Các ngân hàng dự trữ những ngoại tệ nào năm 2024

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

1.2. Dự trữ ngoại hối nhà nước là gì?

Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;

- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

- Các nguồn ngoại hối khác.

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP)

2. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước

Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

- Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

Cụ thể, ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế. (Điều 7 Nghị định 50/2014/NĐ-CP)

- Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

- Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

3. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước

Dự trữ ngoại hối nhà nước được hình thành từ các nguồn được quy định tại Điều 5 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.

- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

- Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

- Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Ngoại hối từ các nguồn khác.

4. Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

* Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư ngoại hối nhà nước

Tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên các cơ sở theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;

- Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.

* Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư ngoại hối nhà nước

Cơ cấu đầu tư ngoại hối nhà nước bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của hai loại đó được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP.

Cụ thể quy định như sau:

- Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:

+ Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;

+ Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:

+ Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;

+ Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;

+ Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;

+ Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ..

Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng 5/1, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết: Năm 2023 tiếp tục là năm đầy khó khăn, thách thức đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Chính phủ. Bởi ngoài những khó khăn phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sự cố rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB vào cuối năm 2022 tác động mạnh tới thanh khoản, tâm lý thị trường năm 2023.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, chắc chắn và linh hoạt trong điều hành đã góp phần vào kiểm soát lạm phát bình quân ở mức 3,25%, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định.

Đồng tiền Việt Nam có tính ổn định

Việt Nam đồng mất giá khoảng 2,9% cho thấy là một trong những đồng tiền có tính ổn định cao và dự trữ ngoại hối Nhà nước cải thiện so với cuối năm ngoái. Đây là những điểm cộng để nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2023.

Khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và dự báo áp lực lạm phát không lớn, NHNN đã chủ động 4 lần giảm lãi suất điều hành và đưa mặt bằng lãi suất cho vay giảm so với cuối năm ngoái hơn 2%, đặc biệt mặt bằng lãi suất đã đưa về bằng thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

NHNN cũng đã thực hiện cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ và triển khai các gói tín dụng thiết thực như gói tín dụng Nhà ở 120.000 tỷ đồng, gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho lâm, thuỷ sản; Phân bổ hết hạn mức tín dụng hàng năm từ giữa năm 2023 và phối hợp với nhiều địa phương tổ chức hàng trăm hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Đến hết năm 2023, tín dụng tăng khoảng 13,7%, thấp hơn không đáng kể so với mức 14,18% của năm trước. Tín dụng tăng cao vào cuối năm là nhờ kết quả của sự tháo gỡ khó khăn nêu trên.

"Năm 2023 cũng là năm mà NHNN tập trung nhiều vào các nhóm giải pháp căn cơ cho sự bền vững trong trung hạn. Qua các vụ việc đã xảy ra, NHNN đã rút ra được những bài học để có sự lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nâng cao khả năng phát hiện rủi ro, chủ động cảnh báo với các tổ chức tín dụng và tăng cường công tác thanh tra, giám sát", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói

NHNN cũng thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chuyển giao pháp lý.

Tiên phong chuyển đổi số

Đặc biệt, ngành ngân hàng cũng là 1 trong các Bộ, ngành đi tiên phong trong công tác chuyển đổi số giảm chi phí và tăng tiện ích cho doanh nghiệp và người dân. Hiện nay hầu hết các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng đều thực hiện trên môi trường số. NHNN đang cùng Bộ Công an triển khai thí điểm đối với các khoản tín dụng nhỏ lẻ để hạn chế 'tín dụng đen'.

Năm 2024, bà Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: NHNN cũng nhận thức nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bởi vậy, NHNN đã chuẩn bị tâm thế ứng phó linh hoạt với tình hình và sẽ tập trung xử lý những vấn đề tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng như: xử lý ngân hàng yếu kém và xử lý các khoản nợ xấu đang có xu hướng gia tăng.

"Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào các vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm và đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt như điều hành tín dụng. Ngay từ những ngày đầu năm, NHNN đã đưa ra định hướng điều hành tín dụng là 15%. Hiện đã phân bổ thông báo hết cho các tổ chức tín dụng dựa trên điểm xếp hạng của các tổ chức tín dụng với các tiêu chí rất rõ ràng, minh bạch", Thống đốc nói.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình, nếu như lạm phát được kiểm soát ở mức thấp sẽ có điều chỉnh phù hợp. Ngược lại, nếu lạm phát tăng cao, NHNN sẽ sử dụng các công cụ tiền tệ để kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng thay mặt NHNN đưa ra 2 kiến nghị tại Hôị nghị:

Thứ nhất, trong điều kiện dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cao như một số tổ chức quốc tế cảnh báo, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, cần giải quyết vấn đề về vướng mắc pháp lý để tạo điều kiện cho các dự án hoạt động trở lại và hạn chế nợ xấu phát sinh, tạo điều kiện phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn.

Thứ hai, NHNN nhìn nhận, hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm 95% nhưng vẫn gặp khó khăn nên các giải pháp của Chính phủ cần tập trung vào nhóm này theo những giải pháp đã có trong luật như bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn xanh bền vững vốn đang rất khắt khe, bởi nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn này thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn.