Các hộ dân miền núi thanh hóa bị thiếu đất năm 2024

Theo đó, định mức đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại các xã, thị trấn của 11 huyện miền núi là 2,018 ha/hộ. Đối tượng áp dụng bao gồm các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp của 11 huyện miền núi gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành.

Các hộ dân miền núi thanh hóa bị thiếu đất năm 2024

Thanh Hóa quy định định mức đất sản xuất của hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Tại 6 huyện, thị xã có xã, thị trấn, thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi gồm: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc và thị xã Nghi Sơn, định mức đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng trên là 0,862 ha/hộ.

Năm 2004, khi chính quyền thi công Công trình đầu mối thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân đã phối hợp với các đơn vị thực hiện dự án di dân sống ven vùng ngập lòng hồ. Các hộ dân nằm trong diện phải di dời được cấp kinh phí tìm nơi định cư mới. Tuy nhiên, do phần kinh phí đền bù không đủ để mua đất ở nơi định cư mới, nhiều hộ đã chọn ở lại. Số hộ đủ điều kiện dời đi đến vùng đất khác thì lại không có tư liệu sản xuất, sinh kế không ổn định nên người dân nhanh chóng rơi vào cảnh khó khăn, tái nghèo và buộc phải ở lại với khu vực bán ngập nước ven Công trình đầu mối thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt.

Ông Trạm Văn Tiên - một người dân trú tại thôn Lửa, xã Yên Nhân cho biết: Bà con đồng tình, ủng hộ nhường đất cho dự án và cứ nghĩ, sau khi nhận tiền đền bù tái định cư sẽ tìm được một cuộc sống mới tốt hơn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không đủ để người dân có được nhiều sự lựa chọn và đủ thời gian để ổn định một cuộc sống mới.

“Năm 2004, gia đình tôi được hỗ trợ 45 triệu đồng để di dời nhưng số tiền này không đủ để tìm nơi ở mới vậy là chúng tôi đành phải dắt díu nhau quay lại khu vực ven hồ thủy điện để sinh sống. Cuộc sống của gia đình rất khó khăn do mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa nên thu nhập chỉ 5 triệu đồng/năm. Không có điện lưới, trạm xá, trường học đều ở rất xa, dẫn tới đời sống cũng như việc học tập của con em gặp nhiều khó khăn” - ông Tiên nói.

Cùng có chung hoàn cảnh, bà Vi Thị Hoa cho biết: Khi mới thực hiện di dời nhường đất cho công trình, hộ gia đình bà cùng 14 hộ khác đã di chuyển vào làng Khoong, xã Yên Nhân sinh sống. Nhưng cuộc sống mới gặp nhiều khó khăn vì bà con không có đất sản xuất, vị trí người dân dựng nhà để ở tập trung không thuộc khu quy hoạch dân cư... Thay vì tiếp tục đi tìm vị trí mới, gia đình bà cùng các hộ còn lại đã làm đơn đề nghị quay trở về nơi ở cũ và xin “nhận khoán bảo vệ rừng” thuộc khu vực Băng Lươm, thôn Lửa.

Để chính quyền “yên tâm”, bà Hoa và các hộ dân ở đây đã cam kết sẵn sàng tự nguyện di dời khi được yêu cầu. Và cứ thế, số hộ quay trở về mảnh đất cũ để sinh sống đã tăng dần theo từng năm. Từ 15 hộ dân ban đầu, đến nay tại vùng bán ngập nước lòng hồ thủy điện Cửa Đạt đã tăng lên tới 53 hộ. “Vì cư trú bất hợp pháp nên cư dân nơi đây không chỉ đối mặt với nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt, mà cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn khác. Chúng tôi mong chính quyền sớm hỗ trợ người dân đến nơi tái định cư mới để ổn định cuộc sống”- bà Hoa nói.

Đến 2025 sẽ an cư?

Trước thực trạng trên, để giải quyết những bất cập tại vùng bán ngập nước lòng hồ Cửa Đạt, năm 2016, UBND huyện Thường Xuân đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân. Đến ngày 16/6/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 6859 chỉ đạo UBND huyện Thường Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chu tăng cường quản lý nhân khẩu, đất đai, không để tình trạng phát sinh tăng hộ mới, không để người dân làm nhà trái quy định. Bên cạnh đó, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc buông lỏng quản lý nhân khẩu và đất đai. Giao UBND huyện Thường Xuân, Ban Dân tộc tỉnh và đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các hộ nhanh chóng quay về nơi ở cũ; phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng phương án hỗ trợ ổn định cuộc sống cho các hộ dân.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết về vấn đề trên, ông Hà Thanh Hắng - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân xác nhận: Sau khi thực hiện dự án di dân sống ven lòng hồ thủy điện Cửa Đạt, do quá khó khăn ở nơi ở mới, đã có tới 53 hộ dân buộc phải quay lại nơi cũ tìm kế sinh nhai. Các hộ dân này đã sống ở đây nhiều năm và 100% đều thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất khó khăn khi thu nhập chỉ đạt 5-10 triệu đồng/người/năm. Gần đây nhất là ngày 1/12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Liên quan đến vấn đề bố trí tái định cư cho người dân tại vùng lòng hồ, ông Lê Hoàng Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân cho biết: huyện đã quy hoạch 5ha đất tại khu Băng Lương, xã Yên Nhân (có vị trí nằm ở taluy dương đối diện với khu dân cư thôn Lửa ở hiện tại) để xây dựng khu tái định cư tập trung và cơ sở hạ tầng thiết yếu, như điện, nước, đường giao thông, nhà văn hóa, trường học… cho 53 hộ dân. Theo đó, đối với hộ ở nhà sàn, nhà không kiên cố được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ, đối với nhà cấp 4, nhà mái bằng được hỗ trợ 75 triệu đồng/hộ. “Hiện nay huyện đang tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai xây dựng. Dự kiến, chậm nhất là đến năm 2025 sẽ hoàn thành và bố trí cho các hộ dân đến nơi ở mới” - ông Cường cho biết thêm.