Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Bài tập giải phương trình, hệ phương trình môn Toán lớp 10

Giới thiệu chung về tài liệu

Bài tập giải phương trình, hệ phương trình môn Toán lớp 10 là tài liệu mà giáo viên Việt Nam gửi đến các bạn đọc ngày hôm nay. Đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chinh phục kiến thức và kĩ năng làm các bài tập nội dung này.

Khi lên lớp 10, ở môn Toán các em sẽ được tiếp cận một số phương pháp giải phương trình mới. Nếu như ở chương trình môn Toán lớp 9 các em được làm quen với phương pháp giải phương trình bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế. Vậy ở lớp 10, các em sẽ được tiếp cận phương pháp giải phương trình mới nào? Lượng kiến thức và dạng bài tập có gì khó khăn hơn không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nào.

Trước tiên là nhắc lại khái niệm về phương trình. Sau đó là các dạng bài tập liên quan.

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng bài tập toán về phương trình và hệ phương trình

Tài liệu chúng tôi chia sẻ ngày hôm nay gồm có các bài tập về các dạng được liệt kê dưới đây:

  • Dạng 1: Giải và biện luận phương trình ax+b=0
    Dạng 2:Xác định tham số để phương trình có nghiệm thoả mãn điều kiện
  • Dạng 3: Phương trình có chứa ẩn và trong dấu trị tuyệt đối.
  • Dạng 4: Hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn.

Có thể bạn quan tâm: Bài tập về xét dấu của tam thức bậc 2 môn Toán lớp 10

File đính kèm cuối bài là tài liệu lí thuyết và bài tập vận dụng của các dạng bài. Các em hãy tải về để học và ôn tập cho thật tốt nhé! Trên đây là một số lời giới thiệu của chúng tôi về tài liệu. Hy vọng bài viết và tài liệu sẽ hữu ích đối với các em.

Sưu tầm: Yến Nguyễn

Đánh giá post này

16:54:4225/09/2019

Vậy sang lớp 10, việc giải phương trình và hệ phương trình có gì mới? các dạng bài tập giải phương trình và hệ phương trình có 'nhiều và khó hơn' ở lớp 9 hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

» Đừng bỏ lỡ: Bài tập về xét dấu của Tam thức bậc 2, Bất phương trình bậc 2 và lời giải cực dễ hiểu

I. Lý thuyết về Phương trình và Hệ phương trình

1. Phương trình

a) Phương trình chứa biến x là một mệnh dề chứa biến có dạng: f(x) = g(x) (1).

- Điều kiện của phương trình là những điều kiện quy định của biến x sao cho các biể thức của (1) đều có nghĩa.

- x0 thỏa điều kiện của phương trình và làm cho (1) nghiệm đúng thì x0 là một nghiệm của phương trình.

 Hay, x0 là nghiệm của (1) ⇒ f(x0) = g(xo).

- Giải một phương trình là tìm tập hợp S của tất cả các nghiệm của phương trình đó.

- S = Ø thì ta nói phương trình vô nghiệm.

b) Phương trình hệ quả

• Gọi S1 là tập nghiệm của phương trình (1)

 S2 là tập nghiệp của phương trình (2)

 - Phương trình (1) và (2) tương đương khi và chỉ khi: S1 = S2

 - Phương trình (2) là phương trình hệ quả của phương trình (1) khi và chỉ khi S1 ⊂ S2

2. Phương trình bậc nhất

a) Giải và biện luận: ax + b = 0

° a ≠ 0: S = {-b/a}

° a = 0 và b ≠ 0: S = Ø

° a = 0 và b = 0: S = R

b) Giải và biện luận: ax + by = c

° a ≠ 0 và b ≠ 0: S = {x tùy ý; (c-ax)/b} hoặc S = {(c-by)/a; y tùy ý}

° a = 0 và b ≠ 0: S = {x tùy ý; c/b}

° a ≠ 0 và b = 0: S = {c/a; y tùy ý}

c) Giải và biện luận: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

° Quy tắc CRAMER, tính định thức:

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

- Cách nhớ gợi ý: Anh Bạn (a1b2 - a2b1) _ Cầm Bát (c1b2 - c2b1) _ Ăn Cơm ((a1c2 - a2c1)

° 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

° 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 và
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 

°

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 ⇒ PT có vô số nghiệm (giải a1x + b1y = c1)

II. Các dạng bài tập toán về giải phương trình, hệ phương trình

° Dạng 1: Giải và biện luận phương trình ax + b = 0

* Phương pháp:

- Vận dụng lý thuyết tập nghiệm cho ở trên

♦ Ví dụ 1 (bài 2 trang 62 SGK Đại số 10): Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m

a) m(x - 2) = 3x + 1

b) m2x + 6 = 4x + 3m

c) (2m + 1)x - 2m = 3x - 2.

♠ Hướng dẫn:

a) m(x – 2) = 3x + 1

 ⇔ mx – 2m = 3x + 1

 ⇔ mx – 3x = 2m + 1

 ⇔ (m – 3)x = 2m + 1 (*)

 + Nếu m – 3 ≠ 0 ⇔ m ≠ 3, PT (*) có nghiệm duy nhất: x = (2m+1)/(m-3).

 + Nếu m – 3 = 0 ⇔ m = 3, PT (*) ⇔ 0x = 7. PT vô nghiệm.

- Kết luận:

 m ≠ 3: S = {(2m+1)/(m-3)}

 m = 3: S = Ø

b) m2x + 6 = 4x + 3m

 ⇔ m2x – 4x = 3m – 6

 ⇔ (m2 – 4)x = 3m – 6 (*)

+ Nếu m2 – 4 ≠ 0 ⇔ m ≠ ±2, PT (*) có nghiệm duy nhất:

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

+ Nếu m2 – 4 = 0 ⇔ m = ±2

  Với m = 2: PT (*) ⇔ 0x = 0, PT có vô số nghiệm

  Với m =-2: PT (*) ⇔ 0x = -12, PT vô nghiệm

- Kết luận:

 m ≠ ±2: S = {3/(m+2)}

 m =-2: S = Ø

 m = 2: S = R

c) (2m + 1)x – 2m = 3x – 2

 ⇔ (2m + 1)x – 3x = 2m – 2

 ⇔ (2m + 1 – 3)x = 2m – 2

 ⇔ (2m – 2)x = 2m – 2 (*)

+ Nếu 2m – 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 1, PT (*) có nghiệm duy nhất: x = 1

+ Xét 2m – 2 = 0 ⇔ m = 1, PT (*) ⇔ 0.x = 0, PT có vô số nghiệm.

- Kết luận:

 m ≠ 1: S = {1}

 m = 1: S = R

♦ Ví dụ 2: Biện luận số nghiệm của phương trình sau theo m: m2(x-1) = 2(mx-2) (1)

♠ Hướng dẫn:

Ta có: (1) ⇔ m(m-2)x = (m-2)(m+2) (*)

◊ m ≠ 0 và m ≠ 2: (*) ⇔ 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

◊ m = 0: (*) ⇔ 0x=-4 (PT vô nghiệm)

◊ m = 2: (*) ⇔ 0x=0 (PT có vô số nghiệm, ∀x ∈ R)

- Kết luận:

 m ≠ 0 và m ≠ 2: S = {(m+2)/m}

 m = 0: S = Ø

 m = 2: S = R

♦ Ví dụ 3: Giải và biện luận số nghiệm của phương trình sau theo m: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (1)

♠ Hướng dẫn:

Ta có: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (*)

◊ m ≠ -4: (*) ⇔ 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 Điều kiện x ≠ ±1 ⇔ 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

◊ m = -4: (*) ⇔ 0x = 6 (PT vô nghiệm)

- Kết luận:

 m ≠ -4 và m ≠ -1: S = {(2-m)/(m+4)}

 m = -4 hoặc m = -1: S = Ø

° Dạng 2: Xác định tham số để phương trình có nghiệm thỏa điều kiện

* Phương pháp:

- Vận dụng lý thuyết ở trên để giải

♦ Ví dụ 1 (bài 8 trang 63 SGK Đại số 10): Cho phương trình 3x2 - 2(m + 1)x + 3m - 5 = 0

Xác định m để phương trình có một nghiệm gấp ba nghiệm kia. Tính các nghiệm trong trường hợp đó.

♠ Hướng dẫn:

Ta có: 3x2 – 2(m + 1)x + 3m – 5 = 0  (1)

 (1) có hai nghiệm phân biệt khi Δ’ = b'2 - a.c > 0

 ⇔ (m + 1)2 – 3(3m – 5) > 0

 ⇔ m2 + 2m + 1 – 9m + 15 > 0

 ⇔ m2 – 7m + 16 > 0

⇔ (m – 7/2)2 + 15/4 > 0 , ∀m

⇒ PT (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt, gọi x1,x2 là nghiệm của (1) khi đó theo Vi-et ta có:

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (I)

- Theo bài ra, phương trình có một nghiệm gấp ba nghiệm kia, giả sử x2 = 3x1, nên kết hợp với (I) ta có:

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

+ TH1 : Với m = 3, PT (1) trở thành: 3x2 – 8x + 4 = 0 có hai nghiệm x1 = 2/3 và x2 = 2 thỏa mãn điều kiện.

+ TH2 : m = 7, PT (1) trở thành 3x2 – 16x + 16 = 0 có hai nghiệm x1 = 4/3 và x2 = 4 thỏa mãn điều kiện.

- Kết luận: Để PT (1) có 2 nghiệm phân biệt mà nghiệm này gấp 3 lần nghiệm kia thì giá trị của m là: m = 3  hoặc m = 7.

♦ Ví dụ 2 : Tìm m để phương trình sau có nghiệm: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (1)

♠ Hướng dẫn:

TXĐ: x>2

- Ta có: (1) ⇔ 3x - m + x - 2 = 2x + 2m - 1

 ⇔ 2x = 3m + 1 ⇔ x = (3m + 1)/2

- Kết hợp điều kiện (TXĐ): x>2, yêu cầu bài toán được thỏa mãn khi: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Kết luận: Vậy khi m > 1, PT (1) có nghiệm x = (3m+1)/2.

° Dạng 3: Phương trình có chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối

* Phương pháp:

- Vận dụng tính chất:

 1)

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 

 2) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 3)

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 4)

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 5)

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

♦ Ví dụ 1 (bài 6 trang 62 SGK Đại số 10): Giải các phương trình sau

a) |3x - 2| = 2x + 3

b) |2x - 1| = |-5x - 2|

c) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

d) |2x + 5| = x2 + 5x + 1

♠ Hướng dẫn:

a) |3x - 2| = 2x + 3 (1)

- TXĐ: D = R.

+ Với x ≥ -3/2 bình phương 2 vế của (1) ta được:

 (3x - 2)2 = (2x + 3)2

 ⇔ (3x - 2)2 - (2x + 3)2 = 0

 ⇔ (3x - 2 - 2x - 3)(3x - 2 + 2x + 3) = 0

 ⇔ (x - 5)(5x + 1) = 0

 ⇔ x = 5 hoặc x = -1/5. (cả 2 nghiệm đều thỏa điều kiện x ≥ -3/2)

- Vậy PT có 2 nghiệm phân biệt.

b) |2x - 1| = |-5x - 2|

- Bình phương 2 vế ta được

 (2x - 1)2 = (-5x - 2)2

 ⇔ (2x - 1)2 - (-5x - 2)2 = 0

 ⇔ (2x - 1 + 5x + 2)(2x - 1 - 5x - 2) = 0

 ⇔ (7x + 1)(-3x - 3) = 0

 ⇔ x = -1/7 hoặc x = -1

- Vậy PT có 2 nghiệm phân biệt

c) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Điều kiện: x ≠ 3/2 và x ≠ -1. Quy đồng khử mẫu ta được

 (x - 1)|x + 1| = (2x - 3)(-3x + 1)

+ Với x ≥ -1, ta có:

 (x - 1)(x + 1) = (2x - 3)(-3x + 1)

 ⇔ x2 -1 = -6x2 + 11x - 3

 ⇔ 7x2 - 11x + 2 = 0

 ⇔ 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 hoặc 
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (2 nghiệm đều thỏa điều kiện)

+ Với x < -1, ta có:

 (x - 1)(-x - 1) = (2x - 3)(-3x + 1)

 ⇔ -x2 + 1 = -6x2 + 11x - 3

 ⇔ 5x2 -11x + 4 = 0

 ⇔ 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 hoặc 
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (2 nghiệm này đều KHÔNG thỏa điều kiện)

- Kết luận: PT đã cho có 2 nghiệm.

d) |2x + 5| = x2 + 5x + 1

+ Với x ≥ -5/2, ta có:

 2x + 5 = x2 + 5x + 1

 ⇔ x2 + 3x - 4 = 0

 ⇔ x = 1 (thỏa) hoặc x = -4 (loại)

+  Với x < -5/2, ta có:

  -2x - 5 = x2 + 5x + 1

 ⇔ x2 + 7x + 6 = 0

 ⇔ x = -6 (thỏa) hoặc x = -1 (loại)

- Vật PT có 2 nghiệm là x = 1 và x = -6.

♦ Ví dụ 2: Giải và biện luận phương trình: |2x - m| = 2 - x (1)

♠ Hướng dẫn:

 Ta có: (1) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

+) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

+) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Kết luận:

 m ≤ 4. PT (1) có 2 nghiệm: x = (m+2)/3 hoặc x = m - 2.

 m > 4: PT (1) vô nghiệm.

♦ Ví dụ 3: Giải và biện luận phương trình: |mx - 2| = |2x + m| (1)

♠ Hướng dẫn:

- Ta có: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

◊ Với PT: mx - 2  = 2x + m ⇔ (m - 2)x = m + 2 (2)

 m ≠ 2: PT (*) có nghiệm x = (m+2)/(m-2)

 m = 2: PT (*) trở thành: 0x = 4 (vô nghiệm)

◊ Với PT: mx - 2  = -2x - m ⇔ (m + 2)x = 2 - m (3)

 m ≠ - 2: PT (*) có nghiệm x = (2 - m)/(2 + m)

 m = -2: PT (*) trở thành: 0x = 4 (vô nghiệm)

- Ta thấy: m = 2 ⇒ x2 = 0; m = -2 ⇒ x1 = 0; 

- Kết luận: m ≠ ±2: (1) có 2 nghiệm là: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 m = 2: (1) có nghiệm x = 0

 m = -2: (1) có nghiệm x = 0

♥ Nhận xét: Đối vối giải PT không có tham số và bậc nhất, ta vận dụng tính chất 3 hoặc 5; Đối với PT có tham số ta nên vận dụng tính chất 1, 2 hoặc 4.

° Dạng 4: Hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn

* Phương pháp:

- Ngoài PP cộng đại số hay PP thế có thể Dùng phương pháp CRAMER (đặc biệt phù hợp cho giải biện luận hệ PT)

♦ Ví dụ 1 (bài 2 trang 68 SGK Đại số 10): Giải hệ phương trình:

a) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

b) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

♠ Hướng dẫn:

- Bài này chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp cộng đại số hoặc phương pháp thế, tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ vận dụng phương pháp định thức (CRAMER).

a) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Ta có: 

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Vậy hệ PT có nghiệm: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

b) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Ta có:

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
;
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

- Vậy hệ PT có nghiệm:

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

♦ Ví dụ 2: Giải biện luận hệ PT: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

♠ Hướng dẫn:

- Ta có:

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 - Khi đó: 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 (*)

+) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 Hệ có nghiệm:

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10

+) 

Các dạng toán hệ phương trình lớp 10
 

 Với m = 1: từ (*) ta thấy hệ có vô số nghiệm.

 Với m = -4: từ (*) ta thấy Hệ vô nghiệm.

Hy vọng với bài viết hệ thống lại các dạng bài tập toán và cách giải về phương trình và hệ phương trình ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.