Các loại giấy to có giá trong Ngân hàng

Có nhiều loại tài sản bảo đảm tại các ngân hàng như bất động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng tồn kho,…. trong đó, giấy tờ có giá là một tài sản đảm bảo khá phổ biến hiện nay. Vậy giấy tờ có giá là gì? Tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá đóng vai trò gì tại các ngân hàng?

Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định [tổ chức, cá nhân] xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “Bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Giấy tờ có giá có các đặc tính sau:

  • Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định
  • Trị giá được bằng tiền
  • Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự
  • Có tính thanh khoản cao.

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng như thế nào? Điều kiện và thủ tục


Giấy tờ có giá là tài sản có tính thanh khoản cao

Các loại giấy tờ có giá

Căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:

  • Các công cụ chuyển nhượng: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường
  • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu công ty, Kỳ phiếu, Cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác
  • Công cụ nợ: Tín phiếu, Hối phiếu, Trái phiếu, Công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ
  • Các loại chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua,quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định
  • Trái phiếu doanh nghiệp.

Các loại tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật hiện hữu, là giấy tờ có giá trị và là quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền
  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, các quyền tài sản khác.

Vai trò của tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá tại các ngân hàng

Nhiều khách hàng khi vay vốn ngân hàng, bên phía ngân hàng yêu cầu những thủ tục, điều kiện gì thì khách hàng chỉ biết hoàn tất điều kiện đó. Tuy nhiên họ lại không hiểu tại sao ngân hàng lại đòi hỏi như vậy. Khi bạn thực hiện vay trả góp ngân hàng thì bạn phải có tài sản đảm bảo mới vay được. Giấy tờ có giá là một trong bốn loại tài sản bảo đảm bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Vậy tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá giữ vai trò gì tại các ngân hàng thương mại?

Đầu tiên, đảm bảo khoản vay bằng giấy tờ có giá thuộc sở hữu của bên đi vay là một trong những biện pháp giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro về khoản vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho bên vay vay tiền.

Giấy tờ có giá có tính thanh khoản khá cao nên được ưa thích và thường áp dụng đối với các khoản vay có số vốn lớn. Tùy vào từng chính sách của từng ngân hàng mà số vốn vay có thể linh hoạt hơn. Nhưng hầu hết các ngân hàng cho vay tối đa là 75% giá trị của giấy tờ có giá. Mà giá trị của giấy tờ có giá phải tương đương hoặc cao hơn phần vốn vay vì để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra đối với khoản vay.

Thứ hai, hoạt động cho vay của ngân hàng giảm được các rủi ro mất khoản vay nhờ việc đảm bảo khoản vay bằng giấy tờ có giá giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển vững chắc.

Có giấy tờ xe ô tô vay thế chấp được ngân hàng nào hiện nay?


Tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá giúp giảm rủi ro mất khoản vay cho ngân hàng

Thứ ba, tài sản đảm bảo giúp các cá nhân và doanh nghiệp được tăng tỷ lệ chấp thuận cho vay vốn của các ngân hàng, đáp ứng kịp thời lượng vốn thiếu hụt khi cần.

Cuối cùng, đây là công cụ “cứu cánh” cho bên vay, nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ,tạo động lực để bên đi vay sử dụng vốn hiệu quả, đồng thời tạo niềm tin cho ngân hàng, để ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn. Khi bạn dùng tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng cũng giúp bạn có ý thức phải lấy lại tài sản đó và giúp bạn có trách nhiệm hơn với hợp đồng vay vốn ngân hàng. Vay vốn ngân hàng có thể giúp bạn có một số vốn để kinh doanh và thực hiện được những ước mơ của mình trước khi mình có khả năng về tài chính để sở hữu chúng.

Như vậy, khi bạn cần vay vốn thì tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá đóng vai trò quan trọng trong quá trình huy động vốn của bạn. Ngoài ra, nó cũng cần thiết cho cả các ngân hàng thương mại giúp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với khoản vay. Vì thế, tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá mang lại lợi ích cho cả hai bên trong dịch vụ tín dụng.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:22/05/2017

 Giấy tờ có giá  Tổ chức tín dụng  Ngân hàng  Nước ngoài

Các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu bao gồm những loại nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Cao Đức Phát, hiện tại là sinh viên năm nhất đại học Kinh tế TpHCM. Em đang học môn học về Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, em đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, bởi vậy có nhiều vấn đề liên quan đến môn học này em chưa nắm vững, cụ thể, xin anh/chị Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp cho em biết các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu bao gồm những loại nào? Văn bản pháp luật nào quy định về các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. 0500***

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cụ thể như sau:

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:

    a] Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

    b] Trái phiếu Chính phủ;

    c] Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

    d] Trái phiếu Chính quyền địa phương;

    đ] Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    e] Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2013/TT-NHNN

    Trân trọng!


Tổ chức tín dụng

  • Hà Tĩnh quyết xóa nạn tín dụng đen
  • Thứ hai, 26/11/2018, 14:39 [GMT+7]

Ngân hàng

  • Hai cựu phó tổng giám đốc BIDV bị đề nghị 6-7 năm tù

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề