thế tử thì những ngự y kể cả đã già lắm rồi cũng phải quỳ lạy dưới một đứa trẻ con. Không chỉ vậy mà người gọi chúa Trịnh là thánh thượng, các chữ “thánh” ấy phải chăng chúa Trịnh đang quá lạm dụng quyền hành của mình.

Trước những quang cảnh và cung cách trong phủ chúa ấy khiến cho tác giả thể hiện quan điểm của mình. Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ của giàu sang phú quý bởi vì nó được xây đắp bởi xương máu của nhân dân làm ra. Và tác giả dùng những câu văn thể hiện sự không đồng tình của cảnh sống xa hoa nơi đây. Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy: Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy. Thế tử Trịnh Cán bị bệnh là do nơi đây quá đầy đủ khiến cho con người không thể khỏe mạnh bình thường được. Khi các ngự y không đồng tình với đơn thuốc mà tác giả kê thì ông đã nhất quyết bảo vệ đơn thuốc ấy. Chính vì thế mà các ngự y khác phải khâm phục trước kiến thức và tài năng của nhà văn.

Qua đây ta thấy Lê Hữu Trác đã phơi vẽ những gì có trong phủ chúa Trịnh. Dường như ta cảm nhận được rõ cuộc sống xa hoa ở đây cũng như cung cách của con người trong phủ chúa. Thế nhưng có ai biết rằng sự xa hoa ấy là chính nhân dân khổ cực bị chúa bóc lột đến tận xương hay không. Thế mà chúa vẫn sống đàng hoàng như thế quả thật không chấp nhận được.

Phân tích đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Bài số 3

   Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách. Tác phẩm ” Thượng kinh kí sự” (kí sự đến kinh đô) là một trong những tác phẩm lớn của ông-được viết bằng chữ Hán, hoàn thành 1783. Đoạn trích “vào phủ chúa trịnh” trích từ bài kí sự sẽ giúp ta thấy rõ sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà vua, qua đó thể hiện thái độ của tác giả.

    Mở đầu đoạn trích, tác giả thể hiện sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà vua. Bắt đầu từ quang cảnh tráng lệ trang nghiêm, lộng lẫy, tôn nghiêm với bên ngoài phủ chúa. Đường vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa với ” những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. Ở mỗi cửa đều có lính canh gác ” ai muốn ra vào phải có thẻ”. Vườn hoa trong phủ chúa có ” cây cối um tùm, trăm hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. trong khuôn viên phủ chúa có điếm” hậu mã quân túc trực”. Quang cảnh bên trong phủ chúa được tác giả  miêu tả hết sức tỉ mĩ. Kiệu son, võng điều, đồ nghi trương đều sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Có những nhà ” Đại Đường”, “Quyển Bồng”, “Gác Tía”. Còn đồ dùng để ăn uống toàn “mâm vàng chén bạc”. Đi sâu vào nội cung thế tử, phải qua năm sáu lần trướng gấm. Ở trong phủ tối như mực. trong phòng thấp nến, có sập thếp vàng. Trên ghế bày nệm gấm bàn là che sân, còn xung quanh thì lấp lánh hương hoa ngào ngạt. Vì vậy, quang cảnh trong phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao – Văn mẫu lớp 11

      Kế đến là cung cách sinh hoạt lễ nghi khuôn phép. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa theo lệnh của chúa Trịnh Sâm, “có tên đày tớ chạy đằng trước hét đường”, “cán chạy như ngựa lồng”.Trong phủ chúa, ” người giữ cửa truyền báo rộn ràng”, “người có việc quan qua lại như mắc cửi”.Từ đó, thấy được chúa có vị trí trọng yếu và quyền uy tối thượng trong triều. Vì vậy, tác giả đã làm bài thơ làm rõ thêm uy quyền nơi phủ chúa:

                                      ” Lính nghìn cửa vác đồng nghiêm nhặt

                                    …Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào!”

    Tác giả dùng lời lẽ hết sức cung kính và lễ độ khi nhắc đến chúa Trịnh và thái tử:”Thánh thượng ngự ở đấy”,”hầu mạch cho đông cung thế tử”,”chầu trà, hầu trà”. Xung quanh chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chựt, người hầu kẻ hạ đến nỗi tác giả không thấy được mặt của chúa. Khi xem mạch cho chúa xong, ông phài viết tờ khải để quan chánh đường dâng lên chúa. Cảnh tác giả khám bệnh cho Trịnh Cán được coi là một chi tiết đắt. Nội cung thế tử trang nghiêm khiến ông phải nín thở đứng chờ ở xa. Lúc đầu, khi thế tử bệnh, có bảy, tám người thầy thuốc đứng phục dịch, lúc nào cũng có người hầu hai bên. Thế tử chỉ mới năm sáu tuổi, nhưng khi xem mạch cho Người, tác giả là người già phải quỳ lại còn được khen:”Ông này lạy khéo”. Điều đó nói lên sự hài hước của phủ chú_như mọi trò hề. Nội cung thế tử được miêu tả hết sức tỉ mĩ “bên trong tối om, màn che trướng phủ”,” ăn quá no mặc quá ấm”, đó cũng là nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử. Với hình ảnh của chúa Trịnh” đang ngự ở trong, có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít, đèn sáp chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ” đã tự phơi bày cuộc sống hưởng lạc của phủ chúa không cần lời bình.

    Đứng trước sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa, tác giả đã bộc lộ, tâm trạng và suy nghĩ của mình. Ông dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do. Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy tác giả nhận xét:” Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hằn người thường”. Còn khi được mời ăn sáng, tác giả nhận xét:”mâm vàng chén bạc, ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới hay cái phong vị đại gia. Trên đường vào nội cung thế tử, ông thấy ” ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả”. Khi tác giả chữa bệnh cho thế tử, tâm trạng của ông diễn biến rất phức tạp. Tác giả đã nghỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó và ngầm phê phán” vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Ông hiểu rõ căn bệnh đưa ra cách chữa hợp lí và thuyết phục người khác. Nhưng ông sợ chữa có hiệu quả ngay thì sẽ được chúa tin dùng rồi bị công danh trói buộc. ” Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ráng buộc, không làm sao về núi được nữa”. Ông từng nghỉ” chi bằng ta dùng thứ thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu, nhưng như thế là làm trái với y đức”. Vì thế, ông mang tâm trạng giằng co, xung đột nhưng cuối cùng phẩm chất lương y trung thực của người thầy thuốc đã chiến thắng. Ông đã gạt bỏ sở thích riêng qua một bên để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc. Qua đó ta thấy ông là người thầy thuốc giỏi, kiến thức rộng, giàu kinh nghiệm và có lương tâm đức độ, xem thường danh lợi thích cuộc sống đạm bạc.

    Bằng tái quan sát tỉ mĩ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết đắc và gây nhiều ấn tượng. Kết hợp giữa lối kể chuyện hấp dẫn, chân thật, hài hước với văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giản dị mộc mạc đằng sau bức tranh và con người ấy chứa đựng bao tâm sự dồn nén của tác giả.

      Tóm lại, đoạn trích vào phủ chúa Trịnh đã phản ánh quyền lực to lớn của Chúa Trịnh Sâm với sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhả Chúa. Đổng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền uy của tác giả và cũng để lại cho ta nhiều bài học về y đức mà người thầy thuốc cần có.

Phân tích đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Bài số 4

Thượng kinh kí sự’là một tập bút ký rất hiếm và quý trong văn học cổ Việt Nam thế kỉ XVIII. Tác phẩm viết bằng chữ Hán kể lại tỉ mỉ một chuyến đi của Lê Hữu Trác được triệu từ quê hương Hà Tĩnh ra kinh đô chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và cho thê tử Trịnh Cán.

Đoạn trích kể lại một chuyến đi, theo trình tự không gian như ta thường gập trong các du kí, từ không gian vòng ngoài là phù chúa đến không gian bên trong là cung chúa.

Từ nhà trọ đến cửa phủ chúa, tác giả đã thấy gì? Nét nổi bật là người đầy tớ của quan đầu triều Hoàng Đình Bảo: anh ta gõ cửa rất gấp, thở hổn hển báo tin có thánh chỉ triệu Lê Hữu Trác vào chầu ngay, rồi chạy đàng trước cáng hét đường, cáng chạy như ngựa lồng… Tại sao? Vì có lệnh chúa, để thực hiện lệnh chúa, đủ biết uy quyền của chúa Trịnh ghê gớm đến mức như thế nào.

Từ cửa phủ đi sâu vào bên trong, quang cảnh ra sao? Tác giả miêu tả khách quan bằng những chi tiết chính xác, tinh tế, kèm đôi nhận xét kín đáo, có vẻ không phê phán gì cả, nhưng tự nó bức tranh khách quan ấy lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Lê Hữu Trác được dẫn từ cửa phủ vào điếm Hậu Mã đến Phòng Chè, rồi lại từ Phòng Chè ra điếm Hậu Mã, chờ có lệnh mới được vào cung chúa. Dọc đường đi vào đi ra, Lê Hữu Trác đã có những cảm nhận gì về cái Phủ Chúa thâm nghiêm kín cổng này?

Một nơi thâm nghiêm đầy uy quyền với nhiều cửa và nhiều vệ sĩ canh gác, đi một bước phải có người dẫn đường, qua mỗi cửa đểu có người giữ thẻ.

Xem thêm:  Phân tích bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) – Văn mẫu lớp 11

Một cảnh giàu sang xa hoà khác thường, tột độ với những vườn cảnh ríu rít chim kêu, rực rỡ hoà quý, ngào ngạt hương thơm, những lâu đài to lớn cao rộng lộng lẫy màu sắc, chói lọi sơn son thiếp vàng. Tác giả đặc tả điếm Hậu Mã, nhà Đại Đường và Phòng Chè để phơi bày tất cả cái xa hoà, cầu kỳ, kiểu cách trong Phủ Chúa: điếm Hậu Mã chỉ là nơi nghi tạm của quan Chánh đường đứng dầu triều mà cũng xây dựng cầu kỳ, bao lơn lượn vòng, toàn cây lạ đá quý, bữa cơm ở đây toàn mâm vàng chén ngọc, của ngon vật lạ. Nhà Đại Đường là ngôi nhà lớn cao rộng, đổ nghi trượng đểu sơn son thếp vàng, có kiệu để chúa đi, sập để chúa ngồi, cả võng điểu để chúa nằm. Phòng Chè là một lầu son gác tía, dành riêng để chúa con ốm o bệnh tật ra uống thuốc. Miêu tả khách quan là chính, đôi chỗ tác giả thoáng kín đáo nhận xét: ‘Tôi nghĩ bụng… cánh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thưởng!… Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đổ đạc nhân gian chưa từng thấy… Mâm vàng, chén bạc, đổ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giở mới biết cái phong vị của nhà đại gia’. Quả là một cuộc sống đế vương xa lìa, xa cách nhân dân một trời một vực.

Một cảm nhận sâu sắc khác nữa của Lê Hữu Trác, ngoài cảnh vàng son kiêu sa tột độ, quyền uy ghê gớm của vua chúa, là cảnh luồn cúi của những ai đem thân vào đây hầu hạ. Tác giả không nói ra, để sự việctự nó nói lấy. ở Phòng Chè bảy tám lương y của sáu cung, hai viện, ngày đêm chầu chực để hầu thuốc cho chú bé con ốm yêu gọi là Thế tử Trịnh Cán, tất cả đểu khúm núm kính sợ quan Chánh đường, quan có ngồi thì mọi người mới dám ngồi theo thứ tự. Bản thân tác giả là một danh y được triệu vào chữa bệnh cho chúa mà vẫn chưa được phép gập ngay bệnh nhản, phải tạm quay ra điếm Hậu Mã. Vì một lí do vừa khôi hài vừa xúc phạm con người: Trịnh Sâm đang mải vui vẩy với cung tần mĩ nữ, chưa cho phép danh y vào chầu. Uy quyền cùa vua chúa to lớn quá, con người vào đây hầu hạ thành bé nhỏ quá.

Đến khi được dẫn vào cung chúa, Lê Hữu Trác có dịp mắt thấy tai nghe nhiều điểu bí ẩn trong thâm cung, nghĩ đời không thể biết được. Ông kể tỉ mỉ, khách quan, không một lời bình luận,chọn những chi tiết tự nó nói được nhiều nhất cảnh và người nơi đây.

Cảnh thật lạ: lối đi tối om, không có cửa ngõ, qua đến năm sáu lần màn gấm che cách thì tới một phòng rộng có ánh sáng nhưng không phải ánh sáng mặt trời mà toàn ánh nến và đèn sáp, ngồi trên sập thếp vàng là một chú bé áo đỏ, một lá màn

che ngang phía sau, thấp thoáng cung nữ và to nhỏ tiếng người – cảnh xa hoà tột độ nhưng kì quái, thâm cung mà như một âm cung cách biệt trần thế.

Người cũng thật lạ: tác giả tập trung miêu tả Thế tử Trịnh Cán, người được Trịnh Sâm chọn nối nghiệp cai quản đất nước trị vì thiên hạ. Lê Hữu Trác kể lại giọng rất nghiêm trang, có phần kính cẩn (tôi nín thở đứng chờ ở xa… tôi khúm núm đến trước của sập xem mạch,…) nhưng tự bản thân người và cảnh, dưới ngòi bút của ông, vẫn toát ra một cái gì vừa ngộ nghĩnh vừa tức cười, vừa bệnh hoạn. Ngộ nghĩnh với ông chúa tí hon mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng, giữa một thế giới gấm vóc vàng son, kẻ hầu người hạ. Tức cười với hình ảnh ông chúa trẻ con, thấy Lê Hữu Trác cúi lạy ‘ông’ bốn lạy theo lệnh của quan Chánh Đường, khoái chí cười ‘han’ một lời khen rất con nít: ‘Ông này lạy khéo’. Bệnh hoạn với hình ảnh ông chúa nhỏ ‘da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chân taygầy gò’ -chưakể chúa cha là Trịnh Sâm hoang dâm vô độ, sức tàn lực kiệt, sợ nắng sợ gió, sợ cả ánh sáng mặt trời – cha con sống trong thâm cung, gấm vóc phủ kín, thắp sáng toàn bằng nến và đèn sáp.

Tóm lại, Lê Hữu Trác với tài quan sát, biết chọn những chi tiết đặc sắc, miêu tả khách quan và tỉ mỉ, đã vẽ ra một bức tranh hiện thực rất chân thực, kín đáo phê phán một triều chính suy đồi:

–   Người cầm quyến sống xa hoà, xa cách, xa lìa nhân dân quần chúng.

–   Người cầm quyền không còn khả năng cầm quyền.

–   Cuộc sống luồn cúi, mất tự do của những kẻ ham danh lợi đem thân vào hầu hạ trong phủ chúa.

Đoạn văn ‘Vào Trịnh phù’ không chỉ vẽ ra một bức tranh hiên thực có ý nghĩa phê phán sâu sắc, nó còn bước đầu ghi lại một cuộc đấu tranh nôi tâm trong con người Lê Hữu Trác quanh vấn đế tự do và danh lợi.

Là một danh y, ông đã tìm ra nguyên nhân bệnh tật và cách chữa bệnh cho Trịnh Cán. Điểu lạ là ông không mừng mà lại lo (nếu mình làm có kết quà thì sẽ bị  danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được). Ông lo bệnh khỏi, chúa sẽ thưởng danh lợi, giữ ông lại kinh đô, không thể trở về cuộc đời tự do dân dã trong núi. Vấn để ông lo lắng là vấn để tự do và danh lợi. Giải quyết vấn đề thế nào cho đúng?

Lúc đầu, ông định bốc một thứ thuốc không trúng bệnh nhưng không có hại cho bệnh nhân, bệnh không khỏi, chúa sẽ không dùng nữa và ông sẽ được tự do (‘chi hằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì không sai hao nhiêu’).

Với lương tâm người thầy thuốc ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng gay go, phức tạp, cuối cùng ông đã thay đổi ý kiến. Sau đơn thuốc đầu tiên chúa Trịnh hiểu rõ tài năng của ông, ban thưởng và giao cho ông thẻ đi đêm để có thể đi lại túc trực trong Phù chúa thì ông cáo ốm không vào nữa. Ông xin phép ra khỏi nhà quan Chánh Đường, tìm chỗ ở ngoài làm thuốc sinh sống, thay đổi chỗ ở nhiều lần, che tên giấu tiếng để khỏi phải tiếp xúc với các quan to chức lớn. Ông làm nhiều thơ gửi quan Chánh Đường để bày tỏ ý chí của mình, kì cho quan Chánh Đường phải nản, biết rằng không ép buộc được ông, đành phải xin với chúa Trịnh, cho ông được trở về quê quán sống cuộc đời tự do.

Tóm lại ‘Thượng kinh kí sụ’ của Lê Hữu Trác là một tác phẩm văn xuôi cổ Việt Nam có giá trị lịch sử và giá trị văn học đáng quý. Tác phẩm viết theo thể kí với người thật việc thật, nó có giá trị đặc biệt ở những trang miêu tả khách quan, để sự việc tự nó nói lấy, đoạn trích ‘Vào Trịnh phủ’ có giá trị ở chỗ:

–   Giúp ta một tài liệu quý về thời vua Lê – chúa Trịnh.

–   Phản ánh chi tiết và phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoà, uy quyền ghê gớm của chúa Trịnh sống xa rời nhân dân, người cầm quyền không còn khả năng cầm quyền.

–   Thể hiện một tâm hồn cao thượng, khao khát cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi.

Thanh Bình tổng hợp


Page 2

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Bài số 1

Từ Hải “khách biên đình” oai phong lẫm liệt:

“Râu hùm hàm én mày ngài.

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.

Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, đã tái sinh cuộc đời nàng, nâng Kiều thành một mệnh phụ phu nhân:

“Trai anh hùng, gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó. Từ Hải đã giã biệt phu nhân để lên đường chinh chiến quyết “rạch đôi sơn hà”:

“Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bấn phương.

Trông vời trời bể mênh mang.

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Bức chân dung Từ Hải hiện lên trong cảnh giã biệt thật đẹp. Bốn phương trời xa vẫy gọi, “thoắt đã động lòng” đấng trượng phu. Cuộc sống êm ấm gối chăn đầy hạnh phúc “hương lửa đương nồng” cũng không thể níu giữ. Một cái nhìn vời vợi “trời bể mênh mang”. Đó là cái nhìn mang tầm vũ trụ của một anh hùng chí lớn, như Nguyễn Công Trứ từng thổ lộ:

“Chí làm trai nam bắc tây đông,

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

(Chí anh hùng)

“Thoắt” nghĩa vụt chốc, diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Thoắt đã thể hiện sự chấn động vô cùng mạnh mẽ trong tâm hồn đấng trượng phu. Từ Hải đã ra đi với khát vọng lập nên sự nghiệp, bằng võ công của bậc tài trai:

“Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Kiều đã coi chữ “tòng” làm trọng; tòng phu là một trong đạo tam tòng của người phụ nữ ngày xưa. Đó cũng là một nét đẹp đạo đức Thuý Kiều:

“Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ Hải đã nói với Kiểu bao lời tình nghĩa. Không thể đế cho giọt nước mắt. tiếng thở dài của người vợ đẹp níu giữ. Từ Hải khuyên Kiều hay khẽ nhắc mình: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Hứa với Kiều về một ngày mai huy hoàng, một ngày mai sum vầy hạnh phúc:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi  thường,

Bấy giờ ra sẽ rước nàng nghi gia”.

Đó là lời hứa danh dự của một đấng trượng phu phi thường. Có tin vào chí khí và sức mạnh “rạch đôi sơn hà” của đáng tài trai “đội trời đạp đất” mới có lời hứa như dao chém đá ấy. Với Từ Hải, bốn phương vẫy gọi là chiến công đang chờ đón, là một ngày mai hiển hách có một lực lượng hùng hậu “mười vạn tinh binh ‘, ‘huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”. Thời gian đợi chờ mà Từ Hải an ủi Kiều cũng là một lời hứa:

“Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Hình ảnh cánh chim bằng bay vút muôn dặm khơi là hình ảnh người anh hùng mang chí lớn tung hoành vẫy vùng trong bốn bể:

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.

Đọc “Truyện Kiều”, ta bắt gặp hình ảnh Từ Hải đã trở lại Lâm Tri sau một nam trời giã biệt. Trong cảnh “Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân”. Từ Công hỏi phu nhân:

“Nhớ lời nói những bao giờ hay không?

Anh hùng mới biết anh hùng.

Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”.

Qua đoạn thơ 18 câu này (từ câu 2213 – 2230), nhân vật Từ Hải đã được Nguyễn Du miêu tả với tấm lòng quý mến ngợi ca về chí khí anh hùng và khát vọng sự nghiệp phi thường. Từ Hải là một nhân vật anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp trong “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Bài số 2

Truyện Kiều xuất sắc không chỉ vì ngôn ngữ nghệ thuật, mà còn vì ý nghĩa nội dung độc đáo, sâu sắc. Nguyễn Du phản ánh một hiện thực xã hội phong kiến đương thời – cái xã hội hủ nát đã vùi dập chính ông – hay vùi dập số phận nàng Kiều và vô vàn những số phận tài hoa khác. Điều ấy khiến Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện, Nguyễn Du đã làm sáng cái ý chí và hoài bão lớn lao của những bậc anh hùng thời bấy giờ. Hình ảnh nhân vật Từ Hải được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích Chí khí anh hùng.

            Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại ‘thoắt động lòng bốn phương’. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu ‘Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể’. Nam nhi chi chí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, ‘Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’. Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

            Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên ngựa luôn được đặt sắn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, ‘nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ’.

Xem thêm:  Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Dế chọi

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”

       Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

       Từ Hải như không còn là một người thường nữa – Nguyễn Du tả chàng như một vị tiên nhân – lướt gió, đạp mây mà đi – vượt bể, vượt núi cao, vượt qua bao sóng gió. Lòng chàng vẫn không thay đổi – chàng vẫn ‘quyết lời’, vẫn ‘dứt áo ra đi’. Bởi:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

       Chàng muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Chàng tự tin vào tài năng của mình, giống như cách Đào Uyên Minh tự tin ‘Thiếu thời tráng thả lệ/ Vũ kiếm độc hành du”.

“Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hoài bão của mình – ấy là trở thành một vị tướng quân dẫn ‘mười vạn tinh binh’, chiêng trống ‘dậy đất’, cờ xí ‘rợp đường’. Mọi người rồi sẽ biết chàng tài năng thế nào. Đến lúc ấy, chàng sẽ cho kiệu tám người khiêng, đường đường chính chính rước Kiều vào phủ đệ – để Kiều làm một vị phu nhân, để những kẻ từng hãm hại Kiều phải ngày đêm sợ hãi. Việc ấy sẽ không lâu, ‘chầy chăng là một năm sau vội gì’.

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

       Từ Hải một mặt trách Kiều ‘sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình’, một mặt lại lo lắng cho nàng:

“Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu”

       Chàng cũng rất mâu thuẫn – chàng muốn vợ mình cũng là một cô gái phóng khoáng, hiệp nghĩa để sánh đôi với chàng, tựa như Mộc Lan trong thơ của Đào Uyên Minh:

“Vạn dặm đi theo quân

Vượt núi ải như bay

[…]Tướng quân đánh trăm trận rồi chết

Tráng sĩ mười năm mới trở về”

Nhưng đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải chịu khổ sở – buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn. Một tiểu thư khuê các như Kiều sao có thể chịu khổ như vậy? Đó là tấm lòng nghĩ cho vợ, tấm lòng hết sức tình cảm của một kẻ võ biền, thật đáng quý biết bao.

       Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí to lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ.

John S.Mill từng nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác.” Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Dù đưa vào nhân vật Từ Hải – một anh hùng trong mắt Kiều và những người có số phận như Kiều hay phường giặc cỏ trong mắt triều đình phong kiến, nhưng cuối cùng, chàng vẫn bị quật ngã trước những thế lực đen tối xấu xa. Thế nhưng, chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, Từ Hải cũng đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du.

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Bài số 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khát vọng cao đẹp thôi thúc Từ Hải lên đường. Từ Hải đang sống rất ấm êm, viên mãn bên người yêu Thuý Kiều: hương lửa đang nồng. Nồng là nồng ấm, nồng nàn.

Từ lửa và nồng đặt cạnh nhau có ý nghĩa làm nổi bật hình ảnh cuộc sống dang tột đỉnh hạnh phúc. Có được cuộc sống gia đình như thế thật là một mơ ước của Kiều và bao người. Nhưng Từ Hải là một hiệp khách nên không thể tự bằng lòng với cuộc sống bằng phẳng, nhỏ bé, tù túng. 

Từ Hải lại là người thuộc về cuộc đời, được sinh ra để tung hoành nơi bốn biển, đạp nát bất công, xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp như giấc mơ của Nguyễn Du, nên đang trong cảnh yên bình thì chí khí trượng phu bỗng bật dậy thôi thúc chàng thực hiện hoài bão anh hùng: Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Đó là tiếng gọi của sự nghiệp thức tỉnh Từ Hải từ bên trong.

Không gian bốn phương và trời bể mới là nơi đất sống, nơi tráng chí tung hoành: Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo. Nơi ấy đang vẫy gọi người tráng sĩ trở về thực hiện giấc mơ. Và bây giờ sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Thanh gươm yên ngựa là lẽ sống, sự nghiệp chính nghĩa cũng bắt đầu từ đây. Ánh mắt đã hướng về chân trời khát vọng và ý chí đã quyết, chàng vung áo bào lên ngựa. Hình ảnh Từ Hải lúc này thật phi thường và đẹp đẽ:

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Động tác thật mau lẹ, chí khí thật mạnh mẽ, không dặn dò không lưu luyến. Nhưng…

Cảnh chia li: Thuý Kiều không cản, chỉ xin đi theo:

Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Rất bình thản và đầy quyết tâm. Từ một lòng không đơn thuần là lòng thuỷ chung: tâm phúc tương tri mà còn cho thấy nàng có cùng lí tương với Từ Hải. Chữ tòng này không theo quan niệm tam tòng tứ đức của Khổng Tử. Vì tòng phu ở dây là theo chồng đi chinh chiến, là tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ. Thời phong kiến có mấy phụ nữ làm chuyện ấy.

Đã từng là nạn nhân của chế độ thôi nát, bây giờ có cơ hội, Kiều muôn “góp tay” vào để xoá bỏ ung nhọt xấu xa, trừng trị kẻ bạc ác. Tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh của Kiều lần nữa được bộc lộ (lần thứ nhất là hành động tự vẫn trước mặt Tú Bà). Núp bóng phận gái nhưng Kiều không phải là kiểu người an phận. Có trí tuệ, bản lĩnh, lại có khát vọng cao quí nên sau này Từ Hải yên tâm giao phó nhiệm vụ xử án cho Kiều: Từ rằng: “Ân oán hai bên / Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh”.

Từ Hải ngăn cản:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Từ Hải trách Thuý Kiều chưa vượt lên khỏi tình cảm thông thường của nữ nhi, Kiều xin đi theo chỉ thêm vướng bận, nhưng liệu Từ Hải có hiểu được Kiều?

Từ Hải hứa hẹn ngày về với thái độ rất mực tự tin:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiềng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Hình ảnh của tương lai với đoàn quân oai hùng như che rợp cả bầu trời hiện ra thật đẹp đẽ. Lúc này sự nghiệp đã thành công thì mọi việc sau đó sẽ Ổn. Từ Hải động viên việc đó chỉ trong vòng một năm thôi. Giọng nói gọn rõ, lời lẽ dứt khoát cũng góp phần thể hiện tính cách phi thường.

Từ Hải lên dường:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Lời và ý đã quyết như dóng đinh vào cột, hành dộng dứt áo như cắt đứt mọi lưu luyến, tâm tư hướng đến mục đích duy nhất. Tất cả làm toát ra cốt cách của người anh hùng.

Câu thơ cuối sử dụng điển tích gợi hình ảnh có vẻ đẹp kì vĩ mang hàm ý so sánh để làm nổi bật sức mạnh phi thường của người anh hùng và khát vọng lớn lao trải ra trên đôi cánh mênh mang của chim bằng trên đường ra biển lớn.

Chĩ một câu thơ mà hình ảnh Từ Hải hiện ra thật đẹp đẽ hào hùng trong cảm hứng anh hùng ca và giàu chất lãng mạn.

Đó cũng là hình ảnh Phan Bội Châu sau này:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật lí tưởng:

– Khát vọng, hoài bão lớn lao:… động lòng bốn phương.

– Lời nói, ngôn ngữ, hành dộng mạnh mẽ dứt khoát:… ta sẽ rước nàng,… là một năm sau, vội gì! Quyết lời dứt áo…

– Hình ảnh ki vĩ lớn lao: trời bể mênh mang, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

– Cách dùng từ: trượng phu, thanh gươm yên ngựa, mặt phi thường. 

– Tất cả làm nổi bật hành động phi thường có chiều kích vũ trụ và sự nghiệp anh hùng tung hoành nơi cuộc đời rộng lớn…

Thông qua cảnh chia li, đoạn trích khắc hoạ hình tượng Từ Hải anh hùng có tính cách phi thường và mang khát vọng tự do cao đẹp. Đoạn trích cũng thể hiện thành công nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc thể hiện ngôn ngữ nhân vật và việc khắc hoạ tính cách

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Bài số 4

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt “động lòng bốn phương”, thế là toàn bộ tâm trí hướng về “trời bể mênh mang”, với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng.

Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong” rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không? Không, vì hai chữ “thẳng giong” có người giải thích là “vội lời”, chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết tính Hoạn Thư, do đó gặp lại được là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.

Xem thêm:   Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ Hải đã đáp lại rằng: Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.