Các dạng bài tập về vận tốc lớp 8 năm 2024

  1. Một học sinh đi xe đạp từ A đến B đúng dự kiến là 7 giờ. Nếu đi với tốc độ v1 = 10 km/h thì sẽ muộn so với dự định t1 = 4 phút. Nếu đi với v2 = 12 km/h thì sẽ đến sớm so với dự định t2 = 5 phút.
  1. Hỏi đi với tốc độ bao nhiêu sẽ đến đúng giờ dự kiến?
  1. Học sinh này đi với tốc độ v1 đến C rồi chuyển sang đi với tốc độ v2 thì cũng đến đúng giờ. Tìm khoảng cách AC.

ĐS: a) AB = 9 km và v = 10,8 km/h. b) AC =5 km.

  1. Hai người xuất phát đồng thời từ A đi về B với các tốc độ là v1 = 7 km/h và v2 = 9 km/h. Sau 30 phút thì có người thứ ba cũng xuất phát từ A đuổi theo hai người đi trước với tốc độ v3 = 10,5 km/h. Hỏi vị trí gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước cách nhau bao nhiêu?

ĐS: 21 km.

  1. Hai xe xuất phát đồng thời từ A đi về phía B. Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 40 km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc v2 = 60 km/h. Xe thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 và nửa thời gian sau với vận tốc v2.
  1. Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
  1. Biết khoảng cách AB là 150 km. Hỏi xe nào đến trước và trước bao lâu?
  1. Khi một xe về đến B thì xe kia còn cách B bao nhiêu?

ĐS: a) vI = 48 km/h và vII = 50 km/h. b) Xe II đến trước 5,5 phút. c) 4,4 km.

  1. Ba điểm A, B và C theo thứ tự nằm trên một đường thẳng (AB = BC = L). Từ điểm O nằm trong đoạn BC có hai viên bi đồng thời chuyển động với tốc độ không đổi về phía B và C. Các viên bi đi qua 3 điểm vào các thời điểm tA, tB và tC. Tìm:
  1. Tốc độ các viên bi.
  1. Thời điểm các viên bi xuất phát.
  1. Khoảng cách OA.

ĐS: a) v = L/(tA – tB);

  1. tO = (2tB + tC – tA)/2;
  1. OA = L(3tA – 2tB – tC)/2(tA – tB)

BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài 1: Hai thành phố A và B nối nhau bởi con đường dài 240 km trong đó có những đoạn phải hạn chế tốc độ có tổng chiều dài là x. Một xe đi từ A đến B với tốc độ 40 km/h trên những đoạn hạn chế tốc độ và với 60 km/h trên những đoạn đường còn lại. Khi từ B trở về A xe này đi với các tốc độ 45 km/h và 50 km/h trên các đoạn đường tương ứng. Tổng thời gian đi và về là 9 giờ 45 phút.

  1. Tìm x.
  1. Thời gian đi từ A đến B ít hơn thời gian khi trở về là bao lâu?

ĐS: a) x = 90 km. b) 15 phút.

Bài 2: Lúc 7 giờ Nam rời nhà đi xe đạp đến trường cách nhà 5 km thì mẹ Nam cũng bắt đầu đi bộ đến cơ quan. Nam đến cổng trường lúc 7 giờ 15 phút. Do quên lấy chữ ký vào sổ liên lạc nên Nam phải quay trở về. Trên đường về Nam gặp mẹ đang đi đến cơ quan, xin vội chữ ký rồi đạp xe đến trường thì bị muộn 5 phút. Giờ vào học là 7 giờ 30 phút. Cho tốc độ đạp xe của Nam và tốc độ của mẹ không đổi. Tìm tốc độ của mỗi người. Bỏ qua thời gian quay xe và dừng lại xin chữ ký.

ĐS: v1 = 20 km/h, v2 = 4 km/h.

Bài 3: Hai người xuất phát đồng thời từ A đi về B với các tốc độ là 7 km/h và 9 km/h. Sau 30 phút thì có người thứ ba cũng xuất phát từ A đuổi theo hai người đi trước. Vị trí gặp nhau của người thứ ba với hai người đi trước cách nhau là 21 km. Tìm tốc độ của người thứ ba.

Các dạng bài tập về vận tốc lớp 8 năm 2024

Trung Tâm Gia Sư Dạy Kèm Tài Năng Việt

https://giasudaykem.com.vn/tai-lieu-mon-vat-ly-lop-8.html

CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ THCS

A/ Tóm tắt kiến thức

  1. Chuyển động cơ học

Định nghĩa: CĐ cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác được chọn làm mốc.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta

thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.

  1. Vận tốc:

* Vận tốc đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động

* Công thức:

(1) - Là quãng đường đi được trong 1 giây

* Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của thời gian (t) và đơn vị của quãng đường (S); km/h; m/s.

* 1m/s = 3,6 km/h; 1Km/h = 0,28 m/s

* Vận tốc là đại lượng véctơ . Véc tơ vận tốc có

+ Gốc đặt tại vật

+ Phương trùng với phương chuyển động

+ Chiều trùng với chiều chuyển động

+ Chiều dài tỉ lệ với độ lớn:

  1. Chuyển động thẳng đều.
  1. Định nghĩa : Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó vật đi những quảng đường bằng

nhau bất kỳ thì mất khoảng thời gian là như nhau.

Trong chuyển động thẳng đều véc tơ vận tốc là không đổi cả về chiều và độ lớn.

b.Quảng đường chuyển động trong CĐ thẳng đều

Biểu thức: S = v.t .

Đồ thị:

Chú ý: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và hướng lên

  1. Tọa độ của vật chuyển động thẳng đều

Xét chuyển động thẳng đều của một vật trên đường thẳng AB.

Gắn vào đường thẳng AB một trục tọa độ 

ox . Có O tùy ý, phương trùng với AB, chiều tùy ý(Giả

thiết chọn là từ A đến B)

Giả sử tại thời điểm t=t0 vật đang ở vị trí M0 và có tọa độ x0. Từ đây vật chuyển động thẳng đều với

vận tốc v. Ở thời t bất kỳ vật ở vị trí Mt có tọa độ x.

Nhiệm vụ của vật lý là tìm một phương trình mô tả sự biến đổi tọa độ x của vật theo thời gian.

Phương trình đó gọi là phương trình tọa độ hay phương trình chuyển động của vật.